3. Ý NGHĨA KHOA HỌC VÀ THỰC TIỄN
3.3.1. Một số mối đe dọa đến tài nguyên rừng tại Khu bảo tồn Sao La
Săn bắn và bẫy thú:
Săn bẫy động vật hoang dã là mối đe doạ lớn nhất đối với tính toàn vẹn sinh học của KBT Sao La. Các loài bị đe doạ chủ yếu trong KBT là các loài thú lớn đến trung bình. Ngoài ra, một số loài khác cũng bị săn bắt trong KBT như các loài gà, các loài rùa, các loài sóc, và một số loài linh trưởng, … Phạm vi và khu vực săn bắt phụ thuộc vào phân bố của các loài động vật bị săn bắt. Ví dụ, đối với các loài thú lớn, thú trung bình và linh trưởng hoạt động này thường diễn ra ở vùng lõi. Trong khi đó, các loài thú ăn thịt nhỏ như các loài cầy, hoặc các loài gặm nhấm như sóc, chuột có thể bẫy ở khu vực vùng giáp ranh. Mùa săn bắn thường tập trung vào mùa mưa, đặc biệt là thời điểm giáp Tết khi mà nhu cầu tiêu thụ các sản phẩm động vật hoang dã tăng lên. Thành phần săn, bẫy bắt là những người thợ săn địa phương (trong vùng giáp ranh) thợ nghiệp dư và những người dân tranh thủ mùa nông nhàn rảnh rỗi. Đôi khi có một số bộ phận người kinh sống ở xa vùng giáp ranh có thể đến từ các huyện khác hoặc tỉnh khác, họ là những thợ săn chuyên nghiệp, thông thạo và hiểu biết núi rừng, săn bắn theo mùa và thường có thời gian lưu lại trong rừng dài ngày. Kết quả tham vấn ở 5 xã vùng giáp ranh cho thấy, những thợ săn chuyên nghiệp thường kết hợp với việc thu hái nhiều sản phẩm khác từ rừng. Vì vậy, săn bắn động vật trái phép còn diễn ra phức tạp, đây cũng áp lực lớn đối với KBT và được xác định ở mức ưu tiên cần được giải quyết.
Bảng 3.11: Thống kê số bẫy được tháo gỡ trong Khu bảo tồn
Năm 2014 2015 2016 2017 2018 2019 Tổng cộng Bẫy tháo gỡ (Đơn vị tính: cái bẫy) 21000 17408 8435 7679 7499 6889 68910
Nguồn: KBT Sao La cập nhật tháng 3 năm 2020
Khai thác gỗ trái phép:
Hoạt động khai thác gỗ tuy không phổ biến tại KBT, nhưng vẫn diễn ra rải rác ở quy mô nhỏ. Một số loài có giá trị thương mại hoặc sử dụng tại chỗ được khai thác nhiều trong vùng lõi KBT như Giổi, Huỷnh, Chua, Kiền kiền. Trong khi đó các loài gỗ tạp phục vụ nhu cầu tại chỗ phần lớn được khai thác trong vùng giáp ranh.
Hoạt động khai thác gỗ do cả người dân địa phương lẫn người đến từ các huyện khác trong tỉnh hoặc tỉnh khác đến thực hiện vì mục đích tại chỗ và thương mại và
thường tập trung vào thời điểm nông nhàn, cụ thể từ tháng 5 đến 6, tháng 10 đến tháng 11 hàng năm. Tình hình ngăn chặn khai thác gỗ cần chú trọng hơn và được xác định là một trong những nhiệm vụ trọng tâm của công tác bảo vệ rừng.
Thu hái lâm sản ngoài gỗ:
Hoạt động khai thác LSNG diễn ra quanh năm, ngoại trừ măng tre và mật ong được khai thác chính vụ. Đây là hoạt động cũng thường xảy ra trên địa bàn. Kết quả phỏng vấn cho thấy, lâm sản ngoài gỗ đang bị khai thác chủ yếu là các loài song mây, thảo dược, phong lan, đỗ quyên, măng tre, mật ong.... Hoạt động khai thác LSNG này do cộng đồng dân cư trong và ngoài vùng đệm của KBT thực hiện một cách tự phát không có kế hoạch. Việc khai thác LSNG đang diễn ra ở nhiều nơi với mức độ khai thác phụ thuộc vào mức độ sẵn có và phong phú của chúng ở từng vùng.
Nạn lấn chiếm đất rừng để sản xuất nông nghiệp:
Do nhiều nguyên nhân trong đó có các nguyên nhân chủ yếu là việc gia tăng dân số dẫn đến thiếu đất canh tác; điều kiện kinh tế của người dân còn khó khăn và tập quán du canh du cư vẫn đang tồn tại, v.v.. làm cho tình trạng phát rừng làm nương rẫy của người dân địa phương ngày càng có chiều hướng gia tăng nếu không có giải pháp kiên quyết và kịp thời. Việc phá rừng làm nương rẫy của người dân khu vực vùng giáp ranh thường diễn ra từ tháng 3 dương lịch hàng năm.
Nạn xâm canh rừng xảy ra thường xuyên sẽ ảnh hưởng rất lớn đến tài nguyên của rừng, làm rừng bị chia cắt, phá hủy hệ sinh thái rừng, môi trường sinh thái bị thay đổi, sinh cảnh cho các loài động vật bị ảnh hưởng, trong đó có Sao La, Mang Lớn, v.v. nguy cơ suy giảm thậm chí tuyệt chủng của các loài động thực vật quý hiếm.
3.3.2. Nguyên nhân các mối đe dọa chủ yếu tại Khu bảo tồn Sao La
Đời sống của cộng đồng dân cư các xã giáp ranh với KBT còn khó khăn, kinh tế gia đình phụ thuộc nhiều vào khai thác tài nguyên rừng, sự hiểu biết và chấp hành pháp luật về bảo vệ rừng có nhiều hạn chế. Còn nặng về tập quán săn, bắn, bẫy bắt động vật hoang dã và phát nương làm rẫy. Mặt khác, các hoạt động hỗ trợ sinh kế cho nhân dân các xã giáp ranh với KBT của Nhà nước chưa đáp ứng đủ để phát triển kinh tế bền vững cho các xã giáp ranh với KBT.
3.4 PHÂN TÍCH VÀ SỬ DỤNG CÔNG CỤ METT ĐỂ TĂNG CƯỜNG HIỆU QUẢ QUẢN LÝ TẠI KHU BẢO TỒN SAO LA TỈNH THỪA THIÊN HUẾ QUẢ QUẢN LÝ TẠI KHU BẢO TỒN SAO LA TỈNH THỪA THIÊN HUẾ
Tiến hành thảo luận nhóm gồm 06 người, là những người am hiểu và trực tiếp liên quan đến công tác quản lý rừng: cán bộ thuộc Khu bảo tồn Sao La, người có kinh nghiệm bảo vệ rừng và bảo tồn đa dạng sinh học.
Kết quả tham vấn 06 cán bộ Khu bảo tồn Sao La được thể hiện cụ thể như sau:
Bảng 3.12: Các đe dọa đối với Khu BT Sao La Huế
Mức độ đe dọa Cao
(Các giá trị của khu bảo tồn suy giảm
nghiêm trọng)
1. Săn bắt, giết hại các loài sống trên đất liền (gồm cả việc giết các loài động vật do mâu thuẫn với con người).
Mức độ đe dọa trung bình (Mối đe
dọa tạo ra một số ảnh hưởng tiêu cực)
2.Khai thác gỗ.
3.Đường giao thông, đường sắt (kể cả việc đè chết các loài hoang dã).
4.Hoạt động phá hoại chủ động, và các đe doạ khác đến tập thể cán bộ KBT và khách du lịch.
Mức độ đe dọa thấp
(Mối đe dọa dù xuất hiện, nhưng không
ảnh hưởng nhiều đến các giá trị bảo
tồn).
5.Trồng cây ngắn ngày và cây lâu năm. 6.Trồng cây lấy gỗ và cây nguyên liệu giấy. 7.Trang trại chăn nuôi và chăn thả gia súc.
8. Thu thập các loài cây trên đât liền hay các sản phẩm phi gỗ. 9. Đắnh bắt cá, và thu các nguồn thuỷ sản khác.
10.Du lịch và xây dựng cơ sở hạ tầng. 11. Sản xuất năng lượng
(phát điện, bao gồm cả thủy điện).
12.Đường tiện ích và các dịch vụ (cáp dây điện, đường điện thoại).
13. Các hoạt động giải trí và du lịch 14. Chiến tranh, tập quân sự ....
15. Nghiên cứu, giáo dục và các hoạt động khác trong KBV 16. Các hoạt động quản lý KBV (xây dựng, sử dụng xe cộ). 17. Xây đập, thuỷ điện và quản lý/sử dụng nước
18. Làm tăng sự chia cắt trong KBT
19. Tạo sự cách biệt giữa các sinh cảnh tự nhiên (phá rừng, ngăn đập không cho thủy sản đi qua)
20. Ảnh hưởng đến các giá trị vùng biên KBV.
22. Loài thực vật ngoại lai xâm lấn 23. Loài động vật nogại lai xâm lấn.
24. Cống rãnh và nước thải từ KBT (nhà vệ sinh, khách sạn). 25.Nước thải xả thải từ công nghiệp, khai khoáng mỏ và quân sự
26.Từ sản xuất nông nghiệp, từ rừng (thải của phân bón, thuốc trừ sâu).
27.Rác và chất thải rắn. 28. Động đất
29.Tuyết tan hay lở đất
30. Xói mòn (thay đổi bờ biển, bờ sông ) 31. Chuyển và thay đổi môi trường sống 32. Hạn hán
33. Nhiệt độ thất thường 34. Bão và lũ
35. Mất liên hệ về văn hoá, kiến thức bản địa hay kinh nghiệm quản lý.
36.Suy thoái tự nhiên các giá trị điểm văn hóa quan trọng.
N/A
( Mối đe dọa không xuất hiện hoặc không áp dụng vào
Khu bảo tồn này)
37.Làm nhà ở và định cư
38. Khu vực công nghiệp và thương mại 39.Trồng cây dược liệu
40.Nuôi trồng thuỷ hải sản 41. Khai thác dầu và khí đốt
42. Khai mỏ và đá (bụi và tiếng ồn) 43. Bến bãi vận chuyển, kênh mương 44. Tuyến đường bay.
45. Lửa và hoả hoạn
(bao gồm sự cố ý gây hỏa hoạn)
46. Các vật gây bệnh (không phải bản địa hay bản địa nhưng làm tăng hay giảm các vấn đề mới)
47. Nhập nội các vật liệu di truyền (các sinh vật biến đổi gen) 48. Cống rành các hộ gia đình hay nước thải
49. Ô nhiễm khí carbon
50. Năng lượng dư thừa (ô nhiễm nhiệt/hơi nóng, ánh sáng v.v.)
51. Núi lửa
công viên và khu vực v.v.
Nhận xét:
Nhìn vào bảng thống kê kết quả qua thảo luận đã xác định được các nhóm hành vi, hoạt động là những mối đe dọa theo cấp độ ưu tiên như sau:
1.Săn bắt đặt bẫy động vật hoang dã: Đánh giá ở mức độ đe dọa cao
Trong 5 năm từ năm 2014 đến năm 2019, các nhân viên bảo vệ rừng của Khu bảo tồn Sao La đã tháo gỡ 68.910 dây bẫy các loại trong lâm phận quản lý. Nếu 10% số lượng dây bẫy nói trên hoạt động tốt chắc chắn Khu bảo tồn sẽ vắng bóng các loài động vật.
2. Khai thác gỗ: Đánh giá ở mức độ trung bình
Theo số liệu Khu bảo tồn Sao La, trong thời gian từ năm 2014 đến năm 2019, khối lượng gỗ được tịch thu: 13,175 m3gỗ tròn và 143,72 m3 gỗ xẻ ( các loại gỗ).
Giá trị kinh tế của gỗ ngày một tăng cao, trong khi đời sống kinh tế của một số bộ phận người dân sống tại khu vực giáp ranh là rất khó khăn. Vì vậy, mặc dù biết là vi phạm pháp luật nhưng người dân vẫn làm, nhiều trường hợp khai thác trộm đã bị lực lượng chức năng bắt và xử lý.Tuy nhiên, việc khai thá gỗ mang tính nhỏ lẻ, manh mún, không ồ ạt nhưng nếu được lặp đi lặp lại trong một thời gian dài thì nguồn tài nguyên rừng sẽ cạn kiệt dần.
3. Lấn chiếm đất rừng để sản xuất nông nghiệp: Đánh giá ở mức độ thấp
Toàn bộ ranh giới khu bảo tồn tiếp giáp với diện tích quản lý của Công ty lâm nghiệp Nam Hòa, các BQL rừng phòng hộ Nam Đông, A Lưới và Hương Thủy, thuộc địa bàn của 05 xã xã Hương Nguyên, A Roàng huyện A Lưới; xã Thượng Quảng, Thượng Long huyện Nam Đông; xã Dương Hòa thuộc thị xã Hương Thủy. Với điều kiện thuận lợi tiếp giáp các chủ rừng nhà nước nên khu vực ranh giới đều được đóng mốc, bảng biểu cụ thể nên tình trạng lấn chiếm đất rừng tự nhiên ít xảy ra và được xử lý kịp thời.
4. Thu hái lâm sản ngoài gỗ: Đánh giá ở mức độ thấp
Lâm sản ngoài gỗ có một vai trò quan trọng đối với đời sống của người dân đặc biệt là đồng bào dân tộc thiểu số. Lâm sản ngoài gỗ bị khai thác chủ yếu là các loài song mây, thảo dược, phong lan, đỗ quyên, măng tre và mật ong....Trong những năm gần đây,
sách về chi trả dịch vụ MTR, sinh kế cộng đồng đang được các cấp chính quyền quan tâm góp phần tăng thu nhập, cải thiện đời sống của người dân đã giảm áp lực đến tài nguyên khu bảo tồn.
Qua khảo sát, nghiên cứu sử dụng công cụ METT và đánh giá nhanh các nguy cơ ảnh hưởng đến công tác quản lý bảo vệ rừng, bảo tồn đa dạng sinh học, đánh giá hiệu quả công tác quản lý tại KBT Sao La Huế là một trong những căn cứ để chúng tôi đưa ra các giải pháp nhằm tận dụng điểm mạnh, khắc phục hạn chế trong thời gian tới.
Bảng 3.13: Đánh giá hiệu quả công tác quản lý tại KBT Sao La Huế
Vấn đề Tiêu chí Điểm Ý kiến và giải thích
1. Tính pháp lý KBT đã được chính thức
công nhận. 3
- Ban quản lý KBT Sao la Thừa Thiên Huế chính thức được công nhận theo Quyết định số 408/2012/QĐ-UBND tỉnh ngày 27 tháng 12 năm 2012.
- KBT Sao la được đưa vào danh sách hệ thống rừng đặc dụng Việt Nam theo quyết định 1976/QĐ-TT ngày 30/10/2014. - KBT Sao La được công nhận mở rộng với diện tích 15.520 ha theo Quyết Định số 2020/QĐ-UBND tỉnh ngày 9/10/2013. - Ngày 18/10/2016, KBT Sao La được điều chỉnh và chính thức công nhận với diện tích 15.324,4 ha theo quyết định số 2478/QĐ-SNN&PTNT về kiểm kê rừng.
2. Các quy định/qui chế của KBT
Đã có quy định cho việc kiểm soát sử dụng đất và các hoạt động trong KBT và là nền tảng tốt cho việc quản lý.
3
- KBT quản lý và bảo vệ theo quy chế rừng đặc dụng Việt Nam do Chính phủ ban hành.
- KBT quản lý và bảo vệ theo QĐ số 12/QĐ-SNN&PTNT ngày 05/1/2016 về quy định chức năng nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Hạt Kiểm lâm KBT Saola.
- KBT quản lý và bảo vệ theo Nghị định 156/2018/NĐ-CP ngày 16/11/2018 về qui định chi tiết thi hành về một số điều trong luật Lâm nghiệp năm 2017.
- Có cơ chế hợp tác trong công tác kiểm soát sử dụng đất, QLBVR, PCCCR và thực thi pháp luật với các bên liên quan (Kiểm lâm huyện, Biên phòng, các Ban QLRPH và UBND các xã vùng giáp ranh).
Vấn đề Tiêu chí Điểm Ý kiến và giải thích
3. Công tác thực thi pháp luật
Năng lực cán bộ ở mức tương đối để thi hành luật và xây dựng các quy chế cho KBT nhưng vẫn còn một số hạn chế.
2
- Năm 2019, KBT đã được quản lý và bảo vệ theo Thông tư, Nghị định và Luật LN mới, bao gồm:
- Thông tư số 28/2018/TT-BNNPTNT ngày 16/11/2018 về “ Qui định quản lý rừng bền vững”
-Nghị định số 156 Nghị định156/2018/NĐ-CP ngày 16/11/2018 về qui định chi tiết thi hành về một số điều trong luật LN 2017 -Thông tư 31/2018/TT-BNNPTNT ngày 16/11/2018 về Qui định phân định ranh giới rừng.
-Thông tư 33/2018/TT-BNNPTNT ngày 16/11/2018 về điều tra, kiểm kê và theo dõi diễn biến rừng.
- Nghị định số 06/2019/NĐ-CP ngày 22/1/2019 về quản lý thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm và thực thi công ước buôn bán quốc tế các loài động vật, thực vật hoang dã nguy cấp.
- Năng lực cán bộ ở mức tương đối để thi hành luật và xây dựng các quy chế cho KBT nhưng vẫn còn một số hạn chế.
- 100 % cán bộ đã được đào tạo về chuyên môn nghiệp vụ. Khoảng 70% cán bộ KL và 60% cán bộ QLBVR có đủ năng lực thực thi pháp luật
-Trang thiết bị và công cụ hỗ trợ thực thi pháp luật vẫn còn thiếu -Đã xây dựng mạng lưới cung cấp thông tin ở các thôn, bản nhằm hỗ trợ công tác thực thi pháp luật.
Vấn đề Tiêu chí Điểm Ý kiến và giải thích
4. Mục tiêu của KBT KBT có đưa ra mục tiêu và được quản lý theo hướng để đạt được những mục tiêu này.
3
- Các mục tiêu đã được xác định rõ ràng và đã được các bên có liên quan thống nhất.
- KBT được quản lý và bảo vệ theo hướng đạt được mục tiêu đã được đưa ra, tuy nhiên chưa tổ chức tổng kết và đánh giá các các hoạt động.
5. Thiết kế/qui hoạch cho KBT
Thiết kế của KBT không mâu thuẫn nghiêm trọng với khả năng đạt được mục tiêu nhưng có thể cải thiện được (ví dụ trong mối liên hệ với diến biến sinh thái ở mức rộng hơn)
2
Đã tạo hành lang kết nối ĐDSH với VQG Bạch Mã và KBT Saola Quảng Nam. Để bảo tồn quản thể Sao La và các loài thú Móng guốc khác, cần mở rộng thêm các tiểu khu 407; 408; 343 và 341. Đến nay, đã có biên bản đồng ý chuyển các tiểu khu này sang KBT của UBND huyện Nam Đông và A Lưới.
6. Phân định ranh giới của KBT
Ranh giới KBT được chính quyền địa phương và người dân địa phương/ người sử dụng đất giáp ranh biết và được xác định rõ ràng.
3
- Ranh giới của KBT được phân định và cắm mốc ở hầu hết