3. Ý NGHĨA KHOA HỌC VÀ THỰC TIỄN
3.2.3. Công tác giao khoán quản lý, bảo vệ rừng và trồng rừng tại Khu bảo tồn Sao La
La
a) Công tác giao khoán quản lý, bảo vệ rừng
- Ban quản lý đã thực hiện hiệu quả công tác giao khoán bảo vệ rừng đặc dụng cho các đối tượng là hộ gia đình, cộng đồng, tổ chức khu vực các xã giáp ranh. Tổng diện tích giao khoản bảo vệ rừng, kinh phí bảo vệ rừng giai đoạn 2015 – 2019 được thể hiện ở bảng 3.10 sau đây:
Bảng 3.10: Hiện trạng công tác giao khoán bảo vệ rừng đặc dụng
Năm Đối tượng nhận khoán
Diện tích nhận khoán (ha) Số tiền nhận khoán (tr đồng) Nguồn tiền chi trả 2014 03 hộ gia đình 2.896,80 138.177,36 DVMTR 2015 11 hộ gia đình 7.866,20 708.958,00 DVMTR 2016 12 hộ gia đình 6.889,61 876.175,65 DVMTR 2017 10 nhóm hộ (37 thành viên) 6.415,23 1.621.110,00 DVMTR 2018 14 nhóm hộ (56 thành viên) 7.361,38 2.448.033,00 DVMTR 2019 4 nhóm hộ (16 thành viên) 1.770,82 558.000,00 DVMTR Đơn vị tự tổ chức và hợp đồng 55 người 12.216,73 3.849.678,00 DVMTR
Nguồn: Báo cáo gửi TCLN cho Hội nghị toàn quốc về rừng đặc dụng, rừng phòng hộ , năm 2019, cập nhật tháng 3 năm 2020
Qua số liệu ở bảng 3.10 cho thấy, diện tích giao khoán bảo vệ rừng đặc dụng được tăng hàng năm, đối tượng nhận rừng bảo vệ từ chỗ chỉ có hộ gia đình và nhóm bộ nhận khoản từ năm 2014 đến năm 2018, từ năm 2019, ngoài giao khoán bảo vệ rừng cho nhóm hộ, KBT Sao la đã áp dụng hình thức đơn vị tự tổ chức bảo vệ rừng thông qua hình hình hợp đồng bảo vệ với 55 người. Nguồn tiền chi trả cho công tác bảo vệ rừng được sử dụng từ nguồn chi trả dịch vụ môi trường rừng 100%. Điều này cho thấy, tiềm năng tự chủ tài chính về bảo vệ rừng không sử dụng đến nguồn ngân sách Nhà nước tại KBT Sao La ổn định và bền vững.
b) Công tác trồng rừng
Khu bảo tồn Sao La không có diện tích qui hoạch cho rừng trồng thương mại. Cho đến nay, hoạt động trồng rừng mới hàng năm hầu như không có. Từ năm 2015 đến năm 2019 KBT được giao trồng 5,22 ha rừng với tổng kinh phí 296 triệu đồng từ nguồn vốn trồng rừng thay thế. Loài cây trồng là cây bản địa có giá trị như Sao đen (Hopea odorata) và Lát hoa (Chukrasia tabularis). Đơn vị đã thực hiện trồng và chăm sóc diện tích rừng trồng hàng năm theo các văn bản hướng dẫn kỹ thuật lâm sinh, số cây trồng phát triển tương đối ổn định, loài cây trồng phù hợp với điều kiện lập địa tại Khu bảo tồn.