Cácyếutố cấu thành năngsuất và năngsuất của các giốngđậu xanh thí nghiệm

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu khả năng sinh trưởng, phát triển, cho năng suất của một số giống đậu xanh tại vĩnh linh, quảng trị (Trang 54)

4. Những điểm mới của đề tài

3.3.Cácyếutố cấu thành năngsuất và năngsuất của các giốngđậu xanh thí nghiệm

3.3.1. Quả thu hái qua các lần của các giống đậu xanh

Quả đậu xanh chín rải rác, thời gian thu hoạch lâu và được chia làm nhiều lần, rất mất thời gian. Đây là một trong những nguyên nhân khiến đậu xanh không được người nông dân chọn so với những cây đậu, những giống cây trồng khác. Xem xét chỉ tiêu này để đánh giá khả năng thu hái quả từng lần là để đánh giá khả năngchín tập trung của các giống đậu xanh thí nghiệm. Đây là một trong những yếu tố quan trọng để chọn được một giống tốt thời gian thu hoạch ít lại nhưng năng suất lại cao.

Bảng 3.11. Số lượng quả thu hái qua từng lần và tổng quả

của các giống đậu xanh vụ Hè Thu

Chỉ tiêu Tên giống Số quả/ 1 lần hái(quả/cây) Tổng số quả(quả/cây) %quả lép L1 L2 L3 ĐX208 (Đ/c) 1,87 5,33 6,63 18,83ab 23,19 ĐX11 1,17 4,53 5,5 14,20d 10,09 ĐX17 3,07 6,07 5,9 18,03bc 10,48 ĐXVN7 3,37 6,83 6,13 20,33a 17,87 TN182 2,63 5,67 5,43 16,73c 30,48 AA801 1,7 4,43 5,03 13,57d 23,10 LSD0,05 1,80

(* Trong cùng một cột, các chữ cái khác nhau thể hiện sự sai khác có ý nghĩa ở mức α≤0,05)

Hình 3.6. Số lượng quả thu hái qua từng lần và tổng quả

của các giống đậu xanh vụ Hè Thu

Từ số liệu ở bảng 3.11. và hình 3.6. ta thấy: Đối với vụ Hè Thu số lượng quả thu hoạch được lần 1 dao động trong khoảng 1-4 quả/cây. Cao nhất là giống ĐXVN7: 3,37 quả,cao hơn giống đối chứng 1,5 quả/cây. Giống đối chứng ĐX208 lần 1 thu được 1,87 quả, lần 2 thu được 5,33 quả/cây, lần 3 thu được 6,63 quả/cây. Tổng 3 lần đầu thu được 13,83 quả/cây. Thấp hơn giống ĐXVN7 2,5 quả. Giống ĐX11 có số quả sau 3 lần hái thấp nhất đạt 11,10 quả/cây thấp hơn giống đối chứng 2,73 quả và thấp hơn giống cao nhất 5,23 quả.

0 5 10 15 20 25 L1 L2 L3 Tổng quả Qu ả/c ây

Lần thu hoạch

ĐX 208 (Đ/c) ĐX 11 ĐX 17 ĐXVN 7 TN 182 AA 801

Tổng số quả thu được trên giống đối chứng là 18,83 quả/cây trong khi đó giống ĐXVN7 thu được 20,33 quả. Thấp nhất là giống AA801 thu được 13,57 quả thấp hơn giống đối chứng 5,26 quả và thấp hơn giống ĐXVN7: 6,76 quả/cây.

Tỷ lệ lép: Giống đối chứng có tỷ lệ lép khá cao 23,19% cao hơn giống ĐX11: 13,1%; ĐX17: 12,71%; ĐXVN7: 5,32% và cao hơn giống AA801: 0,09%. Giống đối chứng có tỷ lệ lép thấp hơn TN 182 : 7,29% .

Bảng 3.12.Số lượng quả thu hái qua từng lần và tổng quả

của các giống đậu xanh vụ Thu Đông

Chỉ tiêu Giống Số quả/ 1 lần hái(quả/cây) Tổng số quả (quả/cây) %quả lép Lần 1 Lần 2 Lần 3 ĐX208 (Đ/c) 2,63 4,13 6,67 17,43a 14,34 ĐX11 3,07 4,17 5,00 14,23c 14,05 ĐX17 4,37 4,87 5,67 16,90ab 12,43 ĐXVN7 3,07 3,83 8,37 17,27a 14,48 TN182 2,73 3,93 6,70 15,27bc 14,63 AA801 1,70 3,77 5,83 14,30c 8,86 LSD0,05 1,81

(* Trong cùng một cột, các chữ cái khác nhau thể hiện sự sai khác có ý nghĩa ở mức α≤0,05)

Hình 3.7.Số lượng quả thu hái qua từng lần và tổng quả

0 2 4 6 8 10 12 14 16 18 20 L1 L2 L3 Tổng quả Qu ả cây

Lần thu hoạch

ĐX 208 (Đ/c) ĐX 11 ĐX 17 ĐXVN 7 TN 182 AA 801

của các giống đậu xanh vụ Thu Đông

Theo số liệu từ bảng 3.12 ta thấy giống đối chứng thu được ở lần 1 là 2,63 quả/cây, lần 2 là 4,13 quả/cây; lần 3 là 8,67 quả/cây, tổng 3 lần là 13,43 quả/ cây. Thấp hơn TN182 (15.36 quả), ĐXVN7(14,27 quả), và ĐX17 (15,01 quả), cao hơn ĐX11(11,26 quả) và AA801(11,3 quả).

Tổng quả:Thu hoạch được ở vụ Thu Đông thấp hơn so với vụ Hè Thu. Nguyên nhân là do trong vụ Thu Đông có nhiều mưa trong giai đoạn ra hoa đậu quả vì vậy tỷ lệ đậu quả của các giống thí nghiệm thấp hơn so với vụ Hè Thu. Giống đối chứng ĐX208 có tổng số quả cao nhất 17,43 quả/cây. ĐXVN7 thấp hơn giống đối chứng 0,16 quả/cây, chênh lệch rất nhỏ.

Tỷ lệ lép của quả: Ở vụ Thu Đông nay tỷ lệ quả lép TN182 là cao nhất 14,63% cao hơn giống đối chứng 0,09%. Giống có tỷ lệ lép của quả thấp nhất là AA801 : 8,86% thấp hơn giống đối chứng 5,48%.

Như vậy qua 2 vụ thí nghiệm chúng tôi nhận thấy: 3 lần thu hoạch đầu, trong các giống thí nghiệm, giống ĐXVN7 và ĐX17 (15,03 quả/cây/vụ) có số quả cao nhất, cao hơn giống đối chứng ĐX208 (14,43 quả/cây/vụ). Các giống còn lại có tổng số quả thu trong 3 lần đầu tiên thấp hơn giống đối chứng. Như vậy xét về khả năng thu hoạch tập trung thì các giống đem nghiên cứu thí nghiệm có sự khác nhau không cao và trong bộ 6 giống đem thí nghiệm giống đối chứng ĐX208 không phải là giống có khả năng thu hoạch trái nhiều ở những lần đầu tiên do vậy rủi ro do điều kiện ngoại cảnh tác động sẽ rất lớn.

3.3.2. Số lượng quả chắc, hạt chắc và trọng lượng 1000 hạt.

Các yếu tố cấu thành năng suất bao gồm tổng số quả trên cây, tỷ lệ quả chắc, khối lượng 1000 hạt. Các chỉ tiêu này quyết định đến tiềm năng năng suất của một giống. Nếu các chỉ tiêu này đạt những trị số cao thì năng suất của một giống có thể đạt được sẽ cao, ngược lại nếu các chỉ tiêu này có trị số thấp thì năng suất sẽthấp.

Bảng 3.13.Số lượng hạt trên quả và trọng lượng 1000 hạt của các giống đậu xanh

thí nghiệm hai vụ Hè Thu và Thu Đông

Tên giống

Vụ Hè Thu Vụ Thu Đông

Quả chắc/cây (quả) Hạt/quả (Hạt) P1000 (gam) hạt lép (%) Quả chắc/cây (quả) Hạt/quả (Hạt) P1000 (gam) hạt lép (%) ĐX208 (Đ/c) 14,47ab 7,45c 79,73a 20,24 14,93a 6,65c 72,05a 27,80 ĐX11 12,77bc 6,96e 79,75a 20,75 12,23b 5,77e 71,15b 29,77 ĐX17 16.14a 7,26d 59,75d 20,48 14,80a 6,73c 55,2d 27,98 ĐXVN7 16,7a 8,28a 54,75e 19,29 14,77a 7,34b 48,5e 26,36 TN182 11,63c 8,03b 76,24b 19,34 13,03b 7,49a 66,5c 26,15 AA801 10,43c 7,19d 75,40c 20,84 13,03b 6,01d 66,6c 30,44 LSD0,05 2,39 0,12 0,36 1,46 0,09 0,12

(* Trong cùng một cột, các chữ cái khác nhau thể hiện sự sai khác có ý nghĩa ở mức α≤0,05)

Tổng số quả chắc/cây: Quả chắc là những quả sau khi thu hoạch trừ đi số quả lép (Bảng 3.11 và bảng 3.12). Đây là chỉ tiêu thể hiện khả năng ra hoa, đậu quả của một giống, chỉ tiêu tổng số quả/cây phần nào nói lên tiềm năng năng suất của một giống.

Hè Thu:số quả chắc các giống dao động từ 10- 17 quả/cây. Những hoa ra những lứa đầu có khả năng đậu quả cao hơn những lứa sau. Số quả chắc giống đối chứng là 14,47 thấp hơn giống ĐX17 và ĐXVN7. Giống đối chứng có quả chắc cao hơn các giống AA801, TN182, ĐX11 từ 1-4 quả/cây.

Vụ Thu Đông: thì số quả chắc các giống tương đối đồng đều nhau dao động từ 12,23- 14,93 quả/cây. Trong đó giống đối chứng có số quả chắc cao nhất 14,93 quả/cây.

Hạt chắc trên quả: Đậu xanh là giống quả nang, trên mỗi quả thường mang từ 8- 11 hạt tùy giống.Dưới tác động của ngoại cảnh thì các hạt có thể đậu hoặc teo đi do quá trình thụ phấn thụ tinh không xảy ra. Đối với vụ Hè Thu tỷ lệ teo(% hạt lép) này chiếm khá cao từ 19-20 %. Do vậy ảnh hưởng đến số lượng hạt chắc trên mỗi quả.

Số lượng hạt chắc trên mỗi quả vụ Hè Thu dao động từ 6-9 hạt, trong đó giống cao nhất là giống ĐXVN7 trung bình 8,28 hạt/quả cao hơn giống đối chứng 0,83 hạt/quả. Giống có số lượng hạt chắc trên quả thấp nhất là ĐX11: 6,69 hạt/quả thấp hơn giống đối chứng 0,49 hạt; giống AA801 có 7,19 hạt thấp hơn đói chứng 0,26 hạt;

Vụ Thu Đông: số hạt chắc/quả thấp hơn vụ Hè Thu dao động 6-8 hạt/quả. Nguyên nhân do tỷ lệ lép vụ Thu Đông cao hơn so với vụ Hè Thu. Tỷ lệ hạt lép vụ Thu Đông dao động từ 26,15- 30,44 %. Trong đó cao nhất là giống AA801: 30,44% cao hơn giống đối chứng 2,6%; TN182 và ĐXVN7 ở vụ này có tỷ lệ lép thấp hơn giống đối chứng tuy nhiên vẫn cao hơn vụ Hè Thu khoảng 6%. TN182 và ĐXVN7 có tỷ lệ lép lần lượt là 26,15 và 26,36 trong khi đó giống đối chứng ĐX208 là 27,80%.

Khối lượng 1000 hạt: là căn cứ để đánh giá kích thước hạt to, nhỏ, nặng, nhẹ. Khối lượng 1000 hạt phần nào thể hiện tiềm năng năng suất của giống.

Vụ Hè Thu: Khối lượng 1000 hạt của đối chứng là 79,73g thấp hơn ĐX 11 (79,75g), của các giống khác đề có khối lượng 1000 hạt thấp hơn giống đối chứng dao động54,75- 76,24g. Trong đó giống ĐXVN7 là giống có khối lượng 1000 hạt thấp nhất: 54,75g, thấp hơn giống đối chứng 24,98g.

Vụ Thu Đông: khối lượng 1000 hạt của các giống biến động từ 48,5- 72,05g . Trong đó các giống đều thấp hơn giống đối chứng riêng giống ĐXVN7 có khối lượng 1000 hạt thấp nhất chỉ có 48,5 gam. Thấp hơn giống đối chứng 23,55 gam.

Như vậy so sánh cả vụ ta thấy chỉ tiêu trọng lượng 1000 hạt cũng có sự thay đổi, Vụ Hè Thu các giống đậu xanh thí nghiệm có trọng lượng 1000 hạt cao hơn so với vụ Thu Đông từ 4,55- 9,74g. Trong đó giống có sự thay đổi khối lượng 1000 hạt thấp nhất giữa 2 vụ là ĐX17 (4,55g); giống thay đổi nhiều nhất là TN182 (9,74g). Giống đối chứng ĐX208 (7,68g) thấp hơn giống ĐX11 và AA801 (8,8 g); cao hơn ĐXVN7 (6,25g) và ĐX17.

3.4. Năng suất của các giống đậu xanh thí nghiệm

Năng suất là yếu tố quan trọng nhất để đánh giá một giống đậu xanh tốt hay xấu, có hiệu quả về kinh tế không. Nếu giống có năng suất cao, đương nhiên giống đó là tốt, có hiệu quả về kinh tế và ngược lại giống có năng suất thấp là giống xấu. Hiện nay, do nhu cầu của xã hội nên các nhà chọn giống đậu xanh vẫn đặt năng suất là mục tiêu hàng đầu, do vậy yếu tố năng suất là tiêu chí số 1 được quan tâm. Kết quả cân đo, tính toán về năng suất của các giống đậu xanh tham gia thí nghiệm được trình bày tại bảng 3.14.

Bảng 3.14.Năng suất lý thuyết và năng suất thực thu của các giống đậu xanh

vụ Hè Thu và Thu đông

Năng suất

Tên giống

Hè Thu Thu Đông

NSLT (tạ/ha) NSTT (tạ/ha) NSLT(tạ/ha) NSTT (tạ/ha) ĐX208 (Đ/c) 21,49a 11,26ab 17,88a 9,33abc ĐX11 17,72c 9,45bc 12,55c 8,82bc ĐX17 17,49c 12,66a 13,75c 10,78a ĐXVN7 18,93b 12,45a 13,14c 9,22abc TN182 17,80c 11,52ab 16,23b 9,86ab AA801 14,14d 8,53c 13,04c 7,93c LSD0,05 1,11 2,19 1,27 1,59

(* Trong cùng một cột, các chữ cái khác nhau thể hiện sự sai khác có ý nghĩa ở mức α≤0,05)

Năng suất lý thuyết:thể hiện tiềm năng năng suất của các giống đậu xanh trong điều kiện ngoại cảnh cụthể.

Vụ Hè Thu: Năng suất lý thuyết các giống dao động từ 14,14 -21,49 tạ/ha. Giống đối chứng ĐX208 có năng suất lý thuyết cao nhất 21,49tạ/ha, giống có năng suất lý thuyết thấp nhất là giống AA801 (14,14 tạ/ha): thấp hơn giống đối chứng 7,35tạ/ha.

Vụ Thu Đông: năng suất lý thuyết các giống đậu xanh thí nghiệm dao động 13,04-17,88tạ/ha. Cao nhất vẫn là giống đối chứng ĐX208:17,88 tạ/ha, kế đến là các giống TN182, ĐX11, ĐXVN7, ĐX11 cuối cùng là giống AA801(13,04tạ/ha) thấp hơn giống đối chứng 5,84 tạ.

Năng suất thực thucủa một giống là mục tiêu quan trọng số một của công tác chọn giống cũng như trong sản xuất hiện nay.

Vụ Hè Thu: Năng suất các giống dao động từ 8,53– 12,66tạ/ha. Giống dối chứng thu được 11,26 tạ cao hơn giống TN182 (11,55 tạ); AA801 (8,5 tạ); ĐX11 (9,45 tạ); nhưng năng suất của giống đối chứng thấp hơn các giống ĐX17 (12,66 tạ) 1,4tạ; ĐXVN7 (12,5 tạ) : 1,2 tạ.

Hình 3.8. Năng suất lý thuyết và năng suất thực thu của các giống đậu xanh

vụ Hè Thu

Vụ Thu Đông: Giống có năng suất cao nhất là giống ĐX17: 10,78 tạ cao hơn giống đối chứng 1,5 tạ. Giống có năng suất thấp nhất là giống AA801 (7,93 tạ) thấp hơn giống đối chứng 1,4tạ. Giống ĐX11(8,82 tạ), ĐXVN7 (9,22tạ) đều thấp hơn giống đối chứng nhưng không đáng kể 0,1- 0,5tạ. Giống TN182 (9,86 tạ) cao hơn giống đối chứng 0,5tạ.

Hình 3.9.Năng suất lý thuyết và năng suất thực thu của các giống đậu xanh

0 5 10 15 20 25 ĐX208 (Đ/c) ĐX11 ĐX17 ĐXVN7 TN182 AA801 T ạ/ha Hè Thu 0 2 4 6 8 10 12 14 16 18 20 ĐX208 (Đ/c) ĐX11 ĐX17 ĐXVN7 TN182 AA801 tạ/ h a Thu Đông

Từ bảng 3.14 ta thấy vụ Hè Thu năng xuất lý thuyết và năng suất thực thu khác nhau không nhiều, dao động từ 1-4 tạ/ha. Trong khi đó vụ Thu Đông dao động giữa năng suất lý thuyết và năng suất thực thu 2- 7 tạ/ha. Ở vụ Hè Thu năng suất lý thuyết thấp hơn vụ Thu Đông. Qua theo dõi chúng tôi thấy có nguyên nhân chủ yếu là do chuột ở vụ này phá hại quá mạnh, mặt khác, thời tiết ở giai đoạn này mưa nhiều, thu hoạch xong nhưng không xử lý được quả sau thu hoạch dẫn đến hiện tượng nảy mầm, không tính vào năng suất.

3.5. Tình hình sâu bệnh trên cây đậu xanh trong 2 vụ Hè Thu và Thu Đông tại Bến Quan – Vĩnh Linh- Quảng Trị

Sâu bệnh hại là một trong nhiều nguyên nhân làm giảm năng suất của cây trồng nói chung và cây đậu xanh nói riêng. Mức độ nhiễm sâu, bệnh nặng hay nhẹ cũng là một trong những căn cứ để đánh giá tính ưu việt củamột giống. Khi sử dụng một giống đậu xanh có tiềm năng năng suất cao trồng ở vùng đất phù hợp và có biện pháp canh tác hợp lý, mà giống đó có khả năng kháng sâu, kháng bệnh thì việc khẳng định ruộng đậu xanhđó sẽ cho năng suất cao là có cơ sở vững chắc. Ngược lại nếusửdụng giống không có khả năng kháng sâu bệnh thì việc khẳng định ruộng đậu xanh sẽ cho năng suất cao là điều không chắc.

Để có được những kết quả về tính kháng sâu bệnh của các giống đưa vào thí nghiệm, chúng tôi đã theo dõi mức độ nhiễmsâu, bệnh của các giống và kết quả được trình bày ở bảng 3.4.

Bảng 3.15.Tình hình sâu bệnh trên cây đậu xanh trong vụ Hè Thu và vụ Thu Đông

Chỉ tiêu

Giống

Vụ Hè Thu Vụ Thu Đông

Sâu đục quả (%) Bệnh héo rũ cây con (điểm) Sâu đục quả (%) Bệnh héo rũ cây con(điểm) ĐX208 (Đ/c) 20 0 14 0 ĐX11 18 2 17 1 ĐX17 18 1 19 0 ĐXVN7 20 0 23 0 TN182 20 1 19 0 AA801 27 1 20 1

Ở vụ Hè Thu và vụ Thu Đôngtrên cây đậu xanh được trồng ở vùng đất Bến Quan- Vĩnh Linhnhiễmnhiều loại sâu, bệnh tuy nhiên trong giới hạn của đề tài chúng tôi

Qua bảng số liệu 3.15 ta thấy :

Sâu đục quả: do đặc tính sâu non có thể di chuyển từ ruộng này qua ruộng khác để phá hại do vậy nếu có giống nào hoàn toàn kháng sâu thì mới không bị nhiễm do vậy mà qua điều tra theo dõi các giống trên không có khả năng kháng sâu nên mật độ sâu tương đối giống nhau ở các ô. Các ô thí nghiệm điều tra không có sự khác nhau rõ rệt.

Vụ Hè Thu:Sâu dục quả có chiều hướng phát triển mạnh hơn dao động từ 18- 21% trên diện tích điều tra. ĐX11 (18%) và ĐX17(18%) bị nhiễu sâu đục quả ít nhất thấp hơn giống đối chứng 2%. Giống bị nhiễm sâu dục quả cao nhất là AA801 cao hơn giống đối chứng 7%, giống ĐXVN7, TN182 (20%) bằng với đối chứng.

Ở vụ Thu Đông mật độ sâu dao động ở mức 14-23%. Trong đó giống đối chứng có số lượng sâu thấp nhất là 14% các giống còn lại đều cao hơn và bị nhiễm nhiều nhất vẫn là giống ĐXVN7: 23%. Ở vụ Hè Thu mật độ sâu đục quả có cao hơn vụ Thu Đông 3-11%.

Bệnh héo rũ cây con hay còn gọi là bệnh chết ẻo của cây đậu xanh do nấm gây ra. Bệnh gây hại cả trên cây non và cây trưởng thành. Qua theo dõi thấy các giống ít bị nhiễm bệnh này. Giống đối chứng ở 2 vụ đều không có cây bị nhiễm, tương tự có giống ĐXVN7. Các giống còn lại có nhiễm nhưng ở mức độ nhẹ, riêng giống ĐX11 có bị nhiễm nặng nhất, cả hai vụ điều bị nhiễm ở mức độ 2 cây.

3.6. Đánh giá về phẩm chấtcác giống đậu xanh nghiên cứu tại Thị trấn Bến Quan – Vĩnh Linh – Quảng Trị

Bên cạnh các yếu tố về năng suất, khả năng chống chịu sâu bệnh thì phẩm chất của các hạt đậu xanh cũng là một trong những yếu tố quyết định đến sự lựa chọn giống đậu xanh để trồng. Các giống nghiên cứu đánh giá phẩm chất dựa vào phân tích các chỉ tiêu: màu sắc, dạng hạt, màu sắc ruột, hàm lượng prôtêin, hàm lượng glucid, và hàm lượng tinh bột chứa trong môi hạt đậu xanh.

Màu sắc, dạng hạt, và màu của ruột đậu xanh ta có thể cảm nhận bằng mắt, bằng tay, đây là yếu tố đầu tiên để người tiêu dùng lựa chọn giống đậu xanh phù hợp.

Hàm lượng Protein và Lipid, tinh bột là những thành phần cơ bản của các giống đậu xanh đượckiểm tra hàm lượng thông qua phân tích đánh giá mẫu giống đậu xanh. Giống có hàm lượng Protein cao là giống có chất lượng ngon. Tuy nhiên còn tùy vào mục đích sử dụng để có thể lựa chọn giống đậu xanh phù hợp nhất. Protein và Lipid đều là các hợp chất cao phân tử, tồn tại trong hạt với chức năng dự trữ năng lượng. Hàm lượng của chúng phụ thuộc vào đặc điểm di truyền của giống, điều kiện dinh dưỡng, điều kiện canh tác, thâm canh và điều kiện ngoại cảnh. Kết quả phân tích hàm lượng Protein và Lipid của sáu giống đậu xanh được trình bày tại bảng 3.16.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu khả năng sinh trưởng, phát triển, cho năng suất của một số giống đậu xanh tại vĩnh linh, quảng trị (Trang 54)