Tổng quan kết quả nghiên cứu ở trong nước

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) khả năng sinh trưởng, sản xuất thịt của bò lai f1 ( blanc bleu belge x ♀ lai sind) nuôi tại trại bò minh anh, tỉnh phú thọ (Trang 29 - 34)

Các giống bò chuyên dụng thịt đã được nhập vào nước ta nhằm lai tạo cải tạo giống bò địa phương. Năng suất và chất lượng thịt của con lai hơn hẳn so với các giống bò địa phương. Có rất nhiều công thức lai giống giữa các giống bò chuyên thịt với các giống bò địa phương ở các mức độ di truyền khác nhau. Mục đích của lai tạo là tạo ra con lai có nhiều ưu điểm mới, nâng cao tầm vóc và khả năng cho thịt, cải thiện chất lượng thịt của các thế hệ lai trong khi vẫn giữđược những ưu thế về khả năng chịu đựng, tính thích nghi cao của các giống địa phương.

1.2.2.1. Nghiên cứu lai tạo nâng cao khả năng cho thịt và chất lượng thịt bò

Một trong những biện pháp nhằm nâng cao khả năng sản xuất thịt trong ngành chăn nuôi bò thịt đang được áp dụng ở nước ta là lai kinh tế giữa bò chuyên dụng thịt với bò nội trong nước. Mục đích là nâng cao tầm vóc của con lai F1, cải tiến năng suất, chất lượng thịt, là cơ sở để làm tiền đề cho những bước cải tiến tiếp

theo hướng sữa hoặc hướng thịt. Nhiều nghiên cứu cải tiến năng suất, chất lượng thịt được tiến hành giữa bò chuyên thịt với bò nội mang lại hiệu quả kinh tế cao.

Các nghiên cứu của Vũ Văn Nội và cs (1995b) lai giữa bò cái lai Sind với bò đực chuyên dụng thịt đã nâng cao khối lượng bê lai, khối lượng bò F1 Charolais, F1 Hereford, F1 Limousine lúc 24 tháng vượt so với khối lượng F1 Red Sindhi từ 15-30%.

Từ năm 2014 đến 2016, dự án “Sử dụng giống bò thịt siêu cao sản BBB lai tạo với đàn bò cái nền địa phương để cải tạo, nhằm đột phá về năng suất, chất lượng trong lĩnh vực chăn nuôi bò” do Trung tâm Giống vật nuôi tỉnh Thái Nguyên thực hiện. Quá trình tiến hành dự án tạo ra được 550 - 600 con bò lai F1 BBB có năng suất thịt cao gấp 1,5-2 lần so với giống bò địa phương (Phạm Gia Huỳnh, 2016).

Năm 2012, công ty Giống gia súc Hà Nội đã thực hiện dự án “Ứng dụng kết quả nghiên cứu lai tạo giống bò BBB trên nền đàn bò thịt Lai Sind thành đàn bò F1 hướng thịt trên địa bàn TP Hà Nội” được triển khai tại bảy huyện chăn nuôi trọng điểm của Thủđô với quy mô 10 nghìn bò cái nền. Kết quả sau hai năm thực hiện cho thấy, bê lai F1 BBB sinh ra khỏe mạnh, khả năng cho thịt của bò lai F1 BBB vượt trội so với các giống bò thuần và bò lai ở Việt Nam. Bò lai F1 BBB có sức đề kháng tốt, ít dịch bệnh, nuôi đơn giản, chuồng trại không cầu kỳ và ít tốn kém; bò cái không có hiện tượng đẻ khó, không phải can thiệp khi sinh bê con.

Bảng 1.5. Khối lượng (kg) bê lai F1(♂BBB x ♀lai Sind) trong quá trình nuôi

Bê lai Khối lượng bò lai F1 BBB ở các giai đoạn Sơ sinh 6 tháng 12 tháng 18 tháng

BBB x lai Sind 28-32 150-170 300-310 380-400

Nguồn: Bùi Đại Phong, (2012)

Vũ Chí Cương và cs (2007) tiến hành lai tạo giữa bò chuyên dụng thịt với bò lai Sind, con lai F1 Brahman và F1 Charolais đạt tăng khối lượng tương ứng 346 - 405 g/con/ngày.

1.2.2.2. Các nghiên cứu về cải tiến quy trình nuôi dưỡng, chăm sóc, nguồn thức ăn để vỗ béo bò

Nhiều thí nghiệm nuôi vỗ béo bò thịt được tiến hành nhằm nghiên cứu ảnh hưởng của thức ăn giàu năng lượng, giàu protein đến tăng trọng và chất lượng thịt. Jiang và cs (1992) (trích theo Lê Viết Ly, 1995) đã tiến hành vỗ béo 4 giống bò địa

phương trong 395 ngày với các loại thức ăn là phụ phẩm nông nghiệp, tăng khối lượng bình quân đạt 662 - 782 g/con/ngày, chất lượng thịt được cải thiện đáng kể.

Vũ Chí Cương và cs (2005) đã tiến hành sử dụng lõi ngô trong khẩu phần rỉ mật cao vỗ béo bò lai Sind. Kết quả thu được rất khả quan, tăng khối lượng bình quân đạt từ 700 - 880 g/con/ngày. Việc thay thế nguồn thức ăn thô bằng lõi ngô một loại phụ phẩm nông nghiệp sẵn có không ảnh hưởng đến tăng trọng của bò vỗ béo.

Vũ Chí Cương và cs (2008) nghiên cứu ảnh hưởng của việc thay thế các mức protein thoát qua trong khẩu phần đến khả năng tăng trọng và hiệu quả kinh tế của bò lai F1 Brahman (Brahman × lai Sind) nuôi vỗ béo bò lúc 18 tháng tuổi bằng hạt bông, rỉ mật, bột sắn kết quả bò thí nghiệm đạt tăng trưởng 732-845g/con/ngày.

Phạm Thế Huệ (2010) tiến hành nghiên cứu “Khả năng sinh trưởng, sản xuất thịt của bò lai Sind, F1(Brahman × lai Sind) và F1(Charolais × lai Sind) nuôi tại Đăk Lăk”, kết quả cho thấy tăng khối lượng hàng ngày (nuôi vỗ béo từ 18 đến 21 tháng tuổi) của bò lai Sind, F1(Brahman × lai Sind) và F1(Charolais × lai Sind) nuôi vỗ béo đạt tương ứng 671,10; 875,60 và 988,80g/con/ngày. Bò F1(Charolais × lai Sind) và F1(Brahman × lai Sind) nuôi vỗ béo ở giai đoạn 18 - 21; 21 - 24 tháng tăng khối lượng nhanh và cao hơn bò lai Sind nuôi trong cùng điều kiện.

Bảng 1.6. Khối lượng tích lũy của bò lai hướng thịt từ sơ sinh đến 24 tháng tuổi

Bò lai Tính biệt

Khối lượng bò lai F1 ở các giai đoạn nuôi (Kg)

Sơ sinh 6 tháng 9 tháng 12 tháng 18 tháng 24 tháng lai Sind Đực 19,6 91,15 118 149,25 220 278,4 Cái 17,72 84,65 110,05 139,5 204,5 253,55 Chung 18,71 87,90 114,03 144,38 212,25 265,98 Brahman × lai Sind Đực 23,1 115,2 150,1 184 264,8 334 Cái 21,36 99,65 128,2 160,25 228,95 288,95 Chung 22,36 107,43 139,15 172,13 246,88 311,48 Charolais × lai Sind Đực 23,45 118,75 152,15 192,55 284 345,5 Cái 22,2 108,8 139,8 178,1 276,5 320,15 Chung 22,83 113,78 145,98 185,33 275,75 332,83 (Nguồn: Phạm Thế Huệ, 2010)

Nguyễn Văn Thưởng và cs (1995) đã vỗ béo bò lai Sind 21 - 24 tháng tuổi bằng bổ sung 10 kg cỏ vào ban đêm. Kết quả cho thấy tăng khối lượng gấp đôi so với bò đối chứng nuôi chăn thả (300 g/con/ngày so với 150 g/con/ngày). Cùng với thời gian đó Vũ Văn Nội và cs (1995a) đã tiến hành nuôi chuyên thịt Charolais, Simmental, Red Sindhi với bò cái lai Sind. Con lai F1 được nuôi dưỡng bằng cỏ cắt và bánh dinh dưỡng (MUB) cho tăng khối lượng đối với F1 Charolais 556g/ngày; F1 Simmental 520g/ngày, F1Red Sindhi 368g/ngày. Qua hai thí nghiệm thấy rằng cách thức cho ăn và lai tạo giống đã giúp cho tăng khối lượng của bò được cải thiện.

Nguyễn Văn Hòa và cs (2005) nghiên cứu vỗ béo bò lai Sind bằng phụ phẩm nông nghiệp cho tăng trưởng 600 - 760 g/con/ngày; tỷ lệ thịt xẻ tăng 43,6 lên 47,7%; tỷ lệ thịt tinh tăng từ 34,9 lên 37,6%. Khi Nguyễn Quốc Đạt và cs (2008) nghiên cứu vỗ béo bò lai Sind, Brahman, Droughtmaster kết quả cho thấy tăng trưởng tương ứng 0,952; 1,183 và 1,552 kg/con/ngày.

1.2.2.3. Công tác giống đối với đàn bò thịt tại Phú Thọ

Thực tế tại chăn nuôi nông hộ Phú Thọ, hiện nay đàn bò cũng có tầm vóc rất cao, với bò giai đoạn vỗ béo 18-21 tháng và 21-24 tháng, khối lượng có thể đạt từ 450-500kg/con; đặc biệt có những con nuôi đạt tới 600-700 kg với các giống bò lai Droughtmaster; BBB…. Trong năm 2019, tỉnh Phú Thọ đã chuẩn bị triển khai dự án chăn nuôi liên kết sản xuất cung ứng giống bò thịt chất lượng cao gắn với bao tiêu sản phẩm bò thịt thương phẩm trên địa bàn huyện Hạ Hòa, đối tượng nuôi là giống bò lai BBB; dự án chăn nuôi liên kết này được đa số người chăn nuôi trên địa bàn huyện hưởng ứng và nhiều hộđăng ký tham gia.

Đạt được những thành quả đó là do tỉnh Phú Thọ chú trọng vào việc phát triển công tác giống, cụ thể năm 2019 Trung tâm khuyến nông tỉnh đã triển khai chương trình TTNT cho đàn bò nuôi trong tất cả hộ dân trên địa bàn toàn tỉnh. Giống bò đực chủ yếu là giống cao sản như BBB; Senepol,… trong nước và nhập khẩu, nên chất lượng đàn bò của Phú Thọ hiện nay được cải thiện nhiều.

Nghiên cứu nâng cao khả năng cho thịt và cải tiến chất lượng thịt bò được tiến hành liên tục từ lâu, đây là cơ sở vững chắc cho việc áp dụng các tiến bộ kỹ thuật trong chăn nuôi bò thịt chất lượng cao nhằm đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của người tiêu dùng trong nước và hạn chế nhập khẩu thịt bò. Các nghiên cứu trong nước trong thời gian qua tập trung vào hai lĩnh vực: Lai giữa các giống bò đực thịt chuyên dụng với bò cái địa phương và phương thức nuôi dưỡng vỗ béo bò lai nhằm mục đích nâng cao năng suất và chất lượng thịt.

Đểđạt hiệu quả kinh tế trong chăn nuôi phải tạo ra các giống bò có sức sản xuất cao, đó là các giống chuyên dụng. Hiện nay, khuynh hướng sản xuất thịt bò với các giống chuyên dụng, thịt có hàm lượng protein cao, màu sắc thịt tươi, tính thơm ngon giống như các giống Blanc Bleu Belge, Droughtmaster, Charolais hoặc con lai giữa các giống thịt cao sản ngày càng trở nên thông dụng ở các nước có ngành chăn nuôi bò thịt tiên tiến.

Chương 2

ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) khả năng sinh trưởng, sản xuất thịt của bò lai f1 ( blanc bleu belge x ♀ lai sind) nuôi tại trại bò minh anh, tỉnh phú thọ (Trang 29 - 34)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(86 trang)