Khả năng thu nhận và chuyển hóa thức ăn được chúng tôi theo dõi qua 4 chỉ tiêu: Lượng thức ăn tiêu thụ, tiêu tốn thức ăn/kg tăng khối lượng, tiêu tốn năng lượng và tiêu tốn protein/kg tăng khối lượng. Kết quả theo dõi được trình bày tại bảng 3.6; 3.7;và 3.8.
3.1.4.1. Tiêu thụ thức ăn của gà thí nghiệm 1
Khả năng thu nhận thức ăn là lượng thức ăn tiêu thụ hàng ngày và phản ánh tình trạng sức khỏe đàn gà, chất lượng thức ăn, chế độ chăm sóc nuôi
0 20 40 60 80 100 120 140 Tuần 0-1 Tuần 1-2 Tuần 2-3 Tuần 3-4 Tuần 4-5 Tuần 5-6
Sinh trưởng tương đối của gà thí nghiệm1 (%)
dưỡng. Bên cạnh đó, nó còn ảnh hưởng trực tiếp đến sinh trưởng và năng suất của con giống. Số lượng thức ăn tiêu thụ hàng ngày còn liên quan với mức năng lượng và protein trong khẩu phần, từ đó ảnh hưởng tới sinh trưởng và khả năng cho sản phẩm của gia cầm. Ngoài ra lượng thức ăn tiêu thụ hàng ngày còn chịu sự chi phối của nhiều yếu tố khác nhau như: khí hậu, nhiệt độ, môi trường, tình trạng sức khỏe. Kết quả về khối lượng tiêu thụ thức ăn của gà thí nghiệm 1 được thể hiện ở bảng 3.6.
Bảng 3.6. Khả năng thu nhận thức ăn của gà thí nghiệm 1(g/con/ngày)
Tuần tuổi Lô TN 1 Lô ĐC 1 P X mX Cv % X mX Cv % 1 26,13 1,04 5,61 26,44 0,80 4,30 0,96 2 57,14 1,74 4,31 58,04 2,16 5,26 0,91 3 85,72 3,61 6,02 85,62 2,92 4,82 0,13 4 125,48 2,71 3,08 125,18 3,70 4,18 0,27 5 160,45 5,81 5,09 160,15 4,02 3,55 0,56 6 185,62 8,10 6,17 186,02 7,20 5,47 0,71
Lượng thức ăn thu nhận của gà tăng dần theo độ tuổi của gà. Giai đoạn đầu gà chưa chưa phát triển về khối lượng cơ thể nên lượng thức ăn thu nhận thấp. Giai đoạn sau gà phát triển về khối lượng cơ thể nên lượng thức ăn thu nhận cũng tăng mạnh. Cụ thể giai đoạn 1 tuần tuổi lượng tiêu thụ thức ăn của lô thí nghiệm là 26,13g/con/ngày; lượng tiêu thụ thức ăn của lô đối chứng là 26,44g/con/ngày.
Giai đoạn 2 tuần tuổi lượng tiêu thụ thức ăn của lô thí nghiệm tăng lên là 57,14g/con/ngày, lượng tiêu thụ thức ăn của lô đối chứng là 58,04 g/con/ngày.
Giai đoạn 3 tuần tuổi lượng tiêu thụ thức ăn của lô thí nghiệm tăng lên là 84,72 g/con/ngày, lượng tiêu thụ thức ăn của lô đối chứng là 85,62 g/con/ngày.
Giai đoạn kết thúc thí nghiệm 6 tuần tuổi lượng tiêu thụ thức ăn của lô thí nghiệm tăng lên là 185,62g/con/ngày, lượng tiêu thụ thức ăn của lô đối chứng là 186,02g/con/ngày.
Kết quả bảng 3.6 cho thấy lượng thức ăn thu nhận của gà được bổ sung chế phầm có Algimunvà lô đối chứng là tương đương nhau. Kết quả so sánh thống kê cho thấy lượng thức ăn thu nhận của gà ở hai lô thí nghiệm không sai khác mang ý nghĩa thống kê (P>0,05).
3.1.4.2.Tiêu tốn thức ăn của gà thí nghiệm 1 qua các tuần tuổi
Hệ số chuyển hóa thức ăn (FCR) hay tiêu tốn thức ăn cho 1 kg tăng khối lượng qua các tuần tuổi phản ánh hiệu quả sử dụng thức ăn, đây là chỉ tiêu kinh tế quan trọng trong chăn nuôi nói chung và chăn nuôi gà thịt nói riêng. Trong chăn nuôi gia cầm lấy thịt thì chi phí thức ăn cho 1 kg tăng khối lượng là chỉ tiêu quyết định đến hiệu quả kinh tế, vì chi phí thức ăn chiếm 70 - 75 % giá thành sản phẩm. Trong chăn nuôi gia cầm giảm chi phí thức ăn là biện pháp nâng cao hiệu quả kinh tế nhất. Kết quả tiêu tốn thức ăn trong tuần và tiêu tốn thức ăn trên kg tăng khối lượng cộng dồncủa gà thí nghiệm được trình bày tại bảng 3.7. và biểu đồ hình 3.4 và hình 3.5
Bảng 3.7. Tiêu tốnthức ăn/kg tăng khối lượng của gà thí nghiệm 1 (kg)
Tuần tuổi
Lô TN 1 LôĐC 1
P
X mX X mX
Tiêu tốn thức ăn/kg tăng khối lượng trong tuần (kg)
1 1,14a 0,01 1,15a 0,02 0,97 2 1,25a 0,02 1,31a 0,03 0,83 3 1,50a 0,02 1,60a 0,05 0,13 4 1,58a 0,02 1,65a 0,05 0,06 5 1,72a 0,04 1,93b 0,05 0,05 6 1,98a 0,06 2,16b 0,09 0,03
Tuần tuổi Lô TN 1 LôĐC 1 P X mX X mX Tiêu tốn thức ăn/kg tăng khối lượng cộng dồn (kg) 1 1,14a 0,01 1,15a 0,02 0,92 2 1,21a 0,02 1,25a 0,03 0,62 3 1,34a 1,98 1,41a 0,04 0,09 4 1,43a 2,01 1,50a 0,04 0,08 5 1,52a 3,41 1,63b 0,04 0,04 6 1,63a 4,51 1,75b 0,06 0,02 So sánh % 93,74 100
Ghi chú: Theo hàng ngang, các số mang một chữ cái khác nhau thì sai khác nhau có ý nghĩa thống kê (P < 0,05).
Kết quả bảng 3.7 cho thấy: Tiêu tốn thức ăn/ 1kg tăng khối lượng của gà ở cả hai lô tăng dần qua các tuần tuổi. Ở tuần tuổi thứ 1 tiêu tốn thức ăn là thấp nhất tương ứng với 1,14 kg và 1,15 kg ở lô TN 1 và lô ĐC 1. Ở giai đoạn này lượng thức ăn tiêu thụ thấp nên ảnh hưởng của chế phẩm Algimunchưa rõ rệt. Giai đoạn từ 2 tuần tuổi tiêu tốn thức ăn cho 1kg tăng khối lượng của lô thí nghiệm đạt 1,25 kg, còn lô đối chứng là 1,31kg. Ở 3 tuần tuổi tiêu tốn thức ăn cho 1kg tăng khối lượng của lô thí nghiệm tăng lên là 1,50 kg thấp hơn so với lô đối chứng là 1,60 kg. Đến 4 tuần tuổi tiêu tốn thức ăn cho 1kg tăng khối lượng của lô thí nghiệm tăng lênđến 1,58 kg thấp hơn so với lô đối chứng là 1,65 kg. Kết thúc thí nghiệm 5 và 6 tuần tuổi tiêu tốn thức ăn cho 1kg tăng khối lượng của lô thí nghiệm là 1,72 kgvà 1,98 thấp hơn so với lô đối chứng là 1,93 và 2,16 kg. Kết quả phân tích thống kê cho thấy trước khi kết thúc thí nghiệm ở tuần 4và 5 mặc dù không có sự sai khác mang ý nghĩa thống kê (P= 0,08 và 0,04) nhưng có xu hướng khác biệt để đến tuần thứ 6 sự khác biệt này diễn ra rõ ràng (P<0,05).
Cùng với tính tiêu tốn thức ăn/kg tăng khối lượng trong tuần, chúng tôi còn tính tiêu tốn thức ăn/kg tăng khối lượng cộng dồn, kết quả được trình bày tại bảng 3.7 cho thấy.
Tiêu tốn thức ăn/kg tăng khối lượng cộng dồn ở cả hai lô cũng tăng dần qua các tuần tuổi, sự khác biệt càng về cuối càng rõ rệt, cụ thể như sau: Tiêu tốn thức ăn/kg tăng khối lượng ở tuần 1 và 2 của lô TN 1 là 1,14 kg và 1,21 kg, ở lô ĐC 1 là 1,15 kg và 1,25 kg, sự sai khác giữa hai lô này vẫn chưa rõ rệt (P >0,05). Tuy nhiên, đến tuần thứ 3 và 4 thì tiêu tốn thức ăn/kg tăng khối lượng cộng dồn có xu hướng khác biệt (P = 0,09 và 0,08) giữa hai lô tương ứng với 1,34 kg, 1,43 kg ở lô TN 1 và 1,41 kg và 1,50 kg ở lô ĐC 1. Đến tuần thứ 5 sự khác biệt này là rõ rệt (P<0,05) tương ứng với 1,52 kg ở lô được bổ sung chê phẩm và 1,63 kg ở lô không bổ sung chế phẩm. Sự khác biệt này càng rõ hơn (P<0,05) khi đến tuần thứ 6 tiêu tốn thức ăn/kg tăng khối lượng ở lô được bổ sung chế phẩm là 1,63 kg thấp hơn lô không được bổ sung chế phẩm (1,75 kg).
Hình 3.4 minh hoạ cho tiêu tốn thức ăn cộng dồn của gà thí nghiệm 1
Hình 3.4: Biểu đồ tiêu tốn thức ăn của gà thí nghiệm 1 0 0.2 0.4 0.6 0.8 1 1.2 1.4 1.6 1.8 2 1 2 3 4 5 6 Tiêu tốn thức ăn/kg tăng khối lượng cộng dồn (kg) Lô TN 1 Lô ĐC 1
Như vậy, Algimun đã có tác động tích cực giảm lượng thức ăn tiêu thụ cho tăng trọng lượng gà, làm tăng hiệu quả kinh tế trong chăn nuôi gà thịt Cobb 500 giai đoạn từ 0 - 6 tuần tuổi.
So sánh với nghiên cứu của Dunca I (2006) cũng sử dụng một chế phẩmkhác củatập đoàn Olmix (là Acid pak 4 way) cho gà Broiler đã làm giảm 7,89 % lượng thức ăn tiêu tốn/kg tăng khối lượng của gà.
Theo số liệu do hãng Cobb - Vantress (2015) đã công bố thì hệ số chuyển hóa thức ăn đến 6 tuần tuổi của gà Cobb 500 là 1,675 kg so với kết quả của chúng tôi là tương đương 1,63 kg. Hệ số chuyển hóa thức ăn (FCR) trong nghiên cứu của chúng tôi thấp hơn so với kết quả nghiên cứu của Bùi Phương Thảo (2011), khi sử dụng EM nuôi gà broiler CP707 nuôi chuồng kín, có FCR là 2,07 kg.
3.1.4.3. Tiêu tốn năng lượng trao đổi và protein của gà thí nghiệm 1
Lượng thức ăn tiêu tốn chịu sự chi phối của nhiều yếu tố: khí hậu, nhiệt độ môi trường, sức khoẻ của đàn gà. Nhưng quan trọng nhất là mức năng lượng trao đổi và protein trong khẩu phần. Nếu tỷ lệ ME/CP cao thì đàn gà sẽ chậm lớn, ngược lại tỷ lệ ME/CP thấp thì tiêu tốn protein sẽ lớn và làm cho giá thành sản phẩm cao. Để cụ thể hơn tiêu tốn thức ăn/kg tăng khối lượng của gà thí nghiệm ở các tuần tuổi, chúng tôi tính tiêu tốn Kcal ME và tiêu tốn protein thô cho 1 kg tăng khối lượng nhằm xem xét hiệu quả chuyển hoá dinh dưỡng của thức ăn đối với gà thí nghiệm. Kết quả được trình bày ở bảng 3.8.
Bảng 3.8: Tiêu tốn năng lượng và Protein/kg tăng khối lượng cộng dồn của gà thí nghiệm 1 Tuần tuổi Lô TN 1 LôĐC 1 P X mX X mX
Tiêu tốn năng lượng trao đổi/kg tăng khối lượng (Kcal)
1 3412,29 58,63 3449,77 59,28 0,32 2 3630,05 93,95 3760,88 97,33 0,12 3 4029,40 82,91 4241,54 87,28 0,08 4 4315,35 108,63 4526,37 113,94 0,09 5 4600,84a 150,63 4930,47b 161,42 0,03 6 4944,19a 234,59 5326,71b 261,09 0,001
Tiêu tốn Protein/kg tăng khối lượng
1 233,17 4,17 235,73 5,05 0,21 2 248,05 6,60 256,99 5,74 0,24 3 273,82 8,54 288,00 7,96 0,16 4 292,27 8,80 306,38 9,01 0,16 5 309,49a 9,26 330,75b 9,45 0,04 6 330,20a 14,97 354,65b 12,84 0,02
Ghi chú: Theo hàng ngang, các số mang một chữ cái khác nhau thì sai khác nhau có ý nghĩa thống kê (P < 0,05).
Kết quả bảng 3.8 cho thấy: Nhìn chung tiêu tốn ME và CP đều tăng dần theo các giai đoạn tuổi, điều này cũng phù hợp với quy luật phát triển chung của gia cầm. Khối lượng tăng lên theo các tuần tuổi do đó yêu cầu năng lượng và protein cho duy trì và sinh trưởng cũng tăng lên.
Ở tuần tuổi thứ 1 tiêu tốn ME cho 1 kg tăng khối lượng của lô thí nghiệm và lô đối chứng là tương đương nhau 3412,29 - 3449,77 kcal/kg tăng khối lượng. Ở tuần tuổi thứ 2 tiêu tốn ME cho 1 kg tăng khối lượng của lô thí nghiệm tăng lên là 3630,05 kcal; lô đối chứng là 3760,88 kcal. Đến 3 tuần
tuổi tiêu tốn năng lượng cho 1 kg tăng khối lượng của lô thí nghiệm tăng lên là 4029,40kcal so với lô đối chứng thì thấp hơn 212,14kcal (lô đối chứng là 4241,54 kcal). Ở tuần tuổi thứ 4 tiêu tốn ME/kg tăng khối lượng ở lô TN 1 là 4315,35 kcal thấp hơn 211,04 kcal so với lô ĐC 1 (4526,37 kcal).
Từ tuần tuổi 5, 6 tiêu tốn năng lượng cho 1 kg tăng khối lượng của lô thí nghiệm so với lô đối chứng càng rộng tương ứng (4600,84 kcal và 4944,19 kcal) sơ với (4930,47 kcal và 5326,71 kcal); kết quả phân tích thống kê cho thấy sự sai khác này có ý nghĩa thống kê (P<0,05). Điều này cho thấy, bổ sung chể phẩm Algimun vào khẩu phần ăn của gà Cobb 500 đã tiết kiệm được chi phí về năng lượng trao đổi trong khẩu phần.
Kết quả bảng 3.8 cho thấy tiêu tốn protein cho 1kg tăng khối lượng của gà thí nghiệm ở tuần đầu là gần tương đương nhau (dao động trong khoảng 233,17-235,73 g). Các tuần sau tiêu tốn protein cho 1kg tăng khối lượng của gà được bổ sung chế phầm Algimun thấp hơn so với gà không được bổ sung chế phẩm cụ thể các giai đoạn 2; 3; 4; tuần tuổi thấp hơn lần lượt là 8,94; 14,19; 14,11(g) tuy nhiên sự sai khác này chưa có ý nghĩa thống kê (P>0,05).
Ở tuần thứ 5 và tuần thứ 6, tiêu tốn protein thô/kg tăng khối lượng của lô thí nghiệm là: 309,49 g; 330,20 g thấp hơn lô đối chứng là 330,75 g và 354,65 g. Kết quả phân tích thống kê cho thấy có sự khác nhau (P<0,05) về chỉ tiêu này ở 2 tuần cuối cùng đã cho thấy bổ sung chế phẩm Algimun vào khẩu phần đã giảm được chi phí.
3.1.5. Ảnh hưởng của Algimun đến chỉ số sản xuất và chỉ số kinh tế của gà thí nghiệm 1