Phương pháp tham vấn cộng đồng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu ảnh hưởng của hạn hán đến sử dụng đất nông nghiệp tại huyện quế sơn, tỉnh quảng nam (Trang 36)

2. Mục tiêu của đề tài

2.3.5. Phương pháp tham vấn cộng đồng

Sau khi hoàn thành việc xây dựng bản đồ hiện trạng hạn hán,tác giả đã tiến hành tham vấn cộng đồng các xứ đồng xảy ra hiện tượng hạn hán nhằm so sánh và đối chiếu giữa bản đồ hiện trạng hạn hán và tình hình hạn hán thực tế tại vùng nghiên cứu. Từ đó, có những điều chỉnh để bản đồ hiện trạng hạn hán phản ánh chính xác tình hình hạn hán tại vùng nghiên cứu.

CHƯƠNG 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 3.1. Khái quát điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội của huyện Quế Sơn

3.1.1. Điều kiện tự nhiên

3.1.1.1. Vị trí địa lý

Quế Sơn là huyện trung du của tỉnh Quảng Nam. Tổng diện tích tự nhiên của

huyện 251,17 km2, nằm cách thành phố Tam Kỳ 30 km về phía Tây Bắc, cách thành

phố Đà Nẵng 40 km về phía Tây Nam. Có tọa độ địa lý:

- Từ 150 38’25’’- 150 49’51’’ vĩ độ Bắc; - Từ 1080 06’58’’- 1080 20’51’’ kinh độ Đông.

Việt Nam Tỉnh Quảng Nam Huyện Quế Sơn

Hình 3.1. Sơ đồ vị trí huyện Quế Sơn

Nguồn: Phòng Tài nguyên và Môi trường huyện Quế Sơn

Ranh giới hành chính được xác định như sau:

- Phía Bắc giáp : huyện Duy Xuyên;

- Phía Nam giáp : huyện Hiệp Đức;

- Phía Đông giáp : huyện Thăng Bình;

Toàn huyện có 14 đơn vị hành chính, bao gồm các xã: Quế Xuân 1, Quế Xuân 2, Quế Phú, Quế Cường, Phú Thọ, Quế Thuận, Quế Hiệp, Quế Châu, Quế Minh, Quế An, Quế Phong, Quế Long, Hương An và thị trấn Đông Phú.

3.1.1.2. Địa hình, địa mạo

Địa hình Quế Sơn có trên 60% diện tích là vùng trung du, miền núi, phía Tây có các dãy núi cao, vùng đồng bằng nhỏ hẹp ở phía Đông và xen kẽ giữa các khu vực đồi núi.

Hình 3.2. Mô hình số độ cao huyện Quế Sơn

Nguồn: Phòng Tài nguyên và Môi trường huyện Quế Sơn

Nhìn chung, địa hình phân bố thấp dần từ Tây sang Đông, về mùa mưa sẽ gây ra hiện tượng xói mòn đất và thoái hóa đất. Còn lại địa hình gò đồi và đồng bằng, với địa hình này luôn được phù sa bồi đắp nên thích hợp cho sản xuất nông nghiệp. Tuy nhiên, một số nơi thường bị vùi lấp, cuốn trôi vào mùa mưa lũ, gây nhiều khó khăn trong quá trình sản xuất [16].

3.1.1.3. Khí hậu

Khu vực huyện Quế Sơn có các chỉ số khí hậu đặc trưng như sau: - Nhiệt độ trung bình: 250C

- Lượng mưa trung bình cả năm: 2620 mm - Độ ẩm không khí trung bình: 85%. - Lượng bốc hơi trung bình: 900 mm. - Gió, bão:

+ Gió mùa Đông Bắc: hoạt động từ tháng 10 đến tháng 3 năm sau, mang theo không khí lạnh và mưa phùn.

+ Gió mùa Đông Nam: hoạt động từ tháng 4 đến tháng 9, thời tiết mát mẻ; tháng 6, 7 thường có gió Tây Nam (gió lào) khô nóng.

+ Bão thường xuất hiện từ tháng 8 đến tháng 11, xuất hiện kèm theo mưa lớn gây lũ lụt.

3.1.1.4. Thủy văn

Trên địa bàn có 2 con sông chảy qua: sông Bà Rén (Quế Xuân 1) dài 6,5 km, sông Ly Ly dài 37 km.

Sông Ly Ly xuất phát từ các xã phía Tây của huyện chảy về, lưu lượng mùa mưa lớn, ngược lại mùa nắng lại cạn kiệt

Ngoài ra có nhiều khe suối nhỏ phân bố rải rác trên địa bàn và có các hồ thủy lợi: hồ An Long, hồ Hố Giang...vừa cung cấp nước sản xuất, sinh hoạt vừa có khả năng phát triển du lịch sinh thái.

Hình 3.3. Hồ Hố Giang

Nguồn: Ảnh chụp thực địa 3.1.1.5. Các nguồn tài nguyên

a. Tài nguyên đất

Theo bản đồ thổ nhưỡng huyện Quế Sơn được lập năm 1978 bởi Viện Quy hoạch và Thiết kế nông nghiệp (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn), hiện nay trên địa bàn huyện Quế Sơn có các loại đất sau:

- Nhóm đất cát: Diện tích 2.628 ha, chiếm 10,46% tổng diện tích tự nhiên, tập trung ở các xã Quế Phú, Quế Xuân, Quế Cường và rải rác ven các sông. Thành phần cơ giới cát thô, đất có màu xám trắng, trắng vàng, phân bổ ở nhiều cấp địa hình.

- Đất phù sa được bồi hàng năm (Pb): diện tích 3.198 ha, chiếm 12,74% diện tích tự nhiên, phân bố dọc hầu hết ven sông thuộc các xã Quế Phú, Quế Xuân. Đất được bồi hằng năm, thành phần cơ giới của đất từ cát pha đến thịt nhẹ, tầng dày từ 70-100 cm. Đất được bồi đắp hằng năm nên phẩu diện chưa phân tán, thường có màu vàng, nâu vàng. Đất có độ phì tốt, rất thuận lợi cho các loại cây hằng năm nhất là thích nghi với cây trồng lúa nước.

- Đất phù sa glây: có diện tích khoảng 650 ha, chiếm 2,58% diện tích tự nhiên, tập trung ở các xã Quế Phú, Quế Xuân 1. Loại đất này tập trung ở những nơi có địa hình tương đối bằng và dọc 2 bờ sông Ly Ly. Thành phần cơ giới thịt nhẹ đến trung bình, glây trung bình mạnh từ 0 – 30cm, tầng dày >100cm. Loại đất này ít gây hại cho cây trồng, hàm lượn dinh dưỡng tương đối thích hợp. Tuy nhiên loại đất này có độ phèn gây ảnh hưởng đến sinh trưởng và phát triển của cây.

- Đất phù sa có tầng loang lỗ đỏ vàng: có diện tích khoảng 156,25 ha, chiếm 0,62% diện tích tự nhiên. Tập trung ở xã Quế Phú, loại đất này tập trung ở nơi có địa hình cao. Thành phần cơ giới thịt trung bình, tầng dày >100 cm, hàm lượng dinh dưỡng thích hợp cho trồng cây ăn quả và cây lâu năm.

- Đất phù sa ngoài sông, suối (Py): diện tích 281,25 ha, chiếm 1,11% diện tích tự nhiên. Loại đất này tập trung ở nơi có địa hình bằng và phân bố dọc sông Ly Ly. Thành phần cơ giới thịt nhẹ, tầng dày >100 cm, thành phần g lây từ trung bình đến mạnh, có độ sâu >30 cm. Đất được hình thành chủ yếu do nguồn phù sa sông, suối bồi đắp. Loại đất này đang được khai thác trồng cây nông nghiệp hằng năm.

- Đất bạc màu trên lũ tích: có diện tích 143,75 ha, chiếm 0,57% diện tích tự nhiên. Tập trung ở xã Quế Minh, thành phần cơ giới cát pha, tầng dày >100 cm. Độ dốc 30 - 80. Loại đất này thích hợp trồng các loại cây màu.

- Đất đỏ vàng trên Macma axit: diện tích 360 ha, chiếm 0,44%. Đất có ở khu vực núi cao, khí hậu lạnh và ẩm hơn vùng thấp. Tầng đất mỏng khoảng 120-150 cm, hàm lượng mùn trong đất khá cao; có mùn vàng, phản ứng chua; ở địa hình cao dốc nên xói mòn mạnh.

- Đất vàng trên đá Macmaaxit (Fa): đây là loại đất chiếm tỷ lệ lớn nhất trong cơ cấu thổ nhưỡng, diện tích 12.625,5 ha, chiếm 50,26% diện tích tự nhiên, tập trung nhiều ở các xã Phú Thọ, Quế Hiệp, Quế An, Quế Thuận. Nhóm đất này là sản phẩm phong hóa của các loại đá macma axit và đá biến chất. Đất đỏ vàng là sản phẩm đặc trưng của quá trình feralit, thường có màu đỏ vàng hay vàng. Thành phần cơ giới thịt nhẹ đến trung bình, tầng dày thây đổi theo địa hình, độ dốc 150-200.

- Đất đỏ vàng trên đá phù sa cổ: có diện tích 2.141,25 ha, chiếm 8,52% diện tích tự nhiên. Tập trung ở các xã Quế Phong, Quế Long, Quế Minh. Thành phần cơ

giới thịt trung bình, tầng dày > 50 cm, độ dốc phân cấp theo địa hình. Đất được hình thành trên mẫu phù sa cổ, đất có màu vàng, lớp mùn tầng mặt trung bình hoặc nghèo. Loại đất này phù hợp cho sản xuất nông nghiệp, nhất là cây màu và cây ăn quả.

- Đất xám: diện tích 3.126 ha, chiếm tỷ lệ 12,44% diện tích tự nhiên, tập trung nhiều ở các xã Quế Xuân, Quế Cường, Quế Hiệp, Quế Châu, thị trấn Đông Phú.

Thành phần cơ giới cát pha thịt nhẹ, phân bố nơi có độ dốc phổ biến dưới 150, những

nơi có độ dốc lớn nên thuận lợi cho phát triển lâm nghiệp.

- Đất dốc tụ: diện tích 161 ha, chiếm 0,64% diện tích tự nhiên, phân bố nhiều nhất ở xã Quế Hiệp. Đất được hình thành từ sản phẩm tích đọng của quá trình bào mòn vùng cao xuống vùng trũng. Phẫu diện hỗn tạp, ít phân hóa, đất có màu xám hoặc xám đen. Thành phần cơ giới cát pha đến thịt nhẹ và thịt trung bình, có glây ở độ sâu > 30 cm. Tỷ lệ kết viên từ 10 - 30% ở độ sâu > 50 cm. Đất thường có phản ứng chua. Hiện nay, đất đang được sử dụng trong sản xuất nông nghiệp.

Đất đai địa bàn huyện Quế Sơn nằm trên nền đá granit đã bị phân hóa, chủ yếu thuộc nhóm đất đỏ vàng, phân bố trên địa hình có độ dốc cao nên quá trình bào mòn, rửa trôi diễn ra mạnh. Điều kiện thổ nhưỡng, độ dốc ít thuận lợi cho sản xuất nông nghiệp, cần phải lựa chọn cây trồng, vật nuôi phù hợp để có hiệu quả cao, nên chú trọng đến sản xuất lâm nghiệp.

Hình 3.4. Bản đồ thổ nhưỡng huyện Quế Sơn

Nguồn: Phòng Tài nguyên và Môi trường huyện Quế Sơn b. Tài nguyên nước

* Nguồn nước mặt

Hiện có 2 sông chính chảy qua địa bàn huyện là sông Bà Rén và sông Ly Ly, bên cạnh đó là mạng lưới các khe suối, là nguồn nước mặt chủ yếu cung cấp cho sản

xuất nông nghiệp trên địa bàn huyện. Ngoài nguồn nước mặt từ mạng lưới các sông suối trên địa bàn huyện còn có nhiều ao hồ, đập chứa nước phân bố ở các xã như hồ An Long, hồ Hố Giang.

* Nguồn nước ngầm

Hiện nay chưa có tài liệu báo cáo thăm dò trữ lượng nước trong lòng đất; theo khảo sát thực tế, mực nước ngầm ở độ sâu trung bình từ 7-11 m, thay đổi theo địa hình, trữ lượng khá. Nguồn nước ngầm có chất lượng đảm bảo, phục vụ cho người dân ở khu vực vùng thấp và vùng trung. Nước trong lòng đất là tài nguyên cần được quan tâm về trữ lượng, chất lượng và về lâu dài cần có quy hoạch khai thác sử dụng nguồn nước ngầm một cách hợp lý.

Về cấp nước sản xuất, do địa hình trung du, miền núi phức tạp, đồng ruộng manh mún nên việc đầu tư xây dựng, khai thác các công trình thủy lợi quy mô lớn rất khó khăn, tốn kém. Cho nên, chỉ có thể dựa vào mật độ sông suối tương đối dày để đầu tư, xây dựng các công trình thủy lợi vừa và nhỏ để phục vụ sản xuất.

c. Tài nguyên rừng

Nằm trong khu vực nhiệt đới ẩm gió mùa nên rừng của huyện Quế Sơn xanh tốt quanh năm, là nơi giao lưu của nhiều luồng thực vật với nhiều chủng loại đặc trưng như gõ, kiền kiền, chò, dỗi,... Qua 2 cuộc chiến tranh, rừng Quế Sơn bị tàn phá nặng nề, cộng thêm nạn khai thác rừng quá mức nhiều năm qua đã làm cho rừng ngày càng cạn kiệt. Theo số liệu thống kê 2012, diện tích đất lâm nghiệp của huyện là 10.552,22 ha, chiếm 42% tổng diện tích đất tự nhiên toàn huyện, trong đó đất rừng phòng hộ 3.329,8 ha, đất rừng sản xuất 7.222,42 ha.

Hiện nay, rừng huyện Quế Sơn chủ yếu là rừng trung bình, rừng nghèo, rừng non. Yêu cầu đặt ra là cần tiếp tục đẩy mạnh khoanh nuôi, tái sinh, nâng tỷ lệ che phủ rừng; đi đôi với khai thác, sử dụng cần đặc biệt chú trọng bảo vệ, tái tạo tài nguyên rừng để bảo vệ môi trường, đảm bảo phát triển bền vững.

d. Tài nguyên khoáng sản

Tài nguyên khoáng sản sẽ góp phần đáng kể vào phát triển kinh tế của huyện nói riêng và tỉnh Quảng Nam nói chung. Hoạt động khai thác, chế biến khoáng sản đã đem lại cho người dân có thêm thu nhập, giải quyết việc làm cho một bộ phận lao động, tạo nguồn thu cho ngân sách Nhà nước và thúc đẩy công nghiệp và dịch vụ phát triển. Nhưng quy mô và trữ lượng khoáng sản hiện có là không nhiều nên cần có sự quản lý khai thác một cách chặt chẽ nhằm tiết kiệm tài nguyên cũng như giảm thiểu các tác động tiêu cực đến môi trường.

3.1.1.6. Đánh giá chung về điều kiện tự nhiên a. Thuận lợi, tiềm năng

Điều kiện tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên có những thuận lợi như sau:

* Vùng phía Đông hội đủ các yếu tố cần thiết cho việc hình thành vùng kinh tế năng động: Nằm ở vị trí trung điểm giao lưu các vùng, có địa hình cao ráo, bằng phẳng, chịu ảnh hưởng mạnh mẽ từ sức hút của các vùng Đà Nẵng, Tam Kỳ - Chu Lai, vùng kinh tế ven biển.

* Vùng Trung và Tây Quế Sơn

- Có tiềm năng khoáng sản: đá granit, cao lanh,...

- Có các danh lam thắng cảnh: suối Tiên, suối Nước Mát và nhiều danh lam thắng cảnh khác…tạo điều kiện thuận lợi phát triển ngành du lịch.

b. Khó khăn, hạn chế

- Địa hình trung du, miền núi cao chiếm hơn 60%, cho nên rất khó khăn cho việc đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng và phát triển so với các huyện tiếp giáp về phía đông, phía Bắc của huyện.

- Địa hình gò đồi kéo dài từ Tây sang Đông khó khăn cho việc bố trí sản xuất cũng như hoạch định các chiến lược phát triển.

3.1.2. Điều kiện kinh tế - xã hội

3.1.2.1. Thực trạng phát triển các ngành kinh tế a. Sản xuất nông, lâm nghiệp

Năm 2016, mặc dù thời tiết không thuận lợi nhưng với sự tập trung chỉ đạo quyết liệt của các cấp ủy, chính quyền từ huyện đến cơ sở, sự nổ lực của bà con nông dân, nên sản xuất nông nghiệp năm 2016 đạt được kết quả tích cực.

Trồng trọt: tổng diện tích gieo trồng cây lương thực có hạt 7.245,2 ha/ 7.245 ha, đạt 100% KH; với tổng sản lượng 34.744,3 tấn/36.000 tấn, đạt 96,51% KH, giảm 12%so với năm 2015 (39.473,7tấn). Trong đó: Diện tích lúa cả năm 6.794,2 ha/6.580 ha đạt 103,3% KH, năng suất bình quân 47,6 tạ/ha, giảm 5,7 tạ so với năm 2015; sản lượng 32.348,9 tấn, giảm 12,2% so với năm 2015, các loại cây trồng khác có năng suất và sản lượng đạt khá. Công tác khuyến nông – khuyến lâm và Chương trình sản xuất được thực hiện thường xuyên, đem lại hiệu quả. Công tác quản lý vật tư, giống cây trồng, vật nuôi, thuốc bảo vệ thực vật, thú y, thức ăn chăn nuôi được kiểm soát. Tiếp tục triển khai kế hoạch thực hiện tái cơ cấu ngành nông nghiệp theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững đến năm 2020.

Chăn nuôi: trong năm 2016, tình hình chăn nuôi ổn định, không xảy ra các loại dịch bệnh. Công tác tiêm vắc xin phòng bệnh cho đàn vật nuôi được triển khai tích cực. Chỉ đạo các địa phương tiếp tục triển khai kế hoạch thực hiện đề án phát triển chăn nuôi trên địa bàn huyện giai đoạn 2014-2020. Phát huy hiệu quả hoạt động của 02 khu giết gia súc mổ tập trung tại thị trấn Đông Phú và Hương An; công tác kiểm dịch động vật, kiểm soát giết mổ được thực hiện thường xuyên. Tổ chức khảo sát, chọn vị trí xây dựng khu giết mổ gia súc tập trung tại thôn Phú Lộc, xã Quế Xuân 2.

Thực hiện chuyển đổi 330 ha cây trồng đối với diện tích đất lúa không chủ động nước tưới trong năm 2016. Công tác dồn điền, đổi thửa được triển khai tích cực, hệ thống kênh mương nội đồng được cải tạo, đồng ruộng được chỉnh trang; hỗ trợ và khuyến khích nhân dân mua sắm các phương tiện cơ giới phục vụ sản xuất nông nghiệp. Thực hiện tốt công tác quản lý, điều hành nguồn nước tại các công trình thủy lợi, thực hiện kiên cố hóa kênh mương đảm bảo nước phục vụ sản xuất nông nghiệp. Tổ chức tổng kết công tác PCTT&TKCN trên địa bàn huyện năm 2015, triển khai kế hoạch năm 2016. Kinh tế HTX có bước phát triển khá, tạo cơ hội giải quyết việc làm và nâng thu nhập cho xã viên.

Về lâm nghiệp, kinh tế vườn- kinh tế trang trại có chuyển biến tích cực, góp phần giải quyết việc làm, cải thiện đời sống nhân dân. Thực hiện tốt công tác quản lý,

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu ảnh hưởng của hạn hán đến sử dụng đất nông nghiệp tại huyện quế sơn, tỉnh quảng nam (Trang 36)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(102 trang)