Đối với hệ thống thủy lợi

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu ảnh hưởng của hạn hán đến sử dụng đất nông nghiệp tại huyện quế sơn, tỉnh quảng nam (Trang 94 - 95)

2. Mục tiêu của đề tài

3.5.1. Đối với hệ thống thủy lợi

- Duy tu, bảo dưỡng, sữa chữa thường xuyên các công trình hiện trạng để ổn định diện tích tưới. Tiến hành bê tông hóa hệ thống kênh mương, mở rộng hệ thống kênh mương dẫn nước về các vùng sản xuất.

- Xây dựng mới các công trình hồ chứa, đập dâng, trạm bơm thích hợp để tăng diện tích tưới. Xây dựng kênh mương dẫn nước về vùng sản xuất từ các hồ chứa nước lớn như Hồ Phú Ninh, Hồ Việt An, Hồ Giang…Việc xây dựng thêm hay mở rộng thêm các hồ chưa cần có sự tính toán cụ thể, tránh hiện tượng xây dựng nhưng không có lượng nước để chứa hoặc chỉ để phục vụ một diện tích nhỏ.

- Đắp các đập tạm, gom nước để bơm tưới chống hạn tại các khe, suối nhỏ ở các địa phương có điều kiện như: đồng Cung, đồng Quýt (Q.Hiệp), Suối Đụng, Sông

Vực (Q.Thuận, Phú Thọ), Sông Vệ, Sông Tiềm (Q.An, Q.Minh), Sông Con, Hố Hụng (Thị trấn Đông Phú) ....

- Sẵn sàng lắp các trạm bơm dầu dã chiến để tận dụng nguồn nước từ các sông, suối, mương tiêu, ao, hồ, đầm …bơm tưới phục vụ chống hạn; sửa chữa, gia cố đập dâng, đập thời vụ để phục vụ công tác chống hạn ở các địa phương.

- Diện tích nông nghiệp ở vùng cao, vùng sâu, vùng xa như xã Quế Hiệp, xã Quế Long, xã Quế An có địa hình phức tạp không thể xây dựng công trình thủy lợi thì tận dụng các nguồn nước như sông, suối, nước mưa, nước ngầm. Ngoài ra, đối với vùng này cần quy hoạch lại các loại cây trồng đầu nguồn nước tránh gây ảnh hưởng đến nguồn nước ở các xã thấp hơn.

- Phát huy vai trò các nhóm, đội khoán đồng (thủy nông), thường xuyên nạo vét, kênh mương nội đồng đặc biệt là trước khi vào vụ sản xuất, chủ động lấy nướcđể đảm bảo lượng nước cho các cánh đồng.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu ảnh hưởng của hạn hán đến sử dụng đất nông nghiệp tại huyện quế sơn, tỉnh quảng nam (Trang 94 - 95)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(102 trang)