Thời gian mọc của các giống

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu khả năng sinh trưởng, phát triển, cho năng suất của một số giống đậu xanh tại vĩnh linh, quảng trị (Trang 40 - 42)

4. Những điểm mới của đề tài

3.2.2. Thời gian mọc của các giống

Nghiên cứu được đặc điểm sinh trưởng của giống chúng ta có thể đưa ra được những biện pháp kỹ thuật gieo trồng, bố trí thời vụ, kỹ thuật xử lý những tác hại do điều kiện bất lợi gây ra làm giảm năng suất, phẩm chất của nôngsản.

Để nắm được đặc điểm sinh trưởng của các giống trong thí nghiệm, chúng tôi đã theo dõi các chỉ tiêu sinh trưởng ngay từ khi gieo hạt đến khi thu hoạch và kết quả được trình bày ở bảng dưới đây.

Bảng 3.3.Thời gian mọc và tỷ lệ mọc của các giống

Giai đoạn

Tên giống

Thời gian từ gieo - mọc(ngày)

(ngày)

Tỷ lệ mọc mầm

(%)

Hè Thu Thu Đông Hè Thu Thu Đông

ĐX208 (Đ/c) 4 3 73 95 ĐX11 5 4 60 93 ĐX17 4 3 65 94 ĐXVN7 3 3 75 95 TN182 4 3 70 93 AA801 4 4 64 91

Giai đoạn mọc mầm: giai đoạn này là sự khởi đầu một chu kỳ sinh trưởng của thực vật nói chung và cây đậu xanh nói riêng. Thời giantừ gieo đến mọc mầm phụ thuộc vào nhiều yếu tố như đất đai,nhiệt độ, ẩm độ, chất lượng hạt giống. Thời gian từ gieo - mọc mầm của các giống càng ngắn thì nguy cơ hạt bị thối nát do các loại vi sinh vật có hại trong đất gây nên càng thấp, ngược lại nếu thời gian mọc mầm dài thì nguy cơ cắn phá hạt của kiến, mối… trong đất càngcao, dẫn đến mậtđộ cây/m2bị ảnh hưởng, làm ảnh hưởng đến năng suất cuối cùng.

Từ bảng 3.3.cho thấy trong Hè Thu, thời gian từ gieo - mọc mầm của các giống không đồng đều. Giống có thời gian mọc dài nhất là ĐX11: 5 ngày, giống ĐXVN7 có thời gian ngắn nhất 3 ngày thấp hơn giống đối chứng ĐX11: 1 ngày và đây cũng là giống có tỷ lệ mọc cao nhất trong vụ Hè Thu (75%).Đặc điểm thời tiết vụ Hè Thu khô hạn, nhiệt độ độ ẩm đất không đủ vì vậy mà các giống cây trồng đều có tỷ lệ mọc khá thấp cao nhất là ĐXVN7 cao hơn giống đối chứng ĐX208 3 ngày, thấp nhất là giống ĐX11 thấp hơn giống đối chứng 13% (60%). Đều này chứng tỏ khả năng chịu khô hạn của các giống khác nhau. Về khả năng mọc mầm thì giống ĐXVN7 là giống khá nhất sau đó đến giống đối chứng các giống còn lại thấp hơn giống đối chứng.

Ở vụ Thu Đông do thời thiết mưa nhiều (theo bảng 3.1.) nên độ ẩm đất cao hơn vì vậyqua theo dõi chúng tôi thấy gieo vụ này tỷ lệ mọc mầmcao hơn và số ngày mọc mầm ngắn hơnvụ Hè Thu Giống ĐX208, ĐXVN7, ĐX17, TN182 có số ngày mọc là 3 ngày, ĐX11 và AA801 thấp hơn đối chứng 1 ngày: có số ngày mọc là 4, tỷ lệ mọc mầm cao và khá đồng đều. Các giống đều đạt trên 90%. Cao nhất là giống đối chứng (ĐX208) và ĐXVN7 có tỷ lệ mọc mầm 95%, ĐX17 94%, các giống còn lại ĐX11, TN182: 93%. Riêng giống AA801 có tỷ lệ nảy mầm ở vụ này 91% thấp hơn

Nhìn chung, thời gian từ gieo đến mọc mầm của các giống trong vụ Hè Thu kéo dài hơn vụ Thu Đông khoảng1-3 ngày. Nguyên nhân này là do trong vụ Hè Thu điều kiện khí hậu, đất đại khô hạn hơn trong vụ Thu Đông nên thời gian mọc mầm của các giống kéo dài hơn. Kết quả ở bảng 3.3 cũng cho thấy giống ĐXVN7 là giống có khả năng nảy mầm tốt nhất trong cả 2 vụ Hè Thu và Thu Đông, ngược lại giống ĐX11 là giống có khả năng nảy mầm trong điều kiện khô hạn kém hơn các giống còn lại.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu khả năng sinh trưởng, phát triển, cho năng suất của một số giống đậu xanh tại vĩnh linh, quảng trị (Trang 40 - 42)