3. Ý nghĩa của đề tài
3.4.3. Ảnh hưởng của chất kích thích và chế phẩm kết quả giâm hom
Đẳng sâm bắc
hợp được đánh giá là nhân tố quan trọng nhất trong sự thành bại của công tác giâm hom. Tuy nhiên, mỗi loài cây chỉ phù hợp với một loại hóa chất ở một nồng độ nhất định, thậm chí cùng loại hóa chất và nồng độ nhưng phương pháp và thời gian xử lý cũng phải khác nhau mới mang lại hiệu quả cao cho sản xuất. Chính vì vậy mà chúng tối tiến hành nghiên cứu hiệu quả giâm hom thân cây Đẳng sâm bắc khi với 2 chất kích thích NAA và IBẠ Đây là 2 chất kích tổng hợp thường được xử dụng trong giâm hom các loài thực vật. Đồng nhất các yếu tố: loại hom, loại giá thể, chế độ tướị Kết quả thu được thể hiện trong bảng 3.14.
Bảng 3.14. Ảnh hưởng của các chất kích thích đến kết quả giâm hom cây Đẳng sâm bắc
Chất kích thích ra rễ (ppm) Số hom thí nghiệm Tỷ lệ hom sống (%) Tỷ lệ hom ra rễ (%) Số rễ TB/ hom (cái) Chiều dài rễ TB/hom (cm) Chỉ số ra rễ (lr) IBA 100 90 63,87 59,71 2,00 3,18 6,36 200 90 64,55 68,63 3,67 3,83 14,06 300 90 80,79 84,11 4,00 4,20 16,81 400 90 64,76 75,69 2,33 2,23 5,21 500 90 65,09 68,53 2,67 3,20 8,53 NAA 100 90 71,63 68,7 2,67 2,64 7,04 200 90 75,42 73,44 3,00 3,19 9,56 300 90 89,24 89,06 3,67 4,47 16,40 400 90 68,61 72,19 2,00 3,45 6,91 500 90 56,73 67,66 2,33 2,84 6,63 ĐC H2O 90 8,55 6,83 1,33 1,72 2,29
Kết quả bảng 3.14 cho thấy các chất kích thích ra rễ có ảnh hưởng đến kết quả nhân giống cây Đẳng sâm bắc bằng phương pháp giâm hom, cho tỉ lệ ra rễ của hom giâm cao hơn rất nhiều so với công thức đối chứng không sử
dụng thuốc. Các chất kích thích và nồng độ khác nhau ảnh hưởng khác nhau đến tỉ lệ ra rễ, số lượng và chất lượng rễ khi giâm giâm hom.
Đối với IBA tỉ lệ hom sống, tỷ lệ hom ra rễ cao nhất ở CT3 là 80,79%; 84,11% đối với công thức nồng độ 300ppm và thấp nhất ở công thức nồng độ 100ppm với tỷ lệ hom sống, hom ra rễ lần lượt là 63,87%; 59,71%. Đối với NAA tỉ lệ hom sống, tỷ lệ hom ra rễ cao nhất là 89,24% và 89,06% với nồng độ 300ppm và thấp nhất ở công thức nồng độ 500ppm với tỷ lệ hom sống, hom ra rễ lần lượt là 56,73%; 67,66%. Đối với công thức đối chứng tỷ lệ hom sống, tỷ lệ hom ra rễ rất thấp lần lượt là 8,55% và 6,83%.
Hình 3.19. Biểu đồ tỷ lệ hom sống và tỷ lệ hom ra rễ
Qua hình 3.19 cho thấy tỷ lệ hom sống ở công thức NAA300 là cao nhất (89,24%), tiếp theo là công thức IBA300 (84,11%) và thấp nhất là công thức đỗi chứng 8,55%. Đối với tỷ lệ hom ra rễ cao nhất công thức NAA300 (89,06%), tiếp đó là công thức IBA300 (80,79%) và thấp nhất ở công thức đối
Đề tài tiến hành nghiên cứu số rễ trung bình trên hom của từng công thức thí nghiệm. Sau thời gian theo dõi kết quả được thể hiện tại hình 3.20 dưới đâỵ
Qua hình 3.20 cho thấy đối với IBA số rễ trung bình trên hom cao nhất là 4,00 cái đối với công thức nồng độ 300ppm và giảm dần ở các nồng độ 200ppm, 500ppm, 400ppm và 100ppm. Đối với NAA số rễ trung bình trên hom cao nhất là 3,67 cái với nồng độ 300ppm và giảm dần ở các công thức nồng độ 200ppm, 100ppm, 500ppm và 400ppm. Đối với công thức đối chứng số rễ trung bình trên hom là 1,33 cáị
Hình 3.20. Biểu đồ số rễ trung bình/hom
Khả năng phát triển của bộ rễ đối với hom giâm là chỉ số quan trọng đánh giá sự tác động của chất kích thích có ảnh hưởng đến hay không. Kết quả nghiên cứu ảnh hưởng các chất lích thích đến khả năng phát triển chiều dài của rễ được thể hiện ở hình 3.21 dưới đâỵ
Hình 3.21. Biểu đồ chiều dài rễ trung bình/hom
Kết quả nghiên cứu chiều dài trung bình của rễ trên hom tại hình 3.21 cho thấy chiều dài rễ trung bình trên hom đối với IBA cao nhất là 4,67 cm ở công thức nồng độ 300 ppm và giảm dần ở các nồng độ 200 ppm, 100 ppm, 500 ppm và 400 ppm. Đối với NAA chiều dài rễ trung bình trên hom cao nhất là 4,97 cm với nồng độ 300 ppm và lần lượt giảm dần ở các công thức nồng độ 400 ppm, 200 ppm, 500 ppm và 100 ppm. Đối với công thức đối chứng số rễ trung bình trên hom là 1,91.
Qua phân tích phương sai một nhân tố bằng phần mềm Excell (xem ở phụ lục) cho thấy Fthực nghiệm = 2.618264 < F0.5 = 3.31583. Như vậy giữa các công thức có sự sai khác rõ rệt, hay nói cách khác giâm hom trên các công thức chất kích thích và nồng độ khác nhau cho kết quả ra rễ cũng khác nhau và công thức NAA300 cho số rễ cao hơn.
Hình 3.22. Biểu đồ biểu diễn chỉ số ra rễ
Ảnh hưởng các chất kích đến các chỉ số ra rễ thông qua các công thức thí nghiệm tại hình 3.22 cho thấy mỗi công thức được đo đếm và tính toán cụ thể chỉ số ra rễ. Kết quả nghiên cứu cho thấy chỉ số ra đối với IBA cao nhất là 16,81 ở công thức nồng độ 300ppm và giảm dần ở các nồng độ 200ppm, 500ppm, 100ppm và 400ppm. Đối với NAA chỉ số ra rễ cao nhất là 16,40với nồng độ 300ppm và lần lượt giảm dần ở các công thức nồng độ 200ppm, 100ppm, 400ppm và 500ppm.
Như vậy đối với loại thuốc kích thích ta thấy thí nghiệm bổ sung thuốc kích thích NAA với các công thức nồng độ đều có số hom ra rễ của hom giâm đạt mức trung bình cao hơn các công thức đối chứng. Mặt khác với công thức nồng độ 300ppm cũng cho số hom ra rễ của hom giâm cao hơn các công thức nồng độ còn lạị Như vậy NAA với nồng độ 300 ppm là phù hợp hơn cho tỉ lệ ra rễ và số lượng rễ cao nhất.