Giải pháp về khoa học, công nghệ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu thực trạng và đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả công tác quản lý tài nguyên rừng tại khu bảo tồn sao la, tỉnh thừa thiên huế (Trang 84)

3. Ý NGHĨA KHOA HỌC VÀ THỰC TIỄN

3.5.2 Giải pháp về khoa học, công nghệ

- Hiện đại hoá công tác quản lý rừng trên cơ sở ứng dụng rộng rãi công nghệ thông tin, ảnh viễn thám... trong thống kê, kiểm kê, cập nhật theo dõi diễn biến tài nguyên rừng và đất lâm nghiệp.

- Áp dụng khoa học công nghệ làm động lực cho phát triển lâm nghiệp; trên cơ sở áp dụng các thành tựu khoa học, công nghệ tiên tiến và kế thừa các kinh nghiệm sản xuất lâm nghiệp của người dân địa phương.

- Xây dựng hệ thống cảnh báo cháy rừng, hệ thống thông tin liên lạc chỉ huy phòng chống cháy rừng.

- Ứng dụng công nghệ mô trong việc tạo, nhân giống nhằm bảo tồn và phát triển các loài động, thực vật quý hiếm có nguy cơ tuyệt chủng của Khu bảo tồn.

- Tiếp cận các đề án quốc gia về bảo tồn và phát triển lâm đặc sản, cây lâm sản ngoài gỗ để phát triển nguồn lợi lâm đặc sản dưới tán rừng.

- Ứng dụng công nghệ thông tin trong tuần tra, giám sát đa dạng sinh học mà đặc biệt là phát triển phần mềm SMART để quản lý thông tin.

3.5.3 Nâng cao sinh kế cộng đồng :

- Tạo việc làm thông qua hợp đồng giao khoán trồng rừng, bảo vệ rừng tại phân khu phục hồi sinh thái để tăng thu nhập cho người dân các xã giáp ranh KBT giảm thiểu áp lực xấu vào Khu bảo tồn.

- Hỗ trợ trồng cây phân tán, cải thiện vệ sinh nông thôn, hạn chế sự phụ thuộc của hộ gia đình vào tài nguyên từ Khu bảo tồn, xây dựng các mô hình phát triển sinh kế hộ gia đình, du lịch cộng đồng.

- Vận động các thôn/bản tham gia công tác bảo vệ rừng phối kết hợp với chính quyền địa phương, các đơn vị trên địa bàn tham gia công tác bảo tồn. Tiến hành xây dựng quy chế, hương ước QLBV rừng trong cộng đồng nhằm chia xẻ quyền lợi, trách nhiệm trong công tác quản lý, bảo vệ rừng.

- Mở các khóa tập huấn về khôi phục và phát triển nghề thủ công truyền thống, kỹ năng cơ bản trong chăn nuôi gia súc và trồng trọt cho nhân dân.

- Hỗ trợ vốn đầu tư phát triển rừng sản xuất; xây dựng các mô hình trồng rừng, hỗ trợ các chương trình chăn nuôi.

- BQL khu bảo tồn cùng chuyên gia xây dựng các dự án đầu tư phát triển các xã giáp ranh KBT trình cấp thẩm quyền phê duyệt để kêu gọi đầu tư trong và ngoài nước.

3.5.4 Giải pháp về nguồn vốn, huy động nguồn vốn đầu tư

Giải pháp về vốn đầu tư có ý nghĩa đặc biệt quan trọng, vốn ảnh hưởng trực tiếp đến việc bảo vệ và phát triển các khu rừng đặc dụng đến năm 2025. Có sự kết hợp giữa các nguồn vốn khác nhau của các chương trình mục tiêu quốc gia tiến hành trên cùng một địa bàn đó là: Kế hoạch bảo vệ và phát triển rừng theo Quyết định 57/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về; Chính sách đầu tư phát triển rừng đặc dụng đến năm 2020; vốn Chương trình xóa đói giảm nghèo, nước sạch nông thôn, giao thông nông thôn, xây dựng nông thôn mới .v.v…Vốn ngân sách nhà nước là nguồn vốn chính, chủ yếu cung cấp cho các chương trình bảo vệ và phát triển rừng đặc dụng.

3.5.5 Giải pháp về nâng cao nhận thức

Trong bối cảnh của sự biến biến đổi khí hậu toàn cầu, những ảnh hưởng bất lợi của thời tiết thất thường trong các năm gần dây, hiệu quả sản xuất canh tác nông nghiệp hiệu quả thấp, điều này đã tạo nên sức ép lớn đến tài nguyên thiên nhiên của KBT.

Do đó, việc thực hiện các nội dung nâng cao nhận thức của cộng đồng nói chung về bảo tồn cần được coi là giải pháp cần thiết, trong đó ưu tiên các nội dung:

- Nâng cao nhận thức và hiệu quả của chính sách pháp luật: đây là việc làm rât quan trọng, cần giáo dục và nâng cao nhận thức về chính sách, pháp luật cần được thực hiện đối với cộng đồng dân cư, với cán bộ quản lý các cấp. Tạo nhiều cơ hội để người dân phát huy mọi tiềm năng tham gia vào việc quản lý tài nguyên thiên nhiên và bảo vệ môi trường.

- Thực hiện các buổi phát thanh truyền thanh và truyền hình trên phương tiện thông tin đại chúng, tổ chức cả những chiến dịch truyền thông để có sự tham gia đông đảo của cộng đồng địa phương, có các buổi sinh hoạt văn nghệ, các buổi giao lưu và cộng đồng đia phương chủ động tham gia, thông qua các hoạt động sinh động để người dân hiểu thêm được sự quý giá cũng như trách nhiệm của họ đối với tài nguyên thiên nhiên nói chung và ở vườn quốc gia, khu bảo tồn nói riêng.

Chương trình tuyên truyền giáo dục được thực hiện không chỉ trong phạm vi vùng giáp ranh mà cần phải nhân rộng ra các xã lân cận các cá nhân quan tâm đến KBT Sao La và các khách du lịch.

- Các đối tượng đặc biệt quan tâm là người dân thường xuyên có các hoạt động trong rừng, học sinh và các đối tượng khác.

- Xây dựng các Câu lạc bộ xanh tại các trường trung học cơ sở tại 5 xã vùng giáp ranh. Đây là những hạt nhân tuyên truyền công tác QLBVR, bảo tồn Sao La và các loài động vật hoang dã đến người dân.

- Soạn thảo các tài liệu, tranh ảnh, xuất bản các ấn phẩm truyền thông cấp phát cho cộng đồng, xuất bản sách giới thiệu về Khu bảo tồn Sao La.

- Soạn thảo tài liệu về bảo vệ rừng và môi trường phát cho học sinh các trường phổ thông của các xã.

- Xây dựng và giới thiệu phim, ảnh về bảo vệ môi trường và tài nguyên rừng trong cộng đồng và các trường học.

3.5.6 Hợp tác quốc tế

- Tăng cường vận động, thu hút và sử dụng đúng mục tiêu nguồn vốn ODA và các tổ chức nước ngoài nhằm phục vụ cho bảo vệ và phát triển rừng, bảo tồn đa dạng sinh học, bảo vệ môi trường, cải thiện sinh kế cho người dân sống phụ thuộc vào rừng và nâng cao hiệu quả quản lý ngành lâm nghiệp của tỉnh.

- Chủ động hợp tác tích cực với các quốc gia, các viện, trường trong khu vực và trên thế giới trong lĩnh vực nghiên cứu, giáo dục, đào tạo và khuyến lâm để nhanh chóng tiếp cận khoa học và công nghệ lâm nghiệp tiên tiến trong khu vực và trên thế giới, phát triển nguồn nhân lực và nâng cấp trang thiết cho các cơ quan quản lý ngành lâm nghiệp.

- Hoạt động triển khai xây dựng đề án loại hình Khu bảo vệ xuyên Quốc gia hay Khu dự trữ sinh quyển liên Quốc gia về bảo tồn Sao La giữa Việt Nam và Lào thuộc phạm vi các khu bảo tồn Sao La hiện có ở 2 nước.

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

1. KẾT LUẬN

Qua kết quả nghiên cứu từ lý thuyết và thực tiễn, đề tài rút ra các kết luận cơ bản sau:

Khu bảo tồn Sao La là khu vực có tài nguyên rừng phong phú và đa dạng. Chúng chứa đựng nguồn gen phong phú đa dạng của hơn 1.200 loài động thực vật. Với giá trị lớn và lâu dài của KBT Sao La đối với tỉnh Thừa Thiên Huế chính là việc bảo tồn đa dạng sinh học, duy trì cân bằng sinh thái và môi trường, làm giảm các tác động và những rủi ro của thiên tai; Nơi đây cũng là hiện trường cho công tác nghiên cứu khoa học và cũng là trường học ngoài thực địa lớn cho học sinh, sinh viên các trường phổ thông, cao đẳng, đại học ở tỉnh Thừa Thiên Huế và của cả khu vực Bắc Trung Bộ.

Bên cạnh các hết quả đạt được, thực trạng công tác quản lý, bảo vệ và phát triển tài nguyên rừng tại Khu bảo tồn Sao La vẫn còn nhiều khó khăn, hạn chế:

- Do diện tích rừng của KBT quản lý phân bố nơi có địa hình rộng chia cắt phức tạp, giao thông đi lại, thông tin liên lạc trong vùng còn hạn chế.

- Điều kiện kinh tế - xã hội của cộng đồng dân cư vùng giáp ranh KBT còn gặp nhiều khó khăn. Đời sống người dân chủ yếu dựa vào nghề sản xuất nông nghiệp và khai thác tài nguyên. Phần lớn bà con nơi đây là người dân tộc thiểu số, có trình độ dân trí thấp, phong tục, tập quán, trình độ canh tác còn lạc hậu.

- Trang thiết bị, phương tiện rất đơn giản với số lượng khiêm tốn.

- Lực lượng bảo vệ rừng, Kiểm lâm của Khu bảo tồn Sao La còn thiếu so với quy định.

- Kinh phí nhà nước bố trí còn rất thấp, không đủ đáp ứng yêu cầu hoạt động; mức khoán bảo vệ rừng thấp.

Hiện nay những mối đe dọa lớn nhất đến tài nguyên rừng tại Khu bảo tồn Sao La là tình trạng săn bắt bẫy thú, khai thác gỗ trái phép, phá rừng, lấn chiếm đất lâm nghiệp, hoạt động thu hái lâm sản ngoài gỗ. Những hoạt động trên đã và đang diễn ra trong khu vực tuy mức độ ảnh hưởng chưa lớn, nhưng nếu không có các giải pháp hữu hiệu để ngăn chặn kịp thời thì trong tương lai gần sẽ là áp lực rất lớn đối với KBT Sao La.

Để nâng cao hiệu quả công tác quản lý, bảo vệ tài nguyên rừng nghiên cứu đã đề xuất 6 nhóm giải pháp trên tất cả các lĩnh vực. Để phát huy hiệu quả công tác quản lý thì cần phối hợp đồng bộ tất cả các giải pháp, quan trọng nhất là giải pháp nâng cao sinh kế cộng động nhằm tạo điều kiện thuận lợi người dân về việc làm ổn định, lâu dài thông

qua hoạt động giao khoán bảo vệ rừng để tăng thu nhập cho người dân các xã giáp ranh KBT giảm thiểu áp lực xấu vào Khu bảo tồn.

2. KIẾN NGHỊ

- Các cấp, các ngành triển khai thực hiện nghiêm túc, có hiệu quả các chính sách, pháp luật về công tác quản lý, bảo vệ và phát triển rừng; các cơ quan Nhà nước có thẩm quyền xem xét bổ sung các cơ chế, chính sách về công tác quản lý, bảo vệ, phát triển rừng và bảo tồn đa dạng sinh học nói chung và rừng đặc dụng nói riêng phù hợp, khả thi, mang lại hiệu quả cao trong thực tế nhằm bảo vệ và phát triển rừng một cách bền vững.

- Đề nghị UBND tỉnh Thừa Thiên Huế và các Sở ban ngành quan tâm tạo điều kiện cho các tổ chức cá nhân đầu tư xây dựng các công trình cơ sở hạ tầng phục vụ nghiên cứu khoa học, du lịch sinh thái; thuê dịch vụ môi trường rừng; tài trợ thực hiện đề tài, tạo nguồn kinh phí tái đầu tư trở lại vào rừng; nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho người dân thông qua các hoạt động dịch vụ du lịch, bảo vệ rừng nhằm giảm thiểu các tác động xâm hại đến tài nguyên rừng trong Khu bảo tồn./.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

Tiếng Việt

1. Ban quản lý Khu bảo tồn Sao La (2019), Báo cáo Kế hoạch quản lý hoạt động KBT Sao La, tỉnh Thừa Thiên Huế, giai đoạn 2019-2025.

2. Ban quản lý Khu bảo tồn Sao La (2019), Báo cáo kết quả cập nhật theo dõi diễn biến rừng năm 2018 của KBT Sao La, tỉnh Thừa Thiên Huế.

3. Ban quản lý Khu bảo tồn Sao La (2019), Báo cáo Quy hoạch bảo tồn và phát triển bền vững KBT Sao La, tỉnh Thừa Thiên Huế đến năm 2025, định hướng đến năm 2035.

4. Ban quản lý Khu bảo tồn Sao La tỉnh Thừa Thiên Huế (2015, 2016, 2017, 2018, 2019), Báo cáo tổng kết tình hình thực hiện nhiệm vụ các năm.

5. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (2018), Quyết định số 4691/QĐ-BNN- TCLN ngày 27/11/2018 của Bộ NN&PTNT về việc Ban hành Kế hoạch thực hiện Đề án Quản lý rừng bền vững và Chứng chỉ rừng.

6. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (2018), Quyết định số 4691/QĐ-BNN- TCLN ngày 27/11/2018 của Bộ NN&PTNT về việc Ban hành Kế hoạch thực hiện Đề án Quản lý rừng bền vững và Chứng chỉ rừng.

7. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (2018), Thông tư số 28/2018/TT- BNNPTNT ngày 16/11/năm 2018 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Quy định về quản lý rừng bền vững.

8. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (2018), Thông tư số 29/2018/TT- BNNPTNT ngày 16/11/năm 2018 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Quy định về các biện pháp lâm sinh.

9. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (2018), Thông tư số 33/2018/TT- BNNPTNT ngày 16/11/năm 2018 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Quy định về điều tra, kiểm kê và theo dõi diễn biến rừng.

10. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, nhóm tác giả Đối tác hỗ trợ ngành lâm nghiệp (2013), Báo cáo đánh giá 10 năm thực hiện Luật Bảo vệ và phát triển rừng năm 2004.

11. Bùi Đức Luân (2010), Thực trạng và giải pháp quản lý khu rừng phòng hộ vành đai biên giới tỉnh Đăk Nông, Luận văn thạc sĩ khoa học lâm nghiệp.

12. Chi cục Thống kê huyện A Lưới, tỉnh Thừa Thiên Huế (2019), Niên giám thống kê huyện A Lưới năm 2019.

13. Chi cục Thống kê huyện Nam Đông, tỉnh Thừa Thiên Huế (2019), Niên giám thống kê huyện Nam Đông năm 2019.

14. Chính phủ nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2012), Quyết Định số 07/2012/QĐ-TTg ngày 08/02/2012 của Thủ tướng Chính phủ về ban hành một số chính sách tăng cường công tác bảo vệ rừng.

15. Chính phủ nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2014),Quyết định số 1976/QĐ-TTg ngày 30 tháng 10 năm 2014 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt quy hoạch hệ thống rừng đặc dụng cả nước đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030.

16. Chính phủ nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2015), Nghị định số 75/2015/NĐ-CP ngày 09/09/2015 của Chính Phủ về cơ chế, chính sách bảo vệ

và phát triển rừng, gắn với chính sách giảm nghèo nhanh, bền vững và hỗ trợ

đồng bào dân tộc thiểu số giai đoạn 2015 – 2020.

17. Chính phủ nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2016), Nghị định

số: 168/2016/NĐ-CP, ngày 27/12/2016 của Chính phủ quy định về khoán rừng,

vườn cây và diện tích mặt nước trong các ban quản lý rừng đặc dụng, rừng phòng hộ và công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên nông, lâm nghiệp

18. nhà nước.

19. Chính phủ nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2016), Quyết định số 38/2016/QĐ-TTg, ngày 14/9/2016 về việc ban hành một số chính sách bảo vệ phát triển rừng và đầu tư hỗ trợ kết cấu hạ tầng, giao nhiệm vụ công ích đối với các công ty nông, lâm nghiệp;

20. Chính phủ nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2017), Quyết định số 886/QĐ-TTg, ngày 16/6/2017 về việc phê duyệt Chương trình, mục tiêu phát triển lâm nghiệp bền vững giai đoạn 2016-2020;

21. Chính phủ nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2017),Quyết định 24/2012/QĐ-TTg ngày 01/06/2012 của Thủ tướng Chính phủ về chính sách đầu tư phát triển rừng đặc dụng giai đoạn 2011-2020.

22. Chính phủ nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2017),Quyết định số 626/QĐ-TTg ngày 10/05/2017 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Đề án tăng cường năng lực quản lý hệ thống khu bảo tồn 2025, tầm nhìn 2030.

23. Chính phủ nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2018), Nghị định 156/2018/NĐ-CP ngày16/11/2018 về quy định chi tiết thi hành một số Điều của Luật Lâm nghiệp.

24. Chính phủ nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2018), Nghị định 35/2019/NĐ-CP ngày 25 tháng 4 năm 2019 của Chính phủ Quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực Lâm nghiệp.

25. Chính phủ nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2018), Nghị định số 06/2019/NĐ-CP ngày 22/01/2019 về quản lý thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm và thực thi công ước về buôn bán quốc tế các loài động vật, thực

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu thực trạng và đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả công tác quản lý tài nguyên rừng tại khu bảo tồn sao la, tỉnh thừa thiên huế (Trang 84)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(99 trang)