21-24 tháng tuổi
Kết quả hiệu quả sử dụng thức ăn của bò nuôi vỗ béo từ 21-24 tháng tuổi được trình bày ở bảng 3.8.
Bảng 3.8. Hiệu quả sử dụng thức ăn bò lai F1(♂BBB x ♀lai Sind)nuôi vỗ béo từ 21 -24 tháng tuổi
Chỉ tiêu Lô thí nghiệm 1 Lô thí nghiệm 2 P
± ±
Chất khô thu nhận (kg/con/ngày) 10,95 ± 0,007 10,98 ± 0,009 0,021 Năng lượng trao đổi (MJME) 86,13 ± 0,13 86,98 ± 0,073 0,001 Protein thu nhận (g/con/ngày) 1467,34 ± 3,67 1464,69 ± 5,88 0,643 Chất khô thu nhận (g/kg W0,75) 82,92 ± 0,066 83,08 ± 0,104 0,21 Chất khô thu nhận (% khối lượng) 1,62 ± 0,002 1,63 ± 0,003 0,417 Tiêu tốn thức ăn (kg CK/kg tăng P) 10,65 ± 0,05 10,61 ± 0,03 0,576 HQSDME (MJME/tăng kg P) 86,92 ± 0,68 87,09 ± 0,41 0,838 HQSD Pr (Pr/tăng kg P) 1426,3 ± 32,6 1414,44 ± 20,6 0,338
Theo bảng 3.8 cho thấy lượng chất khô thu nhận của bò lai F1(♂BBB x ♀lai Sind) ở lô thí nghiệm 1 và thí nghiệm 2 tương ứng 10,95 và 10,98 kg/con/ngày, sai khác thu nhận thức ăn có ý nghĩa thống kê (P <0,05). Lượng chất khô ăn vào của bò lai F1(♂BBB x ♀lai Sind) cao, do vậy bò cũng đạt được mức tăng khối lượng hàng ngày cao.
Tiêu tốn thức ăn của bò lai F1(♂BBB x ♀lai Sind) ở hai lô thí nghiệm lần lượt là 10,65 và 10,61 kg chất khô/kg tăng khối lượng, tiêu tốn thức ăn giữa hai lô thí nghiệm không có sự sai khác (P >0,05). Tiêu tốn thức ăn của bò vỗ béo nằm gần giới hạn tiêu chuẩn của NRC (2002): 7,1 – 10,42 kg chất khô. Theo Perry (1990) tiêu tốn thức ăn của bò thịt nằm trong khoảng 7,1 – 8,8 kg chất khô/kg tăng khối lượng. Theo Kearl (1982) bò 200 - 300 kg, tăng khối 0,75 kg/con/ngày cần 5,4 - 7,4 kg chất khô. Theo Preston và cs (1967) bò tơ khối lượng 200 kg lượng chất khô thu nhận từ 2,8% - 3% khối lượng cơ thể của chúng.
Theo nghiên cứu của Phạm Thế Huệ (2010), lượng chất khô thu nhận của bò lai Sind, F1(Brahman × lai Sind) và F1(Charolais × lai Sind) tương ứng 6,69; 6,81; và 7,21 kg/con/ngày. Tiêu tốn thức ăn của bò lai Sind, F1(Brahman × lai Sind) và F1(Charolais × lai Sind) tương ứng 9,48; 8,04 và 7,33 kg chất khô/kg tăng khối lượng, giữa các nhóm bò lai hướng thịt có đặc điểm di truyền khác nhau thì tiêu tốn thức ăn khác nhau. So với kết quả nghiên cứu ở bảng 3.8 thấy rằng lượng chất khô thu nhận, tiêu tốn thức ăn của bò lai F1(♂BBB x ♀lai Sind) ở cả hai lô thí nghiệm cao hơn nghiên cứu của Phạm Thế Huệ (2010) trên các giống bò lai Sind, F1(Brahman × lai Sind) và F1(Charolais × lai Sind).