CÁC GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ QUẢN LÝ, BẢO VỆ TÀI NGUYÊN

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu thực trạng và đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả công tác quản lý tài nguyên rừng tại khu bảo tồn sao la, tỉnh thừa thiên huế (Trang 83 - 84)

3. Ý NGHĨA KHOA HỌC VÀ THỰC TIỄN

3.5. CÁC GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ QUẢN LÝ, BẢO VỆ TÀI NGUYÊN

NGUYÊN VÀ PHÁT TRIỂN RỪNG TẠI KHU BẢO TỒN SAO LA TỈNH THỪA THIÊN HUẾ

Từ kết quả nghiên cứu, đánh giá thực trạng công tác quản lý tài nguyên rừng tại Khu bảo tồn Sao La tỉnh Thừa Thiên Huế cho thấy thực tế còn nhiều hạn chế tồn tại làm suy giảm hiệu quả quản lý, bảo vệ và phát triển rừng, bảo tồn đa dạng sinh học. Do điều kiện cơ sở vật chất, nguồn kinh phí nhà nước cấp hoạt động, cũng như cơ chế, chính sách thực hiện quản lý, bảo vệ và phát triển rừng còn khó khăn, trong khi diện tích rừng được giao quản lý lại rất lớn, biên chế, lực lượng bảo vệ rừng, Kiểm lâm còn thiếu... nên mặc dù rất cố gắng nhưng hiệu quả quản lý tài nguyên rừng của Ban quản lý Khu bảo tồn Sao La còn nhiều hạn chế, nhất là công tác bảo vệ rừng. Vì vậy, việc đặt ra yêu cầu tìm kiếm và triển khai thực hiện các giải pháp để nâng cao hiệu quả quản lý tài nguyên rừng tại Ban quản lý Khu bảo tồn Sao La hiện nay là hết sức cần thiết.

Căn cứ vào các chính sách, pháp luật, quy định hiện hành của Nhà nước; đồng thời trên cơ sở điều tra, thu thập thông tin từ các cơ quan nhà nước thông qua các văn bản báo cáo, tham vấn trực tiếp ý kiến một số lãnh đạo chính quyền địa phương, các đơn vị chủ rừng khác, các hộ dân tham gia nhận khoán bảo vệ rừng, Kiểm lâm, tác giả đã rút ra được các vấn đề hạn chế trong thực tế khi triển khai thực hiện công tác quản lý, bảo vệ và phát triển rừng, bảo tồn đa dạng sinh học tại Ban quản lý Khu bảo tồn Sao La như đã trình bày ở trên, từ đó, đề xuất triển khai thực hiện các giải pháp để nâng cao hiệu quả quản lý, bảo vệ và phát triển rừng, bảo tồn đa dạng sinh học theo hướng phát triển rừng một cách bền vững; cụ thể tập trung các giải pháp chính sau:

3.5.1. Giải pháp về công tác quản lý, nguồn nhân lực

Trong giai đoạn tới, tỉnh định hướng phát triển nguồn nhân lực nhằm đẩy mạnh hiệu quả trong công tác thực hiện quy hoạch bảo vệ và phát triển rừng, trong đó đặc biệt quan tâm đến các giải pháp:

- Nâng cao năng lực cho các cán bộ quản lý khoa học lâm sinh, môi trường, trạm bảo vệ rừng, cán bộ thôn, xã, ở vùng đệm, cộng đồng và hộ gia đình làm nghề rừng

cao năng lực tự xây dựng, thực hiện và giám sát các chương trình quy hoạch, kế hoạch bảo vệ và phát triển rừng.

- Thực hiện chương trình nâng cao năng lực cho cán bộ nhân viên khu bảo tồn, để từng bước đáp ứng nguồn nhân lực phục vụ cho công tác quản lý các khu bảo tồn trên địa bàn tỉnh.

- Nâng cao năng lực quản lý cho cán bộ nhân viên của KBT:

Căn cứ vào chức năng nhiệm vụ, cơ cấu tổ chức và tiêu chuẩn chuyên môn nghiệp vụ, cho từng chức danh và tình hình nguồn nhân lực hiện tại của KBT. Cần có chiến lược lâu dài về đào tạo cán bộ chuyên môn cho giai đoạn 2018 – 2023 và định hướng đến các năm 2035, một số định hướng đào đào tạo chuyên môn cho nguồn nhân lực như sau:

+ Đào tạo cán bộ có trình độ sau đại học; + Đào tạo cán bộ có trình độ đại học; + Đào tạo ngoại ngữ;

+ Đào tạo tin học;

+ Đào tạo cán bộ có trình độ về lý luận chính trị;

Thời gian thực hiện bắt đầu từ năm 2020, kế hoạch thực hiện cụ thể theo kế hoạch chi tiết của Khu bảo tồn hàng năm.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu thực trạng và đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả công tác quản lý tài nguyên rừng tại khu bảo tồn sao la, tỉnh thừa thiên huế (Trang 83 - 84)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(99 trang)