2. Mục tiêu của đề tài
3.3.2. Thực trạng hế thống thủy lợi tại huyện Quế Sơn
Trên địa bàn có 2 con sông chảy qua gồm sông Bà Rén (Quế Xuân 1) dài 6,5 km và sông Ly Ly dài 37 km là một nhánh của sông Thu Bồn. Sông Ly Ly xuất phát từ các xã phía Tây của huyện chảy về, lưu lượng mùa mưa lớn, ngược lại mùa nắng lại cạn kiệt.
Ngoài ra, có nhiều khe suối nhỏ phân bố rải rác trên địa bàn và có các hồ thủy lợi: hồ Giang, hồ Quế Hiệp, hồ Cây Thông...vừa cung cấp nước sản xuất, sinh hoạt vừa có khả năng phát triển du lịch sinh thái. Hệ thống công trình thủy lợi trên địa bàn huyện Quế Sơn khá phong phú.
Hình 3.20. Bản đồ thủy văn huyện Quế Sơn, tỉnh Quảng Nam
Bảng 3.6. Hệ thống công trình thủy lợi huyện Quế Sơn Chỉ tiêu Năm 2011 2012 2013 2014 2015 2016 1. Hồ đập thủy lợi Số lượng (hồ) 8 8 8 8 8 8 Năng lực (1000m3) 13.500 13.500 13.500 13.500 13.500 13.500
Diện tích tưới tiêu (ha) 610 610 918 918 918 918
2. Trạm bơm
Số lượng (trạm) 20 20 21 24 26 26
Số máy bơm (máy) 38 38 40 46 50 50
Tổng công suất (m3/h) 3.420 3.420 3.600 4.320 4750 4750
3. Kênh mương thủy lợi
Tổng chiều dài (mét) 272.815 274.115 276.310 277.120 278.350 279.365
Trong đó: Bê tông hóa (m) 126,350 130,610 145,078 156,270 181.257 193.054
Nguồn: Niên giám thống kê huyện Quế Sơn năm 2016
Tính đến năm 2016, toàn huyện có 08 hồ chứa nước lớn nhỏ nằm rải rác ở các
địa phương với tổng lượng nước hữu ích gần 13,5 triệu m3; 26 trạm bơm với công suất
mỗi máy từ 4.750 m3/h; 50 đập dâng (có 26 đập bồi, thời vụ) và hệ thống kênh tưới
thuộc công trình Hồ chứa nước Phú Ninh (huyện Phú Ninh) và Việt An (huyện Hiệp Đức), tổng chiều dài kênh mương tưới của các công trình thủy lợi hiện có 279,365 km. Các hệ thống công trình thủy lợi phục vụ tưới được gần 82,14% diện tích đất lúa và 5,98% diện tích đất màu, đầu tư kiên cố hóa được 193,054 km kênh mương đạt 69,10%. Tuy nhiên, diện tích tưới chủ động đảm bảo thường xuyên, an toàn chỉ đạt khoảng 70% do có nhiều hệ thống công trình hồ, đập, trạm bơm xuống cấp.
Nhìn chung: hệ thống thủy lợi của huyện cơ bản đáp ứng được nhu cầu sản xuất. Tuy nhiên, tỷ lệ kiên cố hóa kênh mương chưa cao, các công trình thủy lợi xuống cấp làm hạn chế đến khả năng phát triển ngành nông nghiệp trên địa bàn huyện.
Bên cạnh đó, hệ thống thoát nước trên địa bàn huyện chưa được đầu tư đồng bộ, chỉ có đoạn cống thu nước mưa dọc trục đường chính khu vực trung tâm huyện và dọc trục đường quốc lộ 1A đoạn qua xã Hương An. Các khu vực làng xóm, đồng ruộng tại các xã nước mưa tự chảy theo địa hình tự nhiên từ chỗ cao xuống chỗ thấp theo các mương tiêu ra đồng ruộng, ra sông. Các tuyến mương cống được xây dựng chủ yếu để thoát nước mưa, chưa có hệ thống thoát nước thải, nước thải khu vực dọc mương thoát nước hiện có thoát chung với nước mưa, còn các khu vực dân cư còn lại, các chuồng trại chăn nuôi nước thải tự thấm hoặc chảy ra mương rãnh tự nhiên.