Các chỉ tiêu và phương pháp theo dõi

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu khả năng sinh trưởng, phát triển, cho năng suất của một số giống đậu xanh tại vĩnh linh, quảng trị (Trang 33)

4. Những điểm mới của đề tài

2.4.3.Các chỉ tiêu và phương pháp theo dõi

Áp dụng theo quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về khảo nghiệm giá trị canh tác và sử dụng giống đậu xanh QCVN01-62: 2011 của bộ nông nghiệp và phát triển nông thôn.

2.4.3.1. Các chỉ tiêu về hình thái

- Kiểu sinh trưởng: Cây đậu xanh được chia làm 2 kiểu sinh trưởng: + Hữu hạn: Cây ra hoa rộ, thân chính ngừng sinh trưởng

+ Vô hạn: Cây ra hoa, thân chính vẫn tiếp tục sinh trưởng

- Dạng cây: Cây đậu xanh theo quy phạm khảo nghiệm 2011 chia làm 3 dạng cây: Đứng, nửa đứng, ngang. [31]

- Màu sắc lá: - Màu sắc hoa:

2.4.3.2. Các chỉ tiêu về sinh trưởng

Cây theo dõi được xác định khi có từ 2 đến 3 lá thật, mỗi lần nhắc lại điều tra 10 cây ở 2 hàng giữa luống, mỗi hàng điều tra 5 cây liên tiếp (không lấy các cây ở đầu hàng).[31]

* Thời gian mọc(ngày)và tỷ lệ nảy mầm(%) * Thời gian sinh trưởng

- Từ khi gieo đến mọc mầm(ngày)

- Từ mọc mầm đến 3 lá kép(ngày)

- Từ 3 lá kép đến bắt đầu phân cành(ngày)

- Từ khi gieo đến bắt đầu ra hoa: : Ngày có khoảng 50% số cây trên ô có hoa đầu(ngày)

- Từ gieo đến thu hoạch: Ngày có khoảng 50% số cây trên ô có quả chín có thể thu hoạch(ngày)

- Kết thúc thu hoạch: Ngày thu hết quả thương phẩm(ngày) * Chiều cao thân chính qua các thời kì

- Mọc mầm(ngày)

- 3 lá kép(ngày)

- Phân cành(ngày)

- Ra hoa: Ngày có khoảng 50% số cây trên ô có hoa đầu(ngày)

- Thu quả đợt 1: Ngày có khoảng 50% số cây trên ô có quả chín có thể thu hoạch(ngày)

- Kết thúc thu hoạch: Ngày thu hết quả thương phẩm(ngày) * Sự phát triển của cành đậu xanh

- Tổng số cành cấp 1/cây: Đếm số cành mọc từ thân chính của 10 câymẫu/ô ở giai đoạn thu hoạch lần đầu(cành/cây)

- Chiều dài cành cấp 1: Đo giai đoạn thu hoạch lần đầu(cm) * Sự ra lá của đậu xanh

Tổng số lá theo dõi qua các thời kì - Phân cành(lá)

- Kết thúc thu hoạch(lá)

2.4.3.3. Các chỉ tiêu về các yếu tố cấu thành năng xuất và năng suất

-Tổng số quả/cây: Đếm tổng số quả trên 10 cây mẫu/ô; tính trung bình 1 cây(quả/cây)

-Số quả chắc/cây: Đếm số quả chắc trên 10 cây mẫu/ô; tính trung bình 1 cây(quả/cây)

-Tỷ lệ quả lép (%).

-Số hạt chắc/quả: Đếm tổng số hạt trên quả của 10 cây mẫu/ô; tính trung bình 1 quả(hạt/quả)

-Khối lượng 1000 hạt: Cân 3 mẫu, mỗi mẫu 1000 hạt ở độ ẩm hạt 12%, lấy 1 chữ số sau dấu phẩy(gam)

-Năng suất lý thuyết: (tạ/ha)

Số cây thực thu trên ôx quả chắc/ cây x hạt chắc/ cây xP1000/10000

-Năng suất thực thu(tạ/ha): Năng suất thu được ở mỗi ô trên ruộng sau đó quy đổi ra ha

2.4.3.4. Các chỉ tiêu về sâu bệnh

Điều tra một số sâu bệnh hại chính: trên mỗi ô thí nghiệm điều tra 5 điểm chéo góc, mỗi điểm điều tra 5cây. Điều tra toàn bộ số quả trên cây trong 1 m2

Tỷ lệ quả bị hại (TLH) được tính (%):

- Phương pháp điều tra bệnh lở cổ rễ, héo xanh vi khuẩn

Điều tra tỷ lệ bệnh: Tỷ lệ bệnh (%) = số cây bị bệnhx100/số cây điều tra Mức độ nhiễm bệnh được chia làm 5 mức độ

- Không nhiễm (<5% số cây có vết bệnh)

- Nhiễm nhẹ (6 - 25 % số cây có vết bệnh)

- Nhiễm trung bình (26 -50% số cây có vết bệnh)

- Nhiễm nặng (51 – 75% số cây có vết bệnh)

2.4.3.5. Các chỉ tiêu phẩm chất - Dạng hạt: - Màu ruột hạt: - Tỷ lệ Prôtein (%) - Tỷ lệ Tinh bột (%) -Tỷ lệ Glucid (%) 2.5. Phương pháp sử lý số liệu

Phương pháp sử lý số liệu: Số liệu được sử lý bằng phần mềm Excel và Statitistix 10.0

CHƯƠNG 3.KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 3.1. Điều kiện thời tiết 2 vụ Hè Thu và Thu ĐôngởVĩnh Linh – Quảng Trị

Tất cả các loại cây trồng nói chung và cây đậu xanh nói riêng, quá trình sinh trưởng và phát triển đều chịu ảnh hưởng rất lớn của điều kiện ngoại cảnh nhất là khí hậu thời tiết. Vì thế, để sản xuất nông nghiệp đạt hiệu quả cao thì thời vụ là yếu tố có tầm quan trọng đặc biệt trong thâm canh. Bố trí thời vụ hợp lý để các giai đoạn xung yếu của cây trồng gặp điều kiện thuận lợi nhất là việc làm hết sức cần thiết. Đối với cây, tùy từng giai đoạn sinh trưởng, phát triển mà có yêu cầu sinh thái khác nhau.Ngày nay tình hình biến đổi khí hậu, hiện tượng enino... ngày càng diễn ra thường xuyên và gay gắt những cây trồng cũ, giống cũ có thời gian sinh trưởng dài ngày cùng với việc bố trí thời vụ không hợp lý sẽ chịu tác động lớn ảnh hưởng đến năng suất, chất lượng sản phẩm,nhất là cây lấy hạt và cây đậu xanh cũng không ngoại lệ. Vì vậy để hiểu rõ thêm về ảnh hưởng điều kiện thời tiết đến sinh trưởng, phát triển cũng như năng suất, phẩm chất và khả năng chống chịu đối với điều kiện ngoại cảnh bất lợi của cây đậu xanh trong thời gian thí nghiệm chúng ta cần theo dõi diễn biến thời tiết, khí hậu trong suốt quá trình nghiên cứu.

Đối với cây đậu xanh nhiệt độ, độ ẩm, lượng mưa ảnh hưởng rất lớn đến năng xuất và chất lượng hạt đậu xanh.

Bảng 3.1.Diễn biến thời tiết trong vụ Hè Thu và Thu Đông 2015

tại Vĩnh Linh - Quảng Trị

Tháng Nhiệt độ không khí (oC) Ẩm độ (%) Lượng mưa Số giờ nắng

Tmin Tmax Ttb Atb Amin (mm) (giờ)

5 24,4 34,8 31,7 70 38 30 265 6 27,2 36,9 30,9 72 36 60 275 7 26,6 32,3 28,8 77 45 110 110 8 26,6 34,8 29,6 78 47 80 235 9 26,1 34,3 29,3 79 46 270 205 10 21,4 28,4 23,4 88 44 382 172

Nhiệt độ:Ở tất cả các giai đoạn sinh trưởng, phát triển cây đậu xanhcó thể pháttriển tốttrong vùng nhiệt độ từ 23-35oC. Nhiệt độ cao nhất cây có thể chịu được là 40oC, thấp nhất là 18oC.

Vụ Hè Thu: Từ bảng 3.1 cho thấy nhiệt độ trung bình của các tháng từ 5/7/2015 giảm dần. Nhiệt độ trung bình/tháng cao nhất ở tháng 5/2015 (20,9oC), tháng07/2015 có nhiệt độ trung bình/tháng thấp nhất (28,8oC). Với khung nhiệt độ này cây đậu xanh sẽ mọc mầm và phát triểntốt.

Ở giai đoạn cây đậu xanhsinh trưởng, phát triển mạnh và ra hoa làm quả cũng là lúc nhiệt độ trung bình dao động từ 27,1oC đến 36,9oC đây là nhiệt độ thích hợp cho cây. Như vậy ở vụ Hè Thu nhiệt độ cao hơn so với sự phát triển rễ, thân, lá và hoa. Tuy nhiên nằm trong khoảng phát triển của cây đậu xanh.

Vụ Thu Đông: Gieo từ tháng 8-10/2015 giai đoạn đầu vụ nhiệt độ trung bình/thánglà 29oC, sau đó nhiệt độ tăng dần, đến cuối vụ nhiệt độ trung bình/tháng đạt 26,9 oC.

Độ ẩm:độ ẩm là yếu tố đảm bảo cho cây trồng và đất ít bị bay hơi nước và làm giảm cường độ tưới đối với sản xuất nông nghiệp. Đảm bảo cho cây trồng nói chung và cây đậu xanh nói riêng giữ được thế cân bằng nước với môi trường bên ngoài.

Qua số liệu của trung tâm khí tượng thuỷ văn được trình bày ở bảng 3.1 ta thấy: VụHèThu: tháng 7/2015có độ ẩm trung bình/tháng cao nhất (77%) tháng 05/2015lại có ẩm độ thấp nhất (70%), như vậy yếu tố độ ẩm trong giai đoạn này có vẻ như đi ngược lại với nhu cầu đậu xanh. Giai đoạn nảy mầm cần độ ẩm cao thì lại thấp, khi nảy mầm ra hoa, kết trái lại yêu cầu độ ẩm thấp hơn thì lại có độ ẩm cao. Nguyên nhân là do hiện tượng enino xảy ra thường xuyên dẫn đến tình trạng nắng nóng kéo dài trong nhiều tháng liên tục, mùa nắng hạn đến sớm hơn và cũng kết thúc muộn hơn.

Vụ Thu Đông: vụ này ẩm độ qua theo dõi cũng tình trạng lặp lại như vụ Hè Thu, tuy nhiên có cao hơn so với vụ Hè Thu và vẫn nằm trong giới hạn cho phép để sinh trưởng và phát triển của cây đậu xanh. Tháng thấp nhất là tháng 8: 78%, cao nhất là tháng 10: 80 %, tháng này mưa nhiều, ngoài ra còn ảnh hưởng của cơn bão số 4. Ảnh hưởng đến sinh trưởng và phát triển của cây trồng.

Lượng mưa:Theo Chuang và Hulbell (1978) thì nhu cầu nước của cây đậu xanh cần khoảng 3,2mm/ngày. Nếu bức xạ lớn thì cần phải 4 - 5 mm. Như vậy cần khoảng 1300 – 1500 mm trên một chu kỳ sinh trưởng.Lượng nước mưa mà vụ Hè Thu 2015 mang lại cho cây đậu xanh trong khoảng 200 - 220 mm. Khá là thấp so với nhu cầu

Vụ Thu Đông: lượng mưa cả 3 tháng khoảng 750 mm như vậy cũng chỉ mới hơn một nữa so với nhu cầu cây đậu xanh.

Như vậy qua 3 yếu tố nhiệt độ, độ ẩm, và lượng mưa của Vĩnh Linh trong 2 vụ Hè Thu và Thu Đông là khá bất lợi cho sự sinh trưởng và phát triển của cây đậu xanh. Tuy nhiên cây đậu xanh là cây có những biên độ chịu đựng rộng, có khả năng cải tạo đất, mặt khác bản chất của đất trồng lúa là đất thịt và thịt pha sét có tầng đế cày để giữ nước tạo độ ẩm cho cây sinh trưởng. Vì vậy trong các loại cây trồng thì đậu xanh là đối tượng thích hợp cho chính sách chuyển đổi cây trồng vụ Hè Thu và Thu Đông tại Vĩnh Linh.

3.2. Khả năng sinh trưởng, phát triển và năng suất của một số giống đậu xanh trong thí nghiệm trong thí nghiệm

3.2.1.Đặc điểm hình thái của các giống đậu xanh

Đặc điểm hình thái của các giống là các đặc tính sinh học, do bản chất ditruyền quyết định. Những đặc điểm này tạo nên nét đặc thù riêngcủatừng giống. Tuy nhiên các đặc điểm này không phải luôn ổn định tuyệt đối,chúngcó thểbịảnhhưởngbởicácyếutốngoạicảnhnhư:Nhiệtđộ, cường độbức xạ, chất lượng ánh sáng, số giờ nắng; các yếu tố ngoại cảnh có thể làm màu lá đậm thêm, có thể làm màu lá nhạt đi, ...Việc lựa chọn giống có tính ổn định cao về kiểu hình hoặc khả năng thích ứng rộng có ý nghĩa rất quan trọng trong sản xuất đậuxanh.

Qua theo dõi một số đặc điểm hình thái của các giống đậu xanh, kết quả thu được thể hiện qua bảng 3.2.

Bảng 3.2.Một số đặc điểm hình thái của các giống

Chỉ tiêu

Tên giống

Kiểu

Sinh trưởng Dạng cây Màu sắc lá Màu sắc hoa

Màu vỏ hạt

ĐX 208(Đ/c) Vô hạn Đứng Xanh đậm Vàng nhạt Xanh bóng

ĐX11 Vô hạn Đứng Xanh vàng Vàng nhạt Vàng bóng

ĐX17 Vô hạn Đứng Xanh vàng Vàng nhạt Xanh bóng

ĐXVN7 Vô hạn Nữa đứng Xanh đậm Vàng nhạt Xanh mốc

TN182 Vô hạn Đứng Xanh đậm Vàng nhạt Xanh bóng

Qua bảng biểu 3.2. ta thấy:

Kiểu sinh trưởng: Đối với cây đậu xanh có 2 kiểu sinh trưởng là hữu hạn và vô hạn. Qua theo dõi chúng tôi thấy các giống thí nghiệm đều có kiểu sinh trưởng vô hạn. Cây đậu xanh có khả năng vừa sinh trưởng sinh dưỡng, vừa sinh trưởng sinh thực đồng thời ở một số giai đoạn phát triển. Tức là,trên một cây đồng thời vừa có cả nụ, hoa, quả non và quả chín.

Dạng cây:là trong một những yếu tố nhằm ảnh hưởng khả năng quang hợp của cây trồng. Đặc điểm hình thái này ảnh hưởng đến kỹ thuật gieo trồng đối với cây đậu xanh (mật độ cây/m2). Cây đậu xanh có ba dạng cây: Đứng, nữa đứng và ngang. Trong 3 loại đó thì kiểu đứng là kiểu có thể cho năng suất cao nhất vì có thể bố trí mật độ dày hơn mà không làm giảm hiệu quả sử dụng bức xạ mặt trời. Trong các giống thí nghiệm thì các giống đều có dạng đứng.

Màu sắc lá, màu sắc hoa, màu sắc vỏ hạt:Đây là tính trạng được quy định bởi gen di truyền của từng giống. Tuy nhiên chế độ chăm sóc khác nhau thì các tính trạng này cũng có thể thay đổi. Ở các giống nghiên cứu màu sắc lá chia làm 2 nhóm: xanh vàng và xanh đậm. Giống ĐX208, ĐXVN7 và TN182 lá có màu xanh đậm hơn so với các giống ĐX11, ĐX17 và AA801.

Màu sắc hoa: các giống thí nghiệm đều có màu vàng nhạt, màu đặc trưng của giống đậu xanh.

Màu vỏ hạt: Màu vỏ hạt của đậu xanh chia làm hai nhóm: Đậu xanh vỏ xanh mốc và đậu xanh vỏ xanh bóng. Trong các giống thí nghiệm, ĐXVN7 có màu xanh mốc, các giống còn lại có màu xanh bóng.

3.2.2. Thời gian mọc của các giống

Nghiên cứu được đặc điểm sinh trưởng của giống chúng ta có thể đưa ra được những biện pháp kỹ thuật gieo trồng, bố trí thời vụ, kỹ thuật xử lý những tác hại do điều kiện bất lợi gây ra làm giảm năng suất, phẩm chất của nôngsản.

Để nắm được đặc điểm sinh trưởng của các giống trong thí nghiệm, chúng tôi đã theo dõi các chỉ tiêu sinh trưởng ngay từ khi gieo hạt đến khi thu hoạch và kết quả được trình bày ở bảng dưới đây.

Bảng 3.3.Thời gian mọc và tỷ lệ mọc của các giống

Giai đoạn

Tên giống

Thời gian từ gieo - mọc(ngày)

(ngày)

Tỷ lệ mọc mầm

(%)

Hè Thu Thu Đông Hè Thu Thu Đông

ĐX208 (Đ/c) 4 3 73 95 ĐX11 5 4 60 93 ĐX17 4 3 65 94 ĐXVN7 3 3 75 95 TN182 4 3 70 93 AA801 4 4 64 91

Giai đoạn mọc mầm: giai đoạn này là sự khởi đầu một chu kỳ sinh trưởng của thực vật nói chung và cây đậu xanh nói riêng. Thời giantừ gieo đến mọc mầm phụ thuộc vào nhiều yếu tố như đất đai,nhiệt độ, ẩm độ, chất lượng hạt giống. Thời gian từ gieo - mọc mầm của các giống càng ngắn thì nguy cơ hạt bị thối nát do các loại vi sinh vật có hại trong đất gây nên càng thấp, ngược lại nếu thời gian mọc mầm dài thì nguy cơ cắn phá hạt của kiến, mối… trong đất càngcao, dẫn đến mậtđộ cây/m2bị ảnh hưởng, làm ảnh hưởng đến năng suất cuối cùng.

Từ bảng 3.3.cho thấy trong Hè Thu, thời gian từ gieo - mọc mầm của các giống không đồng đều. Giống có thời gian mọc dài nhất là ĐX11: 5 ngày, giống ĐXVN7 có thời gian ngắn nhất 3 ngày thấp hơn giống đối chứng ĐX11: 1 ngày và đây cũng là giống có tỷ lệ mọc cao nhất trong vụ Hè Thu (75%).Đặc điểm thời tiết vụ Hè Thu khô hạn, nhiệt độ độ ẩm đất không đủ vì vậy mà các giống cây trồng đều có tỷ lệ mọc khá thấp cao nhất là ĐXVN7 cao hơn giống đối chứng ĐX208 3 ngày, thấp nhất là giống ĐX11 thấp hơn giống đối chứng 13% (60%). Đều này chứng tỏ khả năng chịu khô hạn của các giống khác nhau. Về khả năng mọc mầm thì giống ĐXVN7 là giống khá nhất sau đó đến giống đối chứng các giống còn lại thấp hơn giống đối chứng.

Ở vụ Thu Đông do thời thiết mưa nhiều (theo bảng 3.1.) nên độ ẩm đất cao hơn vì vậyqua theo dõi chúng tôi thấy gieo vụ này tỷ lệ mọc mầmcao hơn và số ngày mọc mầm ngắn hơnvụ Hè Thu Giống ĐX208, ĐXVN7, ĐX17, TN182 có số ngày mọc là 3 ngày, ĐX11 và AA801 thấp hơn đối chứng 1 ngày: có số ngày mọc là 4, tỷ lệ mọc mầm cao và khá đồng đều. Các giống đều đạt trên 90%. Cao nhất là giống đối chứng (ĐX208) và ĐXVN7 có tỷ lệ mọc mầm 95%, ĐX17 94%, các giống còn lại ĐX11, TN182: 93%. Riêng giống AA801 có tỷ lệ nảy mầm ở vụ này 91% thấp hơn

Nhìn chung, thời gian từ gieo đến mọc mầm của các giống trong vụ Hè Thu kéo dài hơn vụ Thu Đông khoảng1-3 ngày. Nguyên nhân này là do trong vụ Hè Thu điều kiện khí hậu, đất đại khô hạn hơn trong vụ Thu Đông nên thời gian mọc mầm của các giống kéo dài hơn. Kết quả ở bảng 3.3 cũng cho thấy giống ĐXVN7 là giống có khả năng nảy mầm tốt nhất trong cả 2 vụ Hè Thu và Thu Đông, ngược lại giống ĐX11 là giống có khả năng nảy mầm trong điều kiện khô hạn kém hơn các giống còn lại.

3.2.3. Thời gian sinh trưởng của các giống đậu xanh qua từng giai đoạn

Thời gian sinh trưởng của một giống đậu xanhlà căn cứ để bố trí cơ cấu thời vụ, điều chỉnh cơ cấu cây trồng. Thời gian sinh trưởng cònthể hiện tần suất quay vòng của một giống trong năm, quyết định đến việc bố trí cây trồng ở vụ tiếp theo.Xem xét thời gian sinh trưởng qua các giai đoạn của các giống để bố trí cây trồng sao cho những giai đoạn xung yếu nhất tránh những giai đoạn thời tiết bất thuận. Thời gian sinh trưởng từng giai đoạn của các giống được thể hiện qua bảng 3.4.

Bảng 3.4.Thời gian sinh trưởng của các giống (ngày)

Giai đoạn

Tên giống

gieo - mọc mọc – ra hoa ra hoa- thu hoạch Thu hoạch lần 1 đến lần cuối cúng Tổng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu khả năng sinh trưởng, phát triển, cho năng suất của một số giống đậu xanh tại vĩnh linh, quảng trị (Trang 33)