Ảnh hưởng có ích từ chiết xuất thảo dược hay hoạt chất trong dinh dưỡng động vật có thể có như tăng tính ngon miệng và mức ăn, cải thiện sự phóng thích enzyme tiêu hóa nội sinh, kích hoạt đáp ứng miễn dịch và chống khuẩn, chống virus và chống oxy hóa (FAO, 2008).
Bùi Thị Kim Phụng (2012) thử nghiệm cho gà công nghiệp và gà màu tại Gia Kiệm, Đồng Nai ăn bột men bia và chế phẩm tự nhiên từ tỏi - nghệ - gừng. Kết quả cho thấy, trọng lượng bình quân của gà lúc 6 tuần tuổi là từ 2,32 - 2,34 kg/con, trong khi đó ở các lô đối chứng chỉ đạt 2,11 kg/con. Ở các lô có cho ăn kèm bột bia và chế phẩm tự nhiên, đàn gà có tỉ lệ nuôi sống cao hơn hẳn so với các lô còn lại. Tuy nhiên, lượng thức ăn cơ bản cung cấp cho đàn gà ở các lô này lại ở mức thấp - 14 - nhất, vì thế lợi nhuận thu được cao hơn từ 7,4-11% so với việc không sử dụng các chế phẩm tự nhiên.
Khi xác định mức bổ sung beta-glucan (là hợp chất đường liên phân tử được tạo nên từ các đơn phân tử D-glucose gắn với nhau qua liên kết β- glycoside, được tìm thấy trong thành phần vách tế bào của yến mạch, lúa mì, rong biển, nấm men)thích hợp trong khẩu phần thức ăn (TA) lên năng suất và chất lượng trứng ở gà Hisex Brown giai đoạn từ 33 đến 42 tuần tuổi, kết quả cho thấy ở các khẩu phần bổ sung beta-glucan có năng suất trứng (65,42 - 66,07 quả/mái) và tỷ lệ đẻ (94,81 - 95,75%) cao hơn so với ĐC (64,83 quả/mái và 93,94%) (Nguyễn Thị Kim Khang và cs, 2016)
Theo Trần Anh Tuyên và cs, (2019) cho thấyviệc sử dụng 0,3% chế phẩm probiotics trong khẩu phần ảnh hưởng rõ rệt tới khả năng tăng trọng, hệ số chuyển hóa thức ăn, phòng bệnh của gà thí nghiệm và năng suất thân thịt, tăng trọng bình quân trên ngày tăng 11,81%, FCR tăng 10,8%, tỷ lệ sống 100%, nâng cao tỷ lệ thịt xẻ.
Lương Thị Thủy và cs (2010) xác định ảnh hưởng các mức bổ sung DL-methionine (Met) vào khẩu phần tự phối chế có 18% protêin thô (18% CP) của con lai (Ngan x Vịt - NV) cho thấy tất cả các khẩu phần có bổ sung Met đều cho tăng trọng cao hơn đối chứng (P<0,05); nhưng không ảnh hưởng đến hệ số chuyển hóa thức ăn (P>0,05); tăng tỷ lệ thịt xẻ và khối lượng phần thịt ăn được (P<0,05); Bổ sung 0,1% Met trong khẩu phần cho kết quả tốt hơn các mức 0,2 và 0,3% Met. Để đảm bảo hiệu quả kinh tế, người chăn nuôi nên bổ sung 0,1% Met vào khẩu phần chứa 18% CP cho con lai NV.
Khi nghiên cứu về tính năng suất của các giống gà thả vườn nuôi tại nước ta thì FAO, Duc N V và Long T, (2008) cho thấy đặc điểm này thay đổi theo khu vực và phương thức chăn thả: Khổi lượng lúc 12 tuần tuổi của gà Ri là 1140g, gà Lương Phượng là 1280g, FCR của gà Ri là 3,20, gà Lương Phượng là 3,07
Cũng theo FAO,(2008) cho thấy tính năng sản xuất của các con lai cụ thể như sau: ♂ Ri x ♀ Kabir khối lượng lúc 12 tuần tuổi đạt 1683g, FCR là 3,17, tỷ lệ nuôi sống là 93,5%. Còn F1 của cặp ♂ Kabir x ♀ Lương Phượng các chỉ tiêu tương ứng 1635g, 3,06 và 98%.Trong khi đó F1 (♂ Sasso x ♀ Lương Phượng) có các chỉ tiêu tương tự: 2369g ở 9 tuần tuổi,FCR từ 2,4 - 2,5, tỷ lệ nuôi sống 96%.
Hiện nay, sản phẩm Algimun là dòng sản mới của Tập đoàn Olmix được chiết xuất từ tảo biển bổ sung vào thức ăn cho vật nuôi nhằm thay thế kháng sinh và các chất kích thích sinh trưởng, mang lại hiệu suất trong chăn nuôi và vấn đề an toàn thực phẩm. Do đây là sản phẩm mới nên chưa có nhiều kết quả báo cáo ứng dụng sản phẩm này trong chăn nuôi gà ở nước ta, hiện mới có kết quả báo cáo của trường Đại học Nông lâm thành phố Hồ Chí Minh trong buổi hội thảo giới thiệu sản phẩm của Tập đoàn cho thấy: bổ sung Algimun với liều lượng 1kg/tấn thức ăn giai đoạn 1 - 28 ngày tuổi gà Cobb 500 đã làm tăng 4% ADG (51,88 g/con/ngày lô thí nghiệm và 49,89 g/con/ngày ở lô đối chứng) và 4% khối lượng cơ thể lúc 42 ngày tuổi (2200,18 g ở lô thí nghiệm so với2114,41 gr ở lô đối chứng).