Khả năng sinh trưởng, pháttriển và năngsuất củamột số giốngđậu xanh trong thí

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu khả năng sinh trưởng, phát triển, cho năng suất của một số giống đậu xanh tại vĩnh linh, quảng trị (Trang 39 - 40)

4. Những điểm mới của đề tài

3.2.Khả năng sinh trưởng, pháttriển và năngsuất củamột số giốngđậu xanh trong thí

trong thí nghiệm

3.2.1.Đặc điểm hình thái của các giống đậu xanh

Đặc điểm hình thái của các giống là các đặc tính sinh học, do bản chất ditruyền quyết định. Những đặc điểm này tạo nên nét đặc thù riêngcủatừng giống. Tuy nhiên các đặc điểm này không phải luôn ổn định tuyệt đối,chúngcó thểbịảnhhưởngbởicácyếutốngoạicảnhnhư:Nhiệtđộ, cường độbức xạ, chất lượng ánh sáng, số giờ nắng; các yếu tố ngoại cảnh có thể làm màu lá đậm thêm, có thể làm màu lá nhạt đi, ...Việc lựa chọn giống có tính ổn định cao về kiểu hình hoặc khả năng thích ứng rộng có ý nghĩa rất quan trọng trong sản xuất đậuxanh.

Qua theo dõi một số đặc điểm hình thái của các giống đậu xanh, kết quả thu được thể hiện qua bảng 3.2.

Bảng 3.2.Một số đặc điểm hình thái của các giống

Chỉ tiêu

Tên giống

Kiểu

Sinh trưởng Dạng cây Màu sắc lá Màu sắc hoa

Màu vỏ hạt

ĐX 208(Đ/c) Vô hạn Đứng Xanh đậm Vàng nhạt Xanh bóng

ĐX11 Vô hạn Đứng Xanh vàng Vàng nhạt Vàng bóng

ĐX17 Vô hạn Đứng Xanh vàng Vàng nhạt Xanh bóng

ĐXVN7 Vô hạn Nữa đứng Xanh đậm Vàng nhạt Xanh mốc

TN182 Vô hạn Đứng Xanh đậm Vàng nhạt Xanh bóng

Qua bảng biểu 3.2. ta thấy:

Kiểu sinh trưởng: Đối với cây đậu xanh có 2 kiểu sinh trưởng là hữu hạn và vô hạn. Qua theo dõi chúng tôi thấy các giống thí nghiệm đều có kiểu sinh trưởng vô hạn. Cây đậu xanh có khả năng vừa sinh trưởng sinh dưỡng, vừa sinh trưởng sinh thực đồng thời ở một số giai đoạn phát triển. Tức là,trên một cây đồng thời vừa có cả nụ, hoa, quả non và quả chín.

Dạng cây:là trong một những yếu tố nhằm ảnh hưởng khả năng quang hợp của cây trồng. Đặc điểm hình thái này ảnh hưởng đến kỹ thuật gieo trồng đối với cây đậu xanh (mật độ cây/m2). Cây đậu xanh có ba dạng cây: Đứng, nữa đứng và ngang. Trong 3 loại đó thì kiểu đứng là kiểu có thể cho năng suất cao nhất vì có thể bố trí mật độ dày hơn mà không làm giảm hiệu quả sử dụng bức xạ mặt trời. Trong các giống thí nghiệm thì các giống đều có dạng đứng.

Màu sắc lá, màu sắc hoa, màu sắc vỏ hạt:Đây là tính trạng được quy định bởi gen di truyền của từng giống. Tuy nhiên chế độ chăm sóc khác nhau thì các tính trạng này cũng có thể thay đổi. Ở các giống nghiên cứu màu sắc lá chia làm 2 nhóm: xanh vàng và xanh đậm. Giống ĐX208, ĐXVN7 và TN182 lá có màu xanh đậm hơn so với các giống ĐX11, ĐX17 và AA801.

Màu sắc hoa: các giống thí nghiệm đều có màu vàng nhạt, màu đặc trưng của giống đậu xanh.

Màu vỏ hạt: Màu vỏ hạt của đậu xanh chia làm hai nhóm: Đậu xanh vỏ xanh mốc và đậu xanh vỏ xanh bóng. Trong các giống thí nghiệm, ĐXVN7 có màu xanh mốc, các giống còn lại có màu xanh bóng.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu khả năng sinh trưởng, phát triển, cho năng suất của một số giống đậu xanh tại vĩnh linh, quảng trị (Trang 39 - 40)