Thực trạng công tác quản lý, bảo vệ rừng tài nguyên rừng tại Khu bảo tồn Sao La

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu thực trạng và đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả công tác quản lý tài nguyên rừng tại khu bảo tồn sao la, tỉnh thừa thiên huế (Trang 50 - 59)

3. Ý NGHĨA KHOA HỌC VÀ THỰC TIỄN

3.2.2. Thực trạng công tác quản lý, bảo vệ rừng tài nguyên rừng tại Khu bảo tồn Sao La

Sao La tỉnh Thừa Thiên Huế

Về trình độ chuyên môn:

Ban quản lý KBT có 12 viên chức trong đó phân theo trình chuyên môn: Đại học 5 người, chiếm 41,67 %; trung cấp 01 người, chiếm 8,33 %; sơ cấp và đang đào tạo 7 người, chiếm 50%. Phân theo trình độ lý luận chính trị: Trung cấp 01 đồng chí, chiếm 8,33%; chưa qua đào tạo 11 đồng chí, chiếm 91,67%.

Hạt Kiểm lâm KBT Sao La có 13 biên chế, tổng số Kiểm lâm viên 06 người, cán sư và kỹ thuật viên 06 người; Hợp đồng 68: 01 người, trong đó phân theo trình độ chuyên môn: trình độ Đại học có 10 người, chiếm 76,92%; trình độ Trung cấp có 02 người, chiếm 15,38% và chưa đào tạo có 01 người, chiếm 7,7 %. Phân theo trình độ chính trị: Trung cấp 01 đồng chí chiếm 7,69%, chưa qua đào tạo 12 đồng chí chiếm 92,31%.1

Thảo luận về đặc điểm chung của đơn vị

Cơ cấu tổ chức các bộ phận chức năng của KBT như hiện nay chưa đáp ứng được mục tiêu, nhiệm vụ và quy mô theo Quyết định số 2020/2013/QĐ-UBND ngày

HẠT KIỂM LÂM BAN QUẢN LÝ GIÁM ĐỐC HẠT TRƯỞNG PHÓ HẠT TRƯỞNG PHÓ GIÁM ĐỐC PHÒNG HÀNH CHÍNH – TỔNG HỢP BỘ PHẬN QLBVR &BTTN PHÒNG QUẢN LÝ BẢO VỆ RỪNG PHÒNG KẾ HOẠCH – KỶTHUẬT BỘ PHẬN THANH TRA PHÁP CHẾ CÁC TRẠM KIÊM LÂM TỔ KIÊM LÂM CƠ ĐỘNG BỘ PHẬN HÀNH CHÍNH - TỔNG HỢP

09/10/2013 của UBND tỉnh Thừa Thiên Huế về việc thành lập Khu bảo tồn Sao la và cũng chưa đáp ứng được theo trong tình hình mới.

Mặc dù các cán bộ KBT từ cấp quản lý, kỹ thuật đến Kiểm lâm đều được đào tạo đúng chuyên môn nhưng trình độ chưa đồng đều, đặc biệt thiếu hụt về chuyên môn trong lĩnh vực bảo tồn ĐDSH. Do đó, việc trang bị bổ sung kỹ năng, kiến thức chuyên môn cho các cán bộ cũng là một trong những nhiệm vụ quan trọng nhằm thực hiện thành công công tác bảo tồn ĐDSH tại KBT.

Lực lượng kiểm lâm địa bàn còn thiếu về số lượng, chất lượng không đồng đều nên trong khi thực hiện nhiệm vụ tuần tra bảo vệ rừng, kiểm soát các hoạt động buôn bán lâm sản trên địa bàn gặp không ít khó khăn.

Về quản lý rừng tự nhiên

Bảo vệ tốt diện tích rừng tự nhiên được giao nhằm góp phần thực hiện mục tiêu bảo tồn tài nguyên thiên nhiên và đa dạng sinh học, duy trì hệ sinh thái và chức năng phòng hộ của rừng là nhiệm vụ trọng tâm của KBT Sao La Thừa Thiên Huế. Lực lượng Kiểm lâm và cán bộ bảo vệ rừng trực tiếp thực hiện các hoạt động bảo vệ rừng là 13 người bao gồm cả lái xe, được bố trí tại 4 trạm Kiểm lâm cửa rừng; đội kiểm lâm cơ động và văn phòng Hạt Kiểm lâm KBT.

Như vậy, với 13 cán bộ kiểm lâm phụ trách bảo vệ 14.000,9 ha rừng tự nhiên, bình quân mỗi một kiểm lâm viên phụ trách bảo vệ hơn 1.100 ha rừng là một nhiệm vụ khó khăn. Toàn bộ diện tích rừng KBT quản lý phân bố trên hai huyện là Nam Đông và A Lưới với địa hình phức tạp, hiểm trở nên phải dàn trải các cán bộ Kiểm lâm đến quản lý và chốt chặn ở các khu vực xung yếu nên có trường hợp trạm Kiểm lâm cửa rừng chỉ có 1 đến 2 người túc trực.

Công tác quản lý, bảo vệ rừng được tập trung vào các hoạt động như sau:

- Tăng cường triển khai các biện pháp ngăn chặn, truy quét các tổ chức, cá nhân chặt phá, khai thác rừng, săn bắt động vật rừng trái phép. Ứng dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật trong công tác bảo vệ rừng, theo dõi diễn biến tài nguyên rừng và đất lâm nghiệp, giám sát đa dạng sinh học như trang bị máy tính bảng, GPS, điện thoại vệ tinh.

- Phối hợp giữa lực lượng kiểm lâm, quản lý bảo vệ rừng của đơn vị với UBND cấp xã, các cơ quan chức năng và các đơn vị chủ rừng giáp ranh với khu bảo tồn trong công tác bảo vệ rừng đã nhằm hạn chế được đáng kể tình trạng khai thác, vận chuyển, mua bán lâm sản trái phép xảy ra trên địa bàn.

Công tác bảo vệ rừng, phòng cháy, chữa cháy rừng

Tình trạng cháy rừng hiếm khi xảy ra bên trong KBT, chủ yếu xảy ra ở những khu vực giáp ranh gần đất sản xuất nông nghiệp. Việc đốt nương làm rẫy của người dân

ngoài ảnh hưởng tiêu cực đến đa dạng sinh học và tiềm ẩn nguy cơ cháy rừng còn bị người dân địa phương lợi dụng để xâm canh rừng, mở rộng diện tích canh tác, lấn dần vào đất của KBT. Ngoài ra, các hoạt động sử dụng lửa thiếu kiểm soát trong rừng để lấy mật ong rừng cũng tiềm ẩn rủi ro cháy rừng đối với KBT.

Với phương châm phòng là chính, hàng năm KBT đã chủ động triển khai công tác BVR- PCCCR ở địa bàn. Thành lập Ban chỉ đạo QLBVR-PCCCR của KBT do một đồng chí lãnh đạo Ban quản lý làm trưởng ban. Hàng năm, đơn vị đều làm công tác kiện toàn ban chỉ đạo và xây dựng Phương án QLBVR-PCCCR và phân công nhiệm vụ cho từng đồng chí trong ban chỉ đạo. Bước vào mùa khô, đơn vị xây dựng lịch trực PCCCR cho các trạm Kiểm lâm cửa rừng, tổ BVR. Phân công lãnh đạo trực tiếp chỉ đạo tại hiện trường, tăng cường tối đa lực lượng của các phòng, trạm và các tổ tại các điểm có nguy cơ xẩy ra cháy rừng cao. Trang bị các đồ dùng thiết bị PCCCR cơ bản cho nhân viên bảo vệ rừng. Phân công cán bộ trực 24/24 ở các trạm và Văn phòng Ban quản lý.

Khu bảo tồn đã làm tốt công tác phối hợp với chính quyền địa phương tổ chức các đợt tuyên truyền, hướng dẫn đồng bào địa phương các kỹ thuật đốt rẫy và sử dụng lửa rừng, áp dụng các biện pháp PCCCR. Phối hợp trong công tác tuần tra, kiểm tra kiểm soát, khuyến cáo người dân chấp hành nghiêm qui định quản lý cháy.

Các hoạt động này đã góp phần giảm thiểu đáng kể số vụ cháy rừng xảy ra trên địa bàn khu vực giáp ranh KBT Sao La. Từ năm 2014 đến năm 2019, trên diện tích rừng do đơn vị quản lý đã không xảy ra vụ cháy rừng nào.

Mặc dù KBT Sao La đã có nhiều cố gắng đạt được những kết quả tốt trong công tác bảo vệ và PCCCR, đặc biệt là 5 năm gần đây từ năm 2014 đến nay, lâm phận do KBT quản lý chưa để xảy ra vụ cháy rừng nào. Tuy nhiên, đơn vị đang còn gặp nhiều thiếu thốn về các trang thiết bị giúp cho công tác quản lý bảo vệ rừng, PCCCR hiệu quả hơn. Hầu hết các trang thiết bị đều đơn giản và còn thiếu các thiết bị ứng dụng các công nghệ mới trong quản lý, bảo vệ rừng, PCCCR và bảo tồn đa dạng sinh học như máy tính bảng ứng dụng vào theo dõi diễn biến rừng, các máy chụp ảnh quay phim hồng ngoại có thể chụp ảnh, ghi hình di chuyển của các loài thú ban đêm hoặc thời tiết xấu, hoặc các thiết bị cảnh báo cháy rừng, thiết bị bay không người lái như Drone hoặc Fly cam v.v..

Danh mục các trang thiết bị phục vụ công tác quản lý bảo vệ rừng, PCCCR được thống kê ở bảng 3.7 dưới đây.

Bảng 3.7: Thống kê hiện trạng trang thiết bị phục vụ công tác quản lý, bảo vệ và PCCCR Số TT Hạng mục Đơn vị tính Số lượng Năm mua sắm Tổng kinh phí (triệu đồng) Phân theo nguồn vốn Nguồn vốn ngân sách (triệu đồng) Nguồn khác (triệu đồng) I Phục vụ công tác quản lý, bảo vệ rừng và công tác chuyên môn.

1 Bàn ghế làm việc hòa phát. Bộ 2 2011 31,2 31,2

2 Bộ bàn ghế tiếp khách Bộ 2 2017 17,4 17,4 3 Bộ bàn ghế tiếp khách Bộ 1 2019 15,63 15,63 4 Xe ô tô 75M 001.07 Chiếc 1 2018 681,3 681,3 5 Xe máy Future 125 FI Chiếc 3 2018 98,4 98,4 6 Ghe nhôm Chiếc 1 2018 24,6 24,6 7 Máy tính để bàn FPT Bộ 4 2017 45,76 45,76 8 Máy tính xách tay Acer Chiếc 2 2017 25,89 25,89 9 Máy tính xách tay Dell Chiếc 1 2016 16 16 10 Máy chiếu Sony VPL Bộ 1 2018 15,2 15,2 11 Máy Photocopy Cái 1 2014 35,5 35,5

12 Máy tính để bàn (HCTH) Bộ 1 2014 13,7 13,7 13 Máy tính để bàn (PGĐ) Bộ 1 2012 11,865 11,865

14 Máy phát điện Máy 1 2018 51,920 51,920 15 Ghe nhôm Chiếc 1 2017 38,597 38,597 16 Máy Coole Honda 13CV Máy 1 2017 14,5 14,5 17 Điện thoại vệ tinh Máy 3 2017 37,8 37,8 18 Máy in Canon LBP Cái 3 2010 8,680 8,680

19 Máy vi tính để bàn (KHKT) Bộ 2 2011 16 16 20 Máy vi tính để bàn Bộ 1 2011 8,705 8,705

Số TT Hạng mục Đơn vị tính Số lượng Năm mua sắm Tổng kinh phí (triệu đồng) Phân theo nguồn vốn Nguồn vốn ngân sách (triệu đồng) Nguồn khác (triệu đồng) (Kế toán) 21 Máy vi tính để bàn (BVR) Bộ 1 2012 8,95 8,950

22 Máy in phun màu Canon Bộ 1 2016 5,75 5,750 23 Máy ảnh kỹ thuật số Canon Cái 1 2016 7,75 7,75 24 Máy định vị GPS Map 16 Cái 2 2016 15,5 15,5 25 Máy tính xách tay Acer Cái 5 2018 62,5 62,5 26 Máy tính để bàn CMS Cái 5 2018 53,5 53,5 27 Máy in Laser Brother Cái 1 2019 12,29 12,29

Tổng kinh phí : 1.374,877 134,6 1.240,287 II Trang thiết bị phục vụ công tác PCCCR

1 Máy cưa xăng Chiếc 1 2016 18,425 18,425

2 Máy bơm nước khoác vai Chiếc 2 2016

2017 27,060 27,060 3 Bình xịt chữa cháy Chiếc 4 2016 32,000 32,000 4 Bàn dập lửa Chiếc 25 2017 5,75 5,750 5 Can đựng nước Chiếc 50 2018 1,000 1,000 6 Máy thổi gió Chiếc 3 2016 72,015 72,015

Tổng kinh phí phục vụ PCCCR 137,825 137,825

(Nguồn: Báo cáo gửi TCLN phục vụ Hội nghị toàn quốc về rừng đặc dụng, rừng phòng hộ 2019- Khu Bảo tồn Sao la cập nhật tháng 3/2020).

Qua số liệu thống kê tại bảng 3.7 trên cho thấy, các trang thiết bị phục vụ cho công tác quản lý bảo vệ rừng, PCCCR rất đơn giản với số lượng khiêm tốn. Với tổng số tiền hơn 1.374.877 đồng đầu tư cho các trang thiết bị phục vụ công tác chuyên môn và quản lý bảo vệ rừng thì có tới hơn 1.240.287 đồng sử dụng từ nguồn khác ngoài ngân sách Nhà nước (chiếm 90%). Tổng số tiền ngân sách hỗ trợ cho đầu tư trang thiết bị phục vụ công tác PCCCR là 137.825.000 đồng đều sử dụng từ nguồn khác hỗ trợ như các chương trình dự án triển khai trên địa bàn. Hơn nữa nhìn vào danh mục các trang thiết bị PCCCR tại bảng ta thấy đơn vị còn thiếu rất nhiều những công cụ, thiết bị PCCCR. Do đó, để công tác quản lý bảo vệ rừng, PCCCR đạt được hiệu quả, ngoài sự quan tâm đầu tư của cấp trên thì việc huy động các nguồn lực ngoài ngân sách Nhà nước cũng cần được quan tâm hơn nữa đối với KBT Sao La Thừa Thiên Huế.

Về quản lý lâm sản ngoài gỗ

Cho đến nay, KBT Sao La chưa có một điều tra nghiên cứu toàn diện các loài lâm sản ngoài gỗ (LSNG) trên diện tích rừng được giao quản lý. Tuy nhiên, theo các thông tin kế thừa, tài nguyên rừng ở KBT có nhiều loại LSNG có giá trị kinh tế cũng như giá trị dược liệu như: Song, Mây, Phong Lan, Măng tre, Mật ong, Đỗ Quyên, một số loài thảo dược khác v.v.. Hoạt động khai thác LSNG tự phát được người dân địa phương thực hiện từ những năm trước khi KBT thành lập (2013) do nhu cầu thị trường lớn, thu nhập từ khai thác LSNG nhằm góp phần ổn định sinh kế cho gia đình.

Từ khi thành lập KBT Sao La, Ban quản lý KBT đã đánh giá việc khai thác LSNG quá mức sẽ dẫn đến sự suy thoái sinh cảnh nghiêm trọng nếu không được tuân thủ theo nguyên tắc bền vững và giám sát chặt chẽ. Một số tác động đến ĐDSH của việc khai thác LSNG có thể thấy rõ như nhiều loài thực vật có thể đứng trước nguy cơ tuyệt chủng ngoài tự nhiên nếu bị khai thác quá mức, nguồn gen di truyền bị suy giảm. Từ đó, việc từng bước kiểm soát, hạn chế việc khai thác LSNG không có kế hoạch đã được cán bộ KBT quan tâm đúng mức như xây dựng qui ước quản lý vảo vệ rừng và khai thác, sử dụng LSNG bền vững, kiểm soát nhu cầu của thị trường về LSNG song song với việc tăng cường tuyên truyền vận động việc thực thi pháp luật thông qua các cuộc họp thôn.

Về cứu hộ, phát triển sinh vật

Hiện tại, KBT Sao La chưa thành lập Trung Tâm cứu hộ và phát triển sinh vật tuy nhiên do lợi ích kinh tế mà các hoạt động săn bắt động vật trái phép diễn ra trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế có những thời điểm phức tạp, đòi hỏi công tác cứu hộ các loài động vật hoang dã thu giữ được từ các vụ vị phạm lâm luật phải được quan tâm đúng mức.

Nhận thức được tầm quan trọng của công tác cứu hộ động vật, ngay sau khi thành lập KBT Sao La đã phối hợp với các cơ quan chức năng như Chi cục Kiểm Lâm, các

Vườn Quốc Gia, bộ đội Biên phòng làm tốt công tác cứu hộ động vật hoang dã. Kết quả thực hiện công tác tái thả động vật hoang dã giai đoạn 2014-2019 có tổng số 91 cá thể động vật rừng các loại được tái thả về môi trường sống tự nhiên. Chi tiết số lượng và các loài cá thể được tái thả thể hiện ở bảng 3.8 sau:

Bảng 3.8: Hoạt động cứu hộ động vật hoang dã giai đoạn 2014-2019

Năm Hoạt động Đơn vị thực hiên Đơn vị phối hợp

2014

Cứu hộ và tái thả 02 cá thể Khỉ mặt đỏ; 01 cá thể Chồn mở về môi trường tự nhiên

Hạt Kiểm lâm KBT

2015 Tái thả 26 cá thể Tê Tê; 01 cá thể Heo rừng

Hạt Kiểm lâm KBT

Chi cục Kiểm lâm; VQG Cúc Phương; Văn phòng WWF

tại Huế.

2016

Tái thả 01 cá thể Cu li; 46 cá thể Tê Tê về môi trường tự nhiên

Hạt Kiểm lâm KBT

Chi cục Kiểm lâm; Hạt KL A Lưới; VQG Cúc Phương; Văn phòng WWF tại Huế. 2017 Tái thả 04 cá thể Khỉ mặt đỏ; 03 cá thể Dúi mốc đỏ; 01 cá thể Heo về môi trường tự nhiên

Hạt Kiểm lâm KBT

Hạt Kiểm lâm Thành phố Huế

2018 Tái thả 04 cá thể Dúi vào môi trường sống tự nhiên; Hạt Kiểm lâm KBT Đồn Biên phòng Hương Nguyên 2019 Thả 01 cá thể Cu li nhỏ và 01 cá thể Chồn dơi vào môi trường sống tự nhiên.

Hạt Kiểm lâm KBT

Hạt Kiểm lâm A Lưới

Nguồn: Khu bảo tồn Sao La năm 2020

Qua số liệu ở bảng 3.8 cho thấy, có rất nhiều động vật hoang dã được tiếp nhận từ các vụ săn bắt trái phép của người dân địa phương được tái thả mà chưa biết tình hình sức khỏe của các cá thể động vật này thế nào. Nếu KBT có một Trung tâm cứu hộ động vật hoang dã thì công tác cứu hộ các động vật hoang dã thu nhận từ các vụ vi phạm pháp luật sẽ hiệu quả hơn.

Về công tác quản lý, xử lý vi phạm pháp luật về công tác quản lý, bảo vệ và phát triển rừng, bảo tồn đa dạng sinh học

Trong những năm qua KBT Sao La đã thực hiện tốt công tác thực thi pháp luật về lâm nghiệp, thường xuyên phối hợp với các cơ quan chức năng, các cấp chính quyền địa phương, tổ chức lực lượng tuần tra, kiểm soát, kịp thời phát hiện và đình chỉ, xử lý các hành vi vi phạm luật bảo vệ và phát triển rừng, xử lý nghiêm minh các hành vi vi phạm theo đúng quy định của pháp luật.

Cụ thể từ năm 2014 đến năm 2019 trên lực lượng Kiểm lâm KBT đã phát hiện và xử lý 216 vụ vi phạm lâm luật. Các vụ vi phạm lâm luật được phát hiện và xử lý thuộc nhóm hành vi khai thác gỗ và lâm sản trái pháp luật. Tất các các vụ vi phạm đều được xử lý ở mức độ xử phạt hành chính. Chi tiết được thống kê qua các năm tại bảng 3.9 dưới đây.

Bảng 3.9: Thống kê số vụ vi phạm luật bảo vệ phát triển rừng đã được xử lý

Số TT Mức xử lý/hành vi

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu thực trạng và đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả công tác quản lý tài nguyên rừng tại khu bảo tồn sao la, tỉnh thừa thiên huế (Trang 50 - 59)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(99 trang)