Nghiên cứu các biện pháp phòng bệnh hại chính cây Keo lai, mỡ ở

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu và đề xuất một số biện pháp phòng trừ bệnh hại chính cây con ở giai đoạn vườn ươm tại huyện thạch an, tỉnh cao bằng (Trang 51 - 54)

vườn ươm

2.4.3.1. Nghiên cứu biện pháp lâm sinh, thủ công

+ Trên vườn ươm cây Keo lai và cây mỡ 3 tháng tuổi tại Ban quản lý rừng phòng hộ huyện Thạch An, tỉnh Cao Bằng lập mỗi đối tượng 3 OTC 4m2. Tiến hành dọn vệ sinh vườn ươm, làm cỏ trên luống bầu, loại bỏ và tiêu hủy những bầu cây bị bệnh hại. Thí nghiệm được lặp lại 3 lần.

+ Thời gian theo dõi 3 tháng, chỉ tiêu theo dõi: Đánh giá tỷ lệ bị hại và chỉ số bị hại theo phương pháp của Phạm Quang Thu, 2016.

- Nghiên cứu biện pháp sinh học

* Xác định hiệu lực các loại chế phẩm sinh học đối với bệnh hại chính được thực hiện qua 2 bước:

Xác định hiệu lực các loại chế phẩm sinh học trong phòng thí nghiệm:

- Xác định hiệu lực các loại chế phẩm sinh học đối với nấm F. Oxysporum gây bệnh cây Keo lai

+ Tiến hành thử hiệu lực của 2 loại chế phẩm sinh học thông dụng đối với bệnh hại chính: Chế phẩm Trichoderma, chế phẩm Bacillus subtilis đối với nấm Fusarium oxysporum gây bệnh hại chính cây keo ở giai đoạn vườn ươm. Thí nghiệm được tiến hành với mỗi công thức 30 cây, 3 lần lặp tại vườn ươm của Viện khoa học Lâm nghiệp Việt Nam.

+ Xác định hiệu lực các loại chế phẩm sinh học đối với nấm C. gloeosporioides gây bệnh cây Mỡ

Thí nghiệm được tiến hành với 3 công thức: CT1: Chế phẩm sinh học MF1 thành phần chính (Vi khuẩn đối kháng với nấm bênh Bacillus subtilis;

vi khuẩn phân giải lân và kích thích sinh trưởng); CT2 vi khuẩn NTV - N0.2 thành phần chính (gồm vi sinh vật đối kháng với nấm gây bệnh, VSV phân giải xenlulose và nhiều vi sinh vật có lợi khác); CT3 Đối chứng. Thí nghiệm

được tiến hành với mỗi công thức 30 cây, 3 lần lặp tại vườn ươm của Viện khoa học Lâm nghiệp Việt Nam.

- Nghiên cứu biện pháp hóa học

Xác định hiệu lực các loại thuốc hóa học đối với bệnh hại chính được thực hiện qua 2 bước:

+ Xác định thuốc hóa học trong phòng thí nghiệm đối với nấm F. Oxysporum gây bệnh cây Keo lai

Thử nghiệm thuốc hóa học đối với hệ sợi nấm F. oxysporum gây bệnh hại cây ba kích trong phòng thí nghiệm được thực hiện với 5 công thức. CT1: Agrifos 400 nồng độ 0,5%; CT2: Ridomil Gold 68WG nồng độ 0,5%; CT3: Anvil 5SC nồng độ 0,5%; CT4: Copper zinc 85 WP nồng độ 0,5%; CT5: Đối chứng (nước cất). Mỗi công thức thí nghiệm được tiến hành với 10 đĩa Petri, lặp lại 3 lần. Thí nghiệm được thực hiện như sau: đục một giếng ở giữa đĩa Petri có chứa môi trường PDA với đường kính 1 cm cấy nấm ở 3 điểm tạo thành hình tam giác đều. Dùng pipét hút 1 ml dung dịch từng loại thuốc đã pha (mỗi công thức chỉ cho duy nhất 1 loại thuốc) cho vào các giếng, băng kín và để ở tủ định ôn ở nhiệt độ 250C sau 48 và 96 giờ kiểm tra và đo đường kính vòng kháng nấm theo hai chiều vuông góc sau đó lấy trị số trung bình, xử lý số liệu bằng phần mềm excel 9.0.

+ Ngoài vườn ươm

Thí nghiệm với 2 loại thuốc hóa học Ridomin Gold 68WG và Agrifos 400 với nồng độ 0,5% có tác dụng tốt nhất ở trong phòng thí nghiệm để tiến hành thử nghiệm ngoài vườn ươm. Công thức đối chứng cũng thực hiện tương tự nhưng phun bằng nước lã. Thí nghiệm được tiến hành với mỗi công thức 30 cây, 3 lần lặp tại vườn ươm của Viện khoa học Lâm nghiệp Việt Nam.

- Xác định thuốc hóa học trong phòng thí nghiệm đối với nấm C. gloeosporioides gây bệnh cây Mỡ

+ Tiến hành thử hiệu lực của 3 loại thuốc hóa học Ridomil nồng độ 0,5%, Agrilife 100 SL nồng độ 0,5%, và anvil 5SC với nồng độ 0,5%. Theo dõi thí nghiệm trong vòng 96 giờ và đánh giá mức độ bị bệnh ở mỗi công thức

+ Đánh giá hiệu lực ức chế nấm gây bệnh của 3 loại thuốc hóa học như sau: Cấy hệ sợi nấm bệnh vào 3 góc của hộp lồng chứa sẵn môi trường PDA, ở chính giữa hộp lồng đục 1 giếng có đường kính 10mm và nhỏ 50µl dung dịch thuốc hóa học vào các lỗ đã đục. Nuôi nấm trong nhiệt độ thích hợp, sau đó theo dõi và tiến hành đo đường kính vòng ức chế của chế phẩm đối với nấm gây bệnh. Mỗi công thức thí nghiệm thực hiện trên 10 hộp lồng, lặp lại 3 lần. Đánh giá hiệu lực của chế phẩm bằng đường kính vòng ức chế nấm gây bệnh (Vmm) và chia làm 5 cấp ức chế. Đường kính vòng ức chế (mm) Khả năng ức chế nấm bệnh V < 1 Không có khả năng ức chế (-) 1 ≤ V < 5 Khả năng ức chế yếu (+) 5 ≤ V < 10 Khả năng ức chế trung bình (++) 10 ≤ V < 20 Khả năng ức chế mạnh (+++) V ≥ 20 Khả năng ức chế rất mạnh (++++)

Đối với cây Mỡ ngoài vườn ươm

Thí nghiệm với 2 loại thuốc hóa học Ridomin Gold 68WG, Agrilife 100 SL có tác dụng tốt nhất ở trong phòng thí nghiệm để tiến hành thử nghiệm ngoài vườn ươm. Công thức đối chứng phun bằng nước lã. Thí nghiệm được tiến hành với mỗi công thức 30 cây, 3 lần lặp tại vườn ươm của Viện khoa học Lâm nghiệp Việt Nam.

Chương 3

3.1. Xác định nguyên nhân gây bệnh đối với cây Keo lai và cây Mỡ

trong vườn ươm

3.1.1. Điu tra đánh giá t l và mc độ b hi đối vi cây Keo lai và cây M giai đon vườn ươm

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu và đề xuất một số biện pháp phòng trừ bệnh hại chính cây con ở giai đoạn vườn ươm tại huyện thạch an, tỉnh cao bằng (Trang 51 - 54)