HIỆN TRẠNG TÀI NGUYÊN ĐẤT VÀ RỪNG CỦA KHU BẢO TỒN SAO LA

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu thực trạng và đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả công tác quản lý tài nguyên rừng tại khu bảo tồn sao la, tỉnh thừa thiên huế (Trang 33)

3. Ý NGHĨA KHOA HỌC VÀ THỰC TIỄN

3.1. HIỆN TRẠNG TÀI NGUYÊN ĐẤT VÀ RỪNG CỦA KHU BẢO TỒN SAO LA

LA TỈNH THỪA THIÊN HUẾ

3.1.1. Hiện trạng sử dụng đất của Khu bảo tồn Sao La tỉnh Thừa Thiên Huế

a. Diện tích quản lý, sử dụng phân theo đơn vị hành chính.

Bảng 3.1. Thống kê hiện trạng sử dụng đất TT Hạng mục Tổng (ha) Hương Nguyên Thượng Quảng Thượng Long Tổng diện tích 15.519,93 9.841,93 4.990,00 688,00 I Đất lâm nghiệp 15.443,53 9.823,33 4.935,90 684,30 1 Đất có rừng 13.413,73 8.712,33 4.056,30 645,10 - Rừng giầu 5.846,90 3.978,10 1.868,80 0,00 - Rừng trung bình 1.352,80 831,40 37,00 484,40 - Rừng nghèo 4.568,43 3.363,33 1.100,00 105,10 - Rừng phục hồi 1.645,60 539,50 1.050,50 55,60 2 Đất chưa có rừng 2.029,80 1.111,00 879,60 39,20 Đất trống IB 89,50 50,30 0,00 39,20 Đất trống IC 1.940,30 1.060,70 879,60 0,00 II Đất khác 76,40 18,60 54,10 3,70

b. Hiện trạng sử dụng đất theo phân khu.

Mô tả thêm về 3 phân khu chức năng của KBT Sao La TT Huế:.

(1) Phân khu bảo vệ nghiêm ngặt:

Là khu vực có diện tích vừa đủ để bảo vệ nguyên vẹn hệ sinh thái tự nhiên như mẫu chuẩn sinh thái quốc gia, được quản lý, bảo vệ chặt chẽ để theo dõi diễn biến tự nhiên của rừng và hệ sinh thái.

Phân khu bảo vệ nghiêm ngặt: Có diện tích 11.840,0 ha, gồm các tiểu khu từ 345 đến 350; 351 (khoảnh 1-8; 12; 13; 18); 352 (khoảnh 1; 3; 4; 5; 6; 7; 9 – 13); 404 (khoảnh 5 – 10); 405 (khoảnh 2 – 4; 8 – 10); 398 (khoảnh 1-9); 402 (khoảnh 1-11); 403 (khoảnh 2-3).

(2) Phân khu phục hồi sinh thái

Là khu vực được quản lý, bảo vệ chặt chẽ để khôi phục các hệ sinh thái rừng thông qua việc thực hiện một số hoạt động lâm sinh cần thiết.

Diện tích 3.550,0 ha, gồm các TK: 351 (khoảnh 10; 11; 14; 15; 17; 19); 352 (khoảnh 2; 4); 353 (khoảnh 1-14); 404 (khoảnh 1-4); 405 (khoảnh 1; 5; 6; 7), 398 (khoảnh 2).

(3) Phân khu hành chính, dịch vụ

Là khu vực để xây dựng các công trình làm việc và sinh hoạt của ban quản lý, các cơ sở nghiên cứu - thí nghiệm, dịch vụ du lịch, vui chơi giải trí.

Phân khu hành chính dịch vụ có diện tích 124,93 ha, khoảnh 16 tiểu khu 351. 3.1.2. Thực trạng tài nguyên rừng của Khu bảo tồn Sao La tỉnh Thừa Thiên Huế

a. Hiện trạng rừng của Khu bảo tồn Sao La tỉnh Thừa Thiên Huế

nh 3.1: Bản đồ hiện trạng tài nguyên Khu bảo tồn

Khu bảo tồn Sao La là rừng nguyên sinh rậm thường xanh cây lá rộng ở đất thấp là kiểu rừng địa đới duy nhất của thảm thực vật. Trong quá khứ, rừng nguyên sinh chưa bị tác động, thuộc kiểu này đã từng bao phủ toàn bộ vùng, từ ven biển đến độ cao khoảng 900-1000 m trên mặt biển. Thảm thực vật ven suối, trên các tảng đá lộ đầu, các vách đá dựng đứng là các quần xã phi địa đới. Cấu trúc và thành phần loài của tất cả các quần

xã kể trên ở các điểm khác nhau của vùng nghiên cứu rất giống nhau. Những sự sai khác chủ yếu nằm ở một số ít loài tại chỗ hiếm thuộc các quần xã phi địa đới. Các loài thực vật chỉ thị cho rừng nguyên sinh ở đất thấp của cả khu vực là Hopea pierrei, Dipterocarpus hasseltii, Parashorea stelLata, PaLaquium spp., Madhuca pasquieri, Canarium spp., Dacryodes sp., AgLaia sp., và một số loài khác. Chúng là các loài ưu thế. Chỉ thị cho rừng nguyên sinh là sự phong phú của các loài cây gỗ mọc nhanh, ưa sáng như Cratoxylum spp., Memecylon edule, Ormosia spp, Peltophorum dasyrrhachis, Trema orientalis, và một số loài khác.

Trên cơ sở rà soát hiện trạng rừng năm 2019 của KBT Sao La, tỉnh Thừa Thiên Huế tính đến 31/12/2019, tổng diện tích đất có rừng do KBT Sao La quản lý là 14.007,4 (chiếm 91,36% tổng diện tích tự nhiên của KBT), bao gồm: rừng tự nhiên 14.000,9 ha (chiếm 99,95% diện tích đất có rừng) và 100% diện tích là rừng thứ sinh; rừng trồng là 6,5 ha (Chiếm 0,05%). Toàn bộ diện tích đất rừng của KBT đều là rừng trên núi đất, phân theo loài cây cụ thể như sau:

-Rừng gỗ tự nhiên: 12.923,97 ha, toàn bộ là rừng gỗ lá rộng thường xanh hoặc nửa rụng lá;

-Rừng tre nứa 479,19 ha, chủ yếu là nứa và các loài tre nứa khác.

-Rừng hỗn giao gỗ và tre nứa là 597,74 ha, trong đó diện tích rừng gỗ là chính là 328,36 ha và diện tích rừng tre nứa là chính là 269,38 ha.

Rừng gỗ tự nhiên phân theo trữ lượng của KBT Sao La như sau:

-Rừng giàu: 2.638,61 ha, tập trung ở xã Hương Nguyên tại 7 tiểu khu (345, 347, 348, 350, 351, 352, 353), xã Thượng Quảng tại 4 tiểu khu (398, 402, 404, 405) và xã Thượng Long tại 1 tiểu khu (409);

-Rừng trung bình: 3.102,40 ha, tập trung ở xã Hương Nguyên tại 9 tiểu khu (345, 346, 347, 348, 349, 350, 351, 352, 353), xã Thượng Quảng tại 5 tiểu khu (398, 402, 403, 404, 405);

-Rừng nghèo: 3.190,45 ha, tập trung ở xã Hương Nguyên tại 9 tiểu khu (345, 346, 347, 348, 349, 350, 351, 352, 353) và xã Thượng Quảng 1 tiểu khu (403).

Diện tích chưa thành rừng của KBT là 1.311,10 ha, trong đó: -Diện tích trồng rừng chưa thành rừng là 5,44 ha;

-Diện tích khoanh nuôi tái sinh là 1.205,04 ha; -Diện tích khác là 106,06 ha.

b. Đặc điểm tài nguyên rừng tại Khu bảo tồn Sao La tỉnh Thừa Thiên Huế

Rừng nguyên sinh rậm thường xanh, cây lá rộng chưa bị tác động ở đai thấp

Các mảnh rừng kiểu này còn sót lại ở nhiều nơi thuộc xã Thượng Quảng, huyện Nam Đông, xã A Roàng và xã Hương Nguyên huyện A Lưới. Ở các điểm đó kiểu rừng này vẫn còn giữ được cấu trúc, thành phần loài và đặc trưng bên ngoài. Sự phong phú và đa dạng cao của các loài cây cộng sinh là chỉ thị cho các điều kiện độ ẩm điển hình và tuổi cây.

Rừng thứ sinh rậm và thưa thường xanh cây lá rộng ở đất thấp

Rừng thứ sinh có sự phân bố rộng ở vùng nghiên cứu gặp ở tất cả các điểm. Ước tính chúng che phủ từ 15 đến 55% diện tích ở xã A Roàng, huyện A Lưới, và xã Thượng Quảng, huyện Nam Đông. Cấu trúc, thành phần loài và cấu trúc bên ngoài của kiểu rừng này rất giống nhau. Sự phân tầngchỉ rõ rệt ở rừng thứ sinh già, có tuổi trên 30-40. Tuy nhiên thành phần loài cây gỗ rất khác, gồm chủ yếu các loài cây gỗ mọc nhanh. Phần lớn diện tích rừng thứ sinh có tuổi trẻ hơn (ít hơn 30 tuổi) và thể hiện sự phân tầng không rõ rệt. Sự đa dạng và phong phú cao của cỏ và dây leo gỗ mọc nhanh là chỉ thị cho loại rừng này. Các loài sống bám trên cây không phổ biến trong rừng thứ sinh và chỉ thị cho nơi sống ẩm hơn và không bị tác động.

Trảng cây bụi thứ sinh rậm và thưa

Trảng cây bụi thứ sinh rậm và thưa có sự phân bố rộng rãi ở trong tỉnh. Tuy nhiên kiểu quần xã này không thấy ở xã A Roàng, Hương Nguyên (huyện A Lưới), nơi rừng nguyên sinh và thứ sinh vẫn chiếm diện tích lớn nhất. Ở tất cả các điểm nghiên cứu kiểu thảm thực vật này có cấu trúc, thành phần loài và cấu trúc bên ngoài rất giống nhau. Cấu trúc thẳng đứng của trảng cây bụi thứ sinh nói chung rất đơn giản, chỉ gồm tầng cây bụi và tầng cỏ. Đôi khi nứa có thể tạo thành tầng bổ sung cao hơn, nhưng độ che phủ của nó thường ít hơn 5-10 %.

Trảng cỏ thưa và các quần xã Ráng thứ sinh

Trảng cỏ thưa và các quần xã Ráng thứ sinh phân bố rộng ở vùng nghiên cứu, gặp ở tất cả các điểm điều tra, trừ xã A Roàng, huyện A Lưới. Chúng có thể chiếm đến 15% tổng diện tích. Cấu trúc, thành phần loài và cấu trúc bên ngoài của các quần xã này rất giống nhau. Cấu trúc thẳng đứng của trảng cỏ và Ráng thứ sinh rất đơn giản, chỉ gồm một tầng cỏ.

Các quần xã Ráng

Thông thường là các quần xã tiên phong trên đất bị thoái hóa mạnh và bồi tụ trẻ trên sườn núi đá mẹ đang phong hóa. Thành phần loài của các loại quần xã này rất nghèo,

gồm các loài Ráng thông thường với thân leo dài từ 2 -3 mét như Dicranopteris linearis, Gleichenia truncata Pteridium aquilinum.

Các quần xã thực vật ở ven suối

Các quần xã thực vật ở ven suối thuộc kiểu thảm thực vật phi địa đới và chỉ chiếm một diện tích nhỏ, có lẽ không quá 3-5%. Ở vùng đất thấp đông dân cư chúng có thể gặp dọc sông suối lớn được phù sa của các loại đá mẹ granít, phiến và cát bồi tụ. Ở các vùng đồi núi,các quần xã thực vật loại này thường gặp ở các thung lũng suối hẹp sát các vách đá lộ đầu. Môi trường sống điển hình của các loài cây mọc ven suối cũng là các vách đá, có khi cả ở thác rất ẩm, được che bóng.

Các quần xã thực vật sống trên đá

Cũng như thảm thực vật ven sông suối, thảm thực vật sống trên đá thuộc các kiểu thảm thực vật phi địa đới. Các quần xã thực vật này gặp ở các vách và tảng đá ven sông suối và ở các tảng đá lộ đầu trên đường đỉnh hay phần sườn núi gần đỉnh. Đá phiến, đá cát, granít và quáczít là giá thể của các loài thuộc nhóm này. Tính đa dạng của các loài cây sống trên đá ở vùng nghiên cứu rất cao, bao gồm nhiều loài hiếm đặc trưng.

( Nguồn: Dự án đầu tư Khu bảo tồn Sao La, Dự án HLX tài trợ, Chi cục Kiểm lâm TT Huế và Phân Viện ĐTQH rừng Trung Trung Bộ thực hiện ).

Hệ thực vật

Tổng số 1035 loài thực vật, thuộc 162 họ thực vật bậc cao có mạch ở khu vực A Roàng và Thượng Quảng; danh mục các loài đã được ghi nhận trong tỉnh trình bày bởi Averyanov và cộng sự 2006 và số liệu điều tra, cập nhật bổ sung năm 2018 (Tiến sĩ Trần Minh Đức ).

Giống như các hệ thực vật khác của Việt Nam có quan hệ về mặt địa lý sinh vật với dãy Trường Sơn, hệ thực vật của vùng nghiên cứu của dự án có mối quan hệ chặt chẽ nhất với các hệ thực vật của vùng HimaLaia, nhất là với phần Đông Nam. Các yếu tố địa lý thực vật HimaLaia phổ biến ở vùng nghiên cứu. Các yếu tố địa lý thực vật Ấn Độ-MaLaixia và MaLaixia tạo nên các phần quan trọng trong hệ thực vật của vùng nghiên cứu. Một vài loài thuộc nhóm vừa kể như Hopea pierrei, Dipterocarpus hasseltii,

Freycinetia sumatrana, Parkia sumatrana, Harmandia mekongensis có thể đóng vai trò

quan trọng trong việc hình thành môi trường sống. Hiếm khi tìm thấy những địa điểm nhỏ lẫn lộn các loài Thông như Dacrycarpus imbricatus, Dacrydium eLatum, Nageia wallichiana Podocarpus neriifolius.

( Nguồn: Dự án đầu tư Khu BT Sao La, Dự án HLX tài trợ, Chi cục Kiểm lâm TT Huế và Phân Viện ĐTQH rừng TTB thực hiện, dự án CarBi-WWF tháng 5, năm 2018 ).

Khu hệ động vật

Khu bảo tồn Sao La là khu vực có hệ động vật phong phú và đa dạng. Chúng chứa đựng nguồn gen phong phú đa dạng của 564 loài động vật, gồm thú, chim, bò sát ếch nhái, cá, côn trùng, trong đó có 48 loài động vật đang bị đe doạ tiêu diệt. Đặc biệt, đây là nơi duy nhất có sự hiện diện của ba loài thú lớn mới phát hiện trên thế giới có giá trị bảo tồn toàn cầu là Mang lớn (Megamuntiacus vuquangensis), Mang Trường Sơn (Caninmuntiacus truongsonensis) và Sao La (Pseudoryx nghetinhensis). Đây là một trong ít khu vực ở Việt Nam có sự ghi nhận của cả 3 loài này, chúng là những loài cần được ưu tiên bảo tồn trong khu vực, hiện tại và trong tương Lai.

( Nguồn: Dự án đầu tư Khu BT Sao La, Dự án HLX tài trợ, Chi cục Kiểm lâm TT Huế và Phân Viện ĐTQH rừng TTB thực hiện, dự án CarBi-WWF tháng 5, năm 2018 ).

Khu hệ thú

Trong số 42 loài thú thuộc 13 họ, 5 bộ đã được ghi nhận ở Khu bảo tồn Sao La, tỉnh Thừa Thiên Huế, có 23 loài có tên trong Phụ lục IB và IIB của Nghị định số 06 /2019/NĐ-CP; 25 loài có tên trong Sách đỏ Việt Nam (Bộ KH,CN&MT, 2000); và 19 loài có tên trong Danh sách đỏ IUCN 2005 (IUCN, 2005).

Bảng 3.2 Danh mục các loài thú quí hiếm và nguy cấp ở Khu bảo tồn Sao La

Tên Việt

Nam Tên tiếng Anh Tên Khoa học

Nghị đinh 06 Sách đỏ Việt Nam Sách đỏ IUCN

Trút Sunda pangolin Manis javanica IB V LR

Chồn dơi Sunda colugo Cynocephalus

variegatus R

Culi lớn Slow loris Nycticebus

coucang IB V VU

Culi nhỏ Pygmy loris Nycticebus

pygmaeus IB V VU

Khỉ mặt đỏ Bear macaque Macaca

arctoides IIB V VU

Khỉ đuôi lợn Northen pig-tailed

macaque Macaca leonine IIB V VU Voọc chà vá chân đỏ Red-shanked Douc langur Pygathrix nemaeus IB E EN Vượn đen má trắng White-cheeked crested gibbon Nomascus leucogenys IB E EN

Tên Việt

Nam Tên tiếng Anh Tên Khoa học

Nghị đinh 06 Sách đỏ Việt Nam Sách đỏ IUCN

Gấu ngựa Asiatic black bear Ursus thibetanus IB E VU

Gấu chó Sun bear Ursus

malayanus IB E VU

Cầy hương Small Indian civet Viverricula

indica IIB T

Cầy mực Binturong Arctictis

binturong IB R

Cầy gấm Spotted linsang Prionodon

pardicolor IB R

Cầy vằn Owstons civet Chrotogale

owstoni IIB R VU

Cầy giông Large Indian civet Viverra zibetha IIB

Rái cá thường Eurasian otter Lutra lutra IB T LR

Mèo rừng Leopard cat Prionailurus

bengalensis IB V VU Cheo cheo Nam Dương Lesser oriental chevrotain Tragulus javanicus IIB V

Nai Sambar Cervus unicolor IIB V DD

Mang lớn Large-antlered muntjac Muntiacus vuquangensis IB E DD Mang Trường Sơn Truong Son muntjac Muntiacus truongsonensis IB E DD

Sơn dương Southern serow Naemorhedus

sumatraensis IB V VU

Sao La Sao La Pseudoryx

nghetinhensis IB E DD

Thỏ Vằn Striped rabbit Nesolagus

timinsi IB E EN

(Nguồn: Hành lang xanh, 2008).

Ghi chú:

Nghị định 06/2019/NĐ-CP: IB – Nhóm I. Nghiêm cấm khai thác và sử dụng/IB.

Động vật hoang dã; IIB – Nhóm II. Hạn chế khai thác và sử dụng/IIB. Động vật hoang dã.

SĐVN – Sách đỏ Việt Nam (Bộ KHCN&MT, 2000): E – Nguy cấp, V – Sắp nguy cấp, R – Hiếm, T – Thiếu số liệu.

IUCN – Danh sách Đỏ IUCN 2005 (IUCN, 2005): EN – Nguy cấp, VU – Sắp nguy cấp, LR – Ít bị đe dọa, DD – Thiếu thông tin.

Khu hệ chim

Kết quả khảo sát đã ghi nhận được tổng cộng 139 loài chim thuộc 11 bộ và 34 họ bằng cách quan sát và định danh trực tiếp ngoài thực địa trong vùng dự án. Trong 139 loài này có trong đó có 4 loài được liệt kê trong Danh lục đỏ IUCN (2018), 5 loài chim được ghi nhận trong Sách đỏ Việt Nam (2007). Đặc biệt, có hai loài chim được liệt kê trong Nghị định 160/2013 của Chính Phủ Việt Nam về Danh lục các loài nguy cấp, quý, hiếm cần được bảo vệ.

Bảng 3.3. Các loài chim có giá trị bảo tồn cao trong vùng phân bố hẹp được ghi nhận

ở Khu bảo tồn Sao la tỉnh Thừa Thiên Huế.

TT Tên phổ thông Tên khoa học

Ghi nhận Sinh cảnh Ghi chú

TS HS D L I. Bộ Gà Galliformes

1. Họ Trĩ Phasianidae

1 Gà so trung bộ A. merlini H 1 X NT 2 Trĩ sao Rheinardia ocellata 1 NT,V

II. Bộ Hồng hoàng Bucerotiformes

1. Họ Hồng hoàng Bucerotidae

1 Niệc nâu Anorrhinus austeni P 1 NT,T N160

2 Hồng hoàng Buceros bicornis P 1 NT, T, N160

III. Bộ Nuốc Trogoniformes

1. Họ Bói cá Alcedinidae

TT Tên phổ thông Tên khoa học

Ghi nhận Sinh cảnh Ghi chú

TS HS D L IV. Bộ Cu cu Cuculiformes

1. Họ Quạ Corvidae

1 Chim khách đuôi cờ Temnurus temnurus O X X T

2. Họ Chim chích Sylviidae

1 Khướu mỏ dài Jabouilleia danjoui H X X NT, RRS 2 Chích chạch má xám M. kelleyi 1 RRS

(Nguồn: Hành lang xanh, 2008). Ghichú: Hệ thống phân loại theo Robson (2009). Tên phổ thông theo Nguyễn

Cửccs,2000 và Lê Mạnh Hùng (2012, 2018). Hiện trạng bảo tồn: NT = Sắp bị đe doạ

theo IUCN (2018); RRS = loài có vùng phân bố giới hạn; N160 = loài được ghi nhận trong Nghị định 160/2013 của Chính Phủ về Danh lục các loài nguy cấp, quý, hiếm cần được bảo vệ; V = Sẽ bị đe doạ; T = Bị đe doạ theo Sách đỏ Việt Nam (2007).

Sinh cảnh: D = rừng thường xanh đất thấp bị tác động; L = rừng trên núi thấp. TS = Khảo sát từ 20-27/3/2018; Ghi nhận: O = quan sát trực tiếp; P = chụp cảnh; H = nghe tiếng hót, I = phỏng vấn, tư liệu đánh tin cậy.

HS = Các ghi nhận trước đây: 1 = theo WWF, 2017.

Khu hệ bò sát - ếch nhái:

Tổng số đã ghi nhận được 73 loài lưỡng cư bò sát nghi nhận tại khu vực, thuộc 22 họ và 4 bộ Trong đó có 22 loài lưỡng cư thuộc 6 họ, 1 bộ; 51 loài bò sát thuộc 16 họ,

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu thực trạng và đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả công tác quản lý tài nguyên rừng tại khu bảo tồn sao la, tỉnh thừa thiên huế (Trang 33)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(99 trang)