Đặc điểm sinh học của nấm gây bệnh

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu và đề xuất một số biện pháp phòng trừ bệnh hại chính cây con ở giai đoạn vườn ươm tại huyện thạch an, tỉnh cao bằng (Trang 64)

- Ảnh hưởng của nhiệt độ đến sinh trưởng của hệ sợi nấm F. oxysporum

Thí nghiệm ảnh hưởng của nhiệt độ đến sự sinh trưởng và phát triển của nấm F. oxysporum được tiến hành với 6 thang nhiệt độ khác nhau (150C, 200C, 250C, 300C, 350C, 400C) kết quả được trình bày ở bảng 3.7.

Thời gian nuôi cấy

Đường kính khuẩn lạc trung bình

(mm) Fpr Lsd 150C 200C 250C 300C 350C 400C 2 ngày 12c 18e 20f 17d 10b 5a <.001 0.6334 4 ngày 21c 30e 36f 22d 19b 6a <.001 0.822 6 ngày 39d 45e 50f 35c 30b 8a <.001 0.837 8 ngày 54c 65e 73f 62d 42b 10a <.001 0.946

Số liệu ở bảng 3.7 cho thấy sinh trưởng của hệ sợi nấm sinh trưởng phát triển được trên môi trường nuôi cấy thuần khiết trong khoảng nhiệt độ 25-300C là tốt nhất. Nhiệt độ dưới 250C và trên 300C nấm sinh trưởng chậm. Nhiệt độ không khí lên đến 400C nấm gây bệnh hại Keo lai F. oxysporum

sinh trưởng rất chậm sau 8 ngày đường kính tăng 10 mm (Hình 3.8).

150C 200C 250C

300C 350C 400C

Hình 3.7: Sinh trưởng của hệ sợi nấm F. oxysporumở các thang nhiệt độ khác nhau

Ảnh hưởng của độ ẩm không khí đến sinh trưởng của nấm bệnh có vai trò trong việc tìm hiểu quá trình phát sinh và phát triển của bệnh. Đánh giá ảnh hưởng của độ ẩm không khí đến sinh trưởng của hệ sợi nấm được trình bày ở bảng 3.8.

Bảng 3.8: Ảnh hưởng của ẩm độ đến sinh trưởng của hệ sợi nấm F. oxysporum

Thời gian nuôi cấy

Đường kính khuẩn lạc trung bình (cm)

Fps Lsd 75% 80% 85% 90% 95% 100% 2 ngày 1,3a 1,5c 1,7d 1,8e 1,9f 1,4b <.001 0.0713 4 ngày 3,5c 3,3b 3,5c 3,5c 3,6d 2,3a <.001 0.0815 6 ngày 3,6b 4,0d 3,8c 3,8c 4,1e 3,4a <.001 0.0908 8 ngày 6,2b 7,1c 7,9e 7,6d 8,1f 6,0a <.001 0.1151

Qua số liệu bảng 3.8 nhận thấy nấm F. oxysporum sinh trưởng tốt ở ẩm độ không khí trong khoảng từ 85% - 95%. Ở độ ẩm không khí nhỏ hơn 80% và lớn hơn 95% nấm phát triển chậm (hình 3.8). Vậy chứng tỏ nấm gây bệnh F. oxysporum có khả năng sinh trưởng và thích nghi ở các độ ẩm khác nhau cho nên loại nấm này dễ dàng gây bệnh vào các mùa trong năm. Khi gặp điều kiện môi trường thuận lợi như (ẩm độ, nhiệt độ không khí phù hợp) nấm dễ bùng phát và gây thành dịch.

Ảnh hưởng của nhiệt độ đến sinh trưởng của hệ sợi nấm C. gloeosporioides.

Nhiệt độ không khí ảnh hưởng rất lớn đến sự nảy mầm của bào tử, xâm nhiễm, lan truyền cũng như sinh trưởng và phát triển của sợi nấm. Đặc biệt nhiệt độ quyết định thời gian nhiễm bệnh, ủ bệnh và phát bệnh của nấm. Nghiên cứu ảnh hưởng của nhiệt độ không khí đến sinh trưởng và phát triển của sợi nấm có ý nghĩa rất lớn trong việc tìm hiểu sự xâm nhiễm, lây

lan vào thời kỳ phát bệnh. Trên cơ sở đó thực hiện công tác dự báo ngắn hạn, dài hạn để xây dựng kế hoạch quản lý dịch bệnh hại ở khu vực. Thí nghiệm ảnh hưởng của nhiệt độ đến sự sinh trưởng và phát triển của nấm

C. gloeosporioides được tiến hành với 6 thang nhiệt độ khác nhau (150C, 200C, 250C, 300C, 350C, 400C) mỗi thí nghiệm 10 hộp lồng 3 lần lặp. Sinh trưởng của hệ sợi nấm được trình bày ở bảng 3.9.

Bảng 3.9: Ảnh hưởng của nhiệt độ đến sinh trưởng của hệ sợi nấm Thời gian

nuôi cấy

Đường kính khuẩn lạc trung bình

(mm) Fps Lsd 150C 200C 250C 300C 350C 400C 2 ngày 13c 17e 17e 16d 12b 5a <.001 0.5807 4 ngày 23c 31e 35f 24d 21b 5a <.001 0.731 6 ngày 41d 46e 49f 38c 33b 5a <.001 1.053 8 ngày 57c 75e 82f 72d 45b 5a <.001 1.097

Số liệu ở bảng 3.9 cho thấy sinh trưởng của hệ sợi nấm ở các thang nhiệt độ khác nhau thì sinh trưởng khác nhau. Hệ sợi nấm sinh trưởng phát triển được trên môi trường nuôi cấy thuần khiết trong khoảng nhiệt độ không khí từ 150C - 350C, khoảng nhiệt độ thích hợp là 200C - 300C trong đó nhiệt độ thích hợp nhất là 250C hệ sợi sinh trưởng phát triển tốt, tạo điều kiện cho nấm bệnh xâm nhiễm và sinh trưởng phát triển vào cơ thể cây chủ. Nhiệt độ không khí lớn hơn 350C hệ sợi sinh trưởng phát triển rất chậm và kém hẳn so với các thang nhiệt độ không khí khác (hình 3.17). Khi nhiệt độ lên đến 400C hệ sợi nấm không phát triển. Vậy nấm C. gloeosporioides có khả năng sinh trưởng và phát triển trên biên độ nhiệt rộng khi gặp điều kiện thuận lợi nấm bệnh bùng phát thành dịch. Muốn hạn chế dịch bệnh bùng phát ta có thể điều chỉnh nhiệt độ qua việc tác động biện pháp lâm sinh cho

rừng trồng, hoặc điều chỉnh mùa gieo ươm đối với cây trong giai đoạn vườn ươm.

Ảnh hưởng độ ẩm không khí đến sinh trưởng của sợi nấm

Độ ẩm là một trong những nhân tố quan trọng có ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình sinh trưởng, phát triển của nấm. Nghiên cứu ảnh hưởng của độ ẩm không khí đến sinh trưởng của nấm bệnh có vai trò trong việc tìm hiểu quá trình phát sinh và phát triển của bệnh. Đánh giá ảnh hưởng của độ ẩm không khí đến sinh trưởng của hệ sợi nấm được trình bày ở bảng 3.10.

Bảng 3.10: Ảnh hưởng của ẩm độ đến sinh trưởng của hệ sợi nấm Thời

gian nuôi cấy

Đường kính khuẩn lạc trung bình (cm)

Fps Lsd 75% 80% 85% 90% 95% 100% 2 ngày 1,4 1,6 1,7 1,8 1,8 1,5 <.001 0.06567 4 ngày 3,7e 3,5c 3,7e 3,6d 3,1b 2,8a <.001 0.0802 6 ngày 3,8a 4,2d 4,0c 3,9b 4,2d 4,0c <.001 0.0787 8 ngày 6,6b 7,6c 8,0e 7,8d 8,2f 6,3a <.001 0.1061

Qua số liệu bảng 3.10 nhận thấy nấm C. gloeosporioides sinh trưởng tốt ở ẩm độ không khí trong khoảng từ 80% - 95%. Độ ẩm thích hợp nhất cho hệ sợi nấm phát triển là 95% tạo điều kiện thuận lợi cho bào tử nấm nảy mầm, xâm nhập và sinh trưởng phát triển trong cơ thể cây chủ. Ở độ ẩm không khí nhỏ hơn 80% và lớn hơn 95% nấm phát triển bình thường (hình 3.8). Vậy chứng tỏ nấm gây bệnh C. gloeosporioides có khả năng sinh trưởng và thích nghi ở các độ ẩm khác nhau cho nên loại nấm này dễ dàng gây bệnh vào các mùa trong năm. Khi gặp điều kiện môi trường thuận lợi như (ẩm độ, nhiệt độ không khí phù hợp) nấm dễ bùng phát và gây thành dịch. Kết quả ở trên cho thấy gieo ươm Keo lai thuận lợi nhất ở miền Bắc Việt Nam vào các tháng 10,11,12 sẽ hạn chế được nấm bệnh phát triển.

Hình 3.8: Ảnh hưởng của ẩm độ đến sự sinh trưởng của hệ sợi nấm 3.3. Các biện pháp phòng trừ bệnh hại chính cây Keo lai, mỡở vườn ươm

3.3.1 Các bin pháp phòng trđối vi tng loài cây

Đối với bệnh hại Keo lai

- Nghiên cu bin pháp lâm sinh, th công

Tiến hành thử nghiệm biện pháp thủ công đối với vườn ươm bằng cách làm cỏ, phá váng, loại bỏ cây bị bệnh nặng sau 3 tháng theo dõi kết quả được trình bày ở bảng 3.11.

Bảng 3.11: Kết quả phòng trừ bệnh hại do nấm gây hại trên cây Keo lai

bằng biện pháp Lâm sinh, thủ công

Trước khi tác động Sau khi tác động

Lô áp dụng Lô đối chứng Lô áp dụng Lô đối chứng

P% R1 P% R2 P% R3 P% R4

15,6 0,14 15,3 0,13 17,9 0,18 42,3 0,48

Qua số liệu bảng 3.11 cho thấy sau khi áp dụng biện pháp thủ công thì tỷ lệ cây bị bệnh giảm 24,4% và cấp bị bệnh (R) giảm 0,30. Từ những

kết quả ở trên cho thấy việc tác động các biện pháp lâm sinh, thủ công trong giai đoạn đầu khi vườn ươm mới xuất hiện bệnh là rất cần thiết đây là biện pháp hạn chế sự lây lan trên diện rộng.

- Nghiên cu bin pháp sinh hc

Chế phẩm sinh học Trichoderma và chế phẩm Bacillus subtilis được lựa chọn để thực hiện phun phòng trừ bệnh chết héo Keo lai ở giai đoạn vườn ươm. Thí nghiệm được tiến hành với mỗi công thức 30 cây, 3 lần lặp tại vườn ươm của Trung tâm nghiên cứu Bảo vệ rừng - Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam (Phường Đức Thắng, quận Bắc Từ Liêm, Hà Nội). Kết quả được trình bày ở Bảng 3.12:

Bảng 3.12: Hiệu lực phòng trừ bệnh hại rễ Keo lai do nấm Fusarium oxysporum bằng chế phẩm sinh học ở ngoài vườn ươm

Stt Tên thuốc Trước khi phòng trừ Sau 2 tháng phòng trừ Hiệu lực phòng trừ P1% R1 P1% R1 E% 1 Chế phẩm Trichoderma 20,1 0,32 12,6 0,22 83 2 Chế phẩm Bacillus subtilis 22,6 0,27 13,4 0,32 72 3 Đối chứng 19,5 0,33 39,8 1,22 Ghi chú: P: Tỷ lệ bị bệnh; R: Chỉ số bị bệnh; E%: Hiệu lực phòng trừđối với chỉ số bệnh.

Từ số liệu của Bảng 3.12 cho thấy tỷ lệ bị bệnh của Keo lai ngoài vườn ươm sau khi áp dụng biện pháp phòng trừ bằng chế phẩm sinh học Trichoderma

đã giảm 27,2% so với công thức đối chứng và chỉ số bị bệnh R giảm 1,0 so với đối chứng và hiệu quả phòng trừ tăng lên đến 83%. Sau khi sử dụng chế phẩm sinh học Bacillus subtilis thì tỷ lệ giảm 27,4% và chỉ số bệnh giảm 0,9 hiệu quả phòng trừ đạt 72%.

Thí nghiệm phòng trừ nấm C. gloeosporioidestrên cây M ngoài vườn ươm bng chế phm sinh hc.

Chế phẩm sinh học MF1 và chế phẩm vi khuẩn NTV - N0.2 được lựa chọn để thực hiện phun phòng trừ bệnh trên cây Keo lai giai đoạn vườn ươm. Thí nghiệm được tiến hành với mỗi công thức 30 cây, 3 lần lặp tại vườn ươm của Viện khoa học Lâm nghiệp Việt Nam Kết quả được trình bày ở Bảng 3.13

Bảng 3.13: Hiệu lực phòng trừ bệnh hại rễ do nấm bằng chế phẩm MF1

và chế phẩm NTV - N0.2 ở ngoài vườn ươm

Stt Tên chế phẩm Trước khi phòng trừ Sau 2 tháng phòng trừ Hiệu lực phòng trừ P1% R1 P1% R1 E% 1 MF1 23,5 0,27 10,1 0,19 81,6 2 NTV - N0.2 23,6 0,28 12,6 0,23 78,5 3 Đối chứng 23,6 0,28 40,7 1,07

- Ghi chú: P: Tỷ lệ bị bệnh; R: Chỉ số bị bệnh; E%: Hiệu lực phòng trừ đối với chỉ số bệnh.

Từ số liệu của Bảng 3.13 cho thấy tỷ lệ bị bệnh của nấm C.gloeosporioides gây hại trên cây Mỡ ngoài vườn ươm sau khi áp dụng biện pháp phòng trừ bằng chế phẩm MF1 đã giảm 30,6% so với công thức đối chứng và chỉ số bị bệnh R giảm 0,88 so với đối chứng và hiệu quả phòng trừ tăng lên đến 81,6%. Sau khi sử dụng Chế phẩm NTV – N0.2 thì tỷ lệ giảm 28,1% và chỉ số bệnh giảm 0,84 hiệu quả phòng trừ đạt 78,5%.

- Nghiên cu bin pháp hóa hc

Xác định thuốc hóa học trong phòng trừ nấm gây bệnh

Nấm (F. oxysporum) được sử dụng để thử nghiệm hiệu lực với 4 loại thuốc Agrifos 400; Ridomil Gold 68WG; Anvil 5SC; Copper zinc 85 WP; Nồng độ pha theo khuyến cáo trên bao bì lần lượt như sau: Agrifos 400 nồng

độ 0,5%; Ridomil nồng độ 0,5%, anvil 5SC với nồng độ 0,5% và Copper zinc 85 WP nồng độ 0,5%. Kết quả thí nghiệm hiệu lực của thuốc hóa học được trình bày ở bảng 3.14:

Bảng 3.14: Hiệu lực thuốc hóa học đối với sự ức chế sinh trưởng của hệ sợi nấm TT Loại thuốc hóa học Sau 48 giờ Sau 96 giờ Đường kính vòng kháng nấm (cm) Đường kính vòng kháng nấm (cm) 1 Agrifos 400 3,1d 2,6e 2 Ridomil 68WG 3,3d 2,5d 3 Anvil 5SC 2,6b 1,1c 4 Copper zinc 85 WP 2,3c 1,3b 5 Đối chứng 1,6a 0,0a Lsd 0.1722 0.0959 Fpr <0,001 <0,001

Kết quả ở bảng 3.14 cho thấy sau 48 giờ và 96 giờ hiệu lực kháng nấm F. oxysporum của bốn loại thuốc hóa học có sự khác nhau rõ rệt về mặt thống kê (Fpr < 0,001). Trong đó thuốc Agrifos 400 và Ridomil Gold 68WG, có đường kính vòng kháng nấm cao lần lượt là 3,1cm và 3,3cm. Sau 48 giờ hệ sợi nấm tiếp tục mọc nhưng rất chậm đến 96 giờ hệ sợi nấm dừng hẳn và hệ sợi nấm mọc ở gần lỗ khoan bị thuốc tiêu diệt. Với mẫu đối chứng nấm đã mọc kín vào giữa hộp lồng.

CT1: Thuốc Agrifos 400 CT2: Ridomil 68WG CT3: Anvil 5SC CT4: Copper zinc 85 WP CT5: ĐC

-Thí nghiệm phòng trừ nấm F. oxysporum trên cây Keo lai ngoài vườn ươm bng thuc hóa hc.

Sau khi tiến hành đánh giá khả năng kháng nấm gây bệnh F. oxysporum trong phòng thí nghiệm đã chọn ra được hai loại thuốc hóa học có hiệu lực phòng trừ cao là: Agrifos 400, Ridomil 68 WG

Đánh giá hiệu qủa thử nghiệm 2 loại thuốc hóa học Ridomin 68WG và Agrifos 400 đều ở nồng độ 1% để tiến hành phun thử nghiệm ngoài vườn ươm. Kết quả được trình bày ở Bảng 3.15

Bảng 3.15: Kết quả thử nghiệm 2 loại thuốc hóa học ở vườn ươm

Stt Tên thuốc Trước khi phòng trừ Sau 2 tháng phòng trừ Hiệu lực phòng trừ P1% R1 P2% R2 E% 1 Ridomin Gold 68WG 20,5 0,35 10,7 0,19 84,6 2 Agrifos 400 19,8 0,34 20,2 0,65 45,8 3 Đối chứng 19,9 0,34 34,5 1,2

Qua số liệu Bảng 3.15 cho thấy so sánh kết quả về tỷ lệ bị bệnh (P%) và chỉ số bệnh (R) của công thức sử dụng 2 loại thuốc hóa học kể trên và công thức đối chứng thì thấy rằng: Hiệu lực phòng trừ bệnh của 2 loại thuốc trên có hiệu quả cao và rõ ràng, được thể hiện bởi tỷ lệ bị bệnh và chỉ số bệnh thấp hơn rất nhiều so với đối chứng. Cụ thể thuốc Ridomin 68WG sau 2 tháng phòng trừ có tỷ lệ bệnh giảm 24,1%, chỉ số bệnh giảm 1,01. Hiệu lực phòng trừ bệnh hại của Ridomin 68WG đạt 84,6%. Thuốc hóa học Agrifos 400 với nồng độ 1% cũng cho thấy hiệu quả phòng trừ đối với nấm gây bệnh F. oxysporum, hiệu lực phòng trừ đạt 45,8%, tỷ lệ bị bệnh giảm 14,3% và chỉ số bệnh giảm 0,55.

+ Đối với bệnh hại cây mỡ

Thí nghiệm đối với bệnh thán thư hại cây mỡ được thí nghiệm với 3 loại thuốc hóa học Ridomil nồng độ 0,5%, Agrilife 100 SL nồng độ 1%, và anvil 5SC với nồng độ 0,25%. Theo dõi thí nghiệm trong vòng 96 giờ và đánh giá mức độ bị bệnh ở mỗi công thức kết quả được trình bày ở bảng 3.16.

Bảng 3.16: Hiệu lực của thuốc hóa học trong phòng trừ bệnh do nấm C. gloeosporioides TT Công thnghiệứm c thí Sau 48 giờ Sau 96 giờ Đường kính vòng kháng nấm (mm) Sai số (mm) Đường kính vòng kháng nấm (mm) Sai số (mm) 1 Ridomil 68WG 33 2,4 26 2,5 2 Agrilife 100 SL 31 0,9 25 1,1 3 Anvil 5SC 25 5,6 13 2,9 4 Đối chứng (ĐC) 21 3,5 0,0 0,0

Qua số liệu ở bảng 3.16 cho thấy sau sử dụng thuốc hóa học đường kính trung bình vòng đối kháng nấm từ 25 – 33 mm trong khi đó công thức đối chứng là 21 mm. Sau 96 giờ đường kính vòng đối kháng từ 13 đến 26 mm trong khi đó mẫu đối chứng nấm đã mọc kín giữa hộp lồng như vậy trong 3 loại thuốc hóa học thuốc Ridomil 68WG có hiệu lực tốt nhất.

- Thí nghiệm phòng trừ nấm C. gloeosporioidestrên cây M

ngoài vườn ươm bng thuc hóa hc.

Sau khi tiến hành đánh giá khả năng kháng nấm gây bệnh C. gloeosporioides

trong phòng thí nghiệm đã chọn ra được hai loại thuốc hóa học có hiệu lực phòng trừ cao là: Ridomil Gold 68WG, Agrilife 100 SL

Đánh giá hiệu qủa thử nghiệm 2 loại thuốc hóa học Ridomil Gold 68WG, Agrilife 100 SL để tiến hành phun thử nghiệm ngoài vườn ươm. Kết quả được trình bày ở Bảng 3.17.

Bảng 3.17: Kết quả thử nghiệm 2 loại thuốc hóa học ở vườn ươm Stt Tên thuốc Trước khi phòng trừ Sau 2 tháng phòng trừ Hiệu lực phòng trừ P1% R1 P2% R2 E% 1 Ridomil 68WG 22,5 0,25 11,3 0,18 81,2 2 Agrilife 100 SL 22,6 0,24 15,2 0,21 78,9 3 Đối chứng 22,5 0,24 36,5 0,92

Qua số liệu Bảng 3.17 cho thấy so sánh kết quả về tỷ lệ bị bệnh (P%) và chỉ số bệnh (R) của công thức sử dụng 2 loại thuốc hóa học kể trên và

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu và đề xuất một số biện pháp phòng trừ bệnh hại chính cây con ở giai đoạn vườn ươm tại huyện thạch an, tỉnh cao bằng (Trang 64)