Các biện pháp phòng trừ đối vứi từng loài cây

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu và đề xuất một số biện pháp phòng trừ bệnh hại chính cây con ở giai đoạn vườn ươm tại huyện thạch an, tỉnh cao bằng (Trang 69 - 83)

Đối với bệnh hại Keo lai

- Nghiên cu bin pháp lâm sinh, th công

Tiến hành thử nghiệm biện pháp thủ công đối với vườn ươm bằng cách làm cỏ, phá váng, loại bỏ cây bị bệnh nặng sau 3 tháng theo dõi kết quả được trình bày ở bảng 3.11.

Bảng 3.11: Kết quả phòng trừ bệnh hại do nấm gây hại trên cây Keo lai

bằng biện pháp Lâm sinh, thủ công

Trước khi tác động Sau khi tác động

Lô áp dụng Lô đối chứng Lô áp dụng Lô đối chứng

P% R1 P% R2 P% R3 P% R4

15,6 0,14 15,3 0,13 17,9 0,18 42,3 0,48

Qua số liệu bảng 3.11 cho thấy sau khi áp dụng biện pháp thủ công thì tỷ lệ cây bị bệnh giảm 24,4% và cấp bị bệnh (R) giảm 0,30. Từ những

kết quả ở trên cho thấy việc tác động các biện pháp lâm sinh, thủ công trong giai đoạn đầu khi vườn ươm mới xuất hiện bệnh là rất cần thiết đây là biện pháp hạn chế sự lây lan trên diện rộng.

- Nghiên cu bin pháp sinh hc

Chế phẩm sinh học Trichoderma và chế phẩm Bacillus subtilis được lựa chọn để thực hiện phun phòng trừ bệnh chết héo Keo lai ở giai đoạn vườn ươm. Thí nghiệm được tiến hành với mỗi công thức 30 cây, 3 lần lặp tại vườn ươm của Trung tâm nghiên cứu Bảo vệ rừng - Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam (Phường Đức Thắng, quận Bắc Từ Liêm, Hà Nội). Kết quả được trình bày ở Bảng 3.12:

Bảng 3.12: Hiệu lực phòng trừ bệnh hại rễ Keo lai do nấm Fusarium oxysporum bằng chế phẩm sinh học ở ngoài vườn ươm

Stt Tên thuốc Trước khi phòng trừ Sau 2 tháng phòng trừ Hiệu lực phòng trừ P1% R1 P1% R1 E% 1 Chế phẩm Trichoderma 20,1 0,32 12,6 0,22 83 2 Chế phẩm Bacillus subtilis 22,6 0,27 13,4 0,32 72 3 Đối chứng 19,5 0,33 39,8 1,22 Ghi chú: P: Tỷ lệ bị bệnh; R: Chỉ số bị bệnh; E%: Hiệu lực phòng trừđối với chỉ số bệnh.

Từ số liệu của Bảng 3.12 cho thấy tỷ lệ bị bệnh của Keo lai ngoài vườn ươm sau khi áp dụng biện pháp phòng trừ bằng chế phẩm sinh học Trichoderma

đã giảm 27,2% so với công thức đối chứng và chỉ số bị bệnh R giảm 1,0 so với đối chứng và hiệu quả phòng trừ tăng lên đến 83%. Sau khi sử dụng chế phẩm sinh học Bacillus subtilis thì tỷ lệ giảm 27,4% và chỉ số bệnh giảm 0,9 hiệu quả phòng trừ đạt 72%.

Thí nghiệm phòng trừ nấm C. gloeosporioidestrên cây M ngoài vườn ươm bng chế phm sinh hc.

Chế phẩm sinh học MF1 và chế phẩm vi khuẩn NTV - N0.2 được lựa chọn để thực hiện phun phòng trừ bệnh trên cây Keo lai giai đoạn vườn ươm. Thí nghiệm được tiến hành với mỗi công thức 30 cây, 3 lần lặp tại vườn ươm của Viện khoa học Lâm nghiệp Việt Nam Kết quả được trình bày ở Bảng 3.13

Bảng 3.13: Hiệu lực phòng trừ bệnh hại rễ do nấm bằng chế phẩm MF1

và chế phẩm NTV - N0.2 ở ngoài vườn ươm

Stt Tên chế phẩm Trước khi phòng trừ Sau 2 tháng phòng trừ Hiệu lực phòng trừ P1% R1 P1% R1 E% 1 MF1 23,5 0,27 10,1 0,19 81,6 2 NTV - N0.2 23,6 0,28 12,6 0,23 78,5 3 Đối chứng 23,6 0,28 40,7 1,07

- Ghi chú: P: Tỷ lệ bị bệnh; R: Chỉ số bị bệnh; E%: Hiệu lực phòng trừ đối với chỉ số bệnh.

Từ số liệu của Bảng 3.13 cho thấy tỷ lệ bị bệnh của nấm C.gloeosporioides gây hại trên cây Mỡ ngoài vườn ươm sau khi áp dụng biện pháp phòng trừ bằng chế phẩm MF1 đã giảm 30,6% so với công thức đối chứng và chỉ số bị bệnh R giảm 0,88 so với đối chứng và hiệu quả phòng trừ tăng lên đến 81,6%. Sau khi sử dụng Chế phẩm NTV – N0.2 thì tỷ lệ giảm 28,1% và chỉ số bệnh giảm 0,84 hiệu quả phòng trừ đạt 78,5%.

- Nghiên cu bin pháp hóa hc

Xác định thuốc hóa học trong phòng trừ nấm gây bệnh

Nấm (F. oxysporum) được sử dụng để thử nghiệm hiệu lực với 4 loại thuốc Agrifos 400; Ridomil Gold 68WG; Anvil 5SC; Copper zinc 85 WP; Nồng độ pha theo khuyến cáo trên bao bì lần lượt như sau: Agrifos 400 nồng

độ 0,5%; Ridomil nồng độ 0,5%, anvil 5SC với nồng độ 0,5% và Copper zinc 85 WP nồng độ 0,5%. Kết quả thí nghiệm hiệu lực của thuốc hóa học được trình bày ở bảng 3.14:

Bảng 3.14: Hiệu lực thuốc hóa học đối với sự ức chế sinh trưởng của hệ sợi nấm TT Loại thuốc hóa học Sau 48 giờ Sau 96 giờ Đường kính vòng kháng nấm (cm) Đường kính vòng kháng nấm (cm) 1 Agrifos 400 3,1d 2,6e 2 Ridomil 68WG 3,3d 2,5d 3 Anvil 5SC 2,6b 1,1c 4 Copper zinc 85 WP 2,3c 1,3b 5 Đối chứng 1,6a 0,0a Lsd 0.1722 0.0959 Fpr <0,001 <0,001

Kết quả ở bảng 3.14 cho thấy sau 48 giờ và 96 giờ hiệu lực kháng nấm F. oxysporum của bốn loại thuốc hóa học có sự khác nhau rõ rệt về mặt thống kê (Fpr < 0,001). Trong đó thuốc Agrifos 400 và Ridomil Gold 68WG, có đường kính vòng kháng nấm cao lần lượt là 3,1cm và 3,3cm. Sau 48 giờ hệ sợi nấm tiếp tục mọc nhưng rất chậm đến 96 giờ hệ sợi nấm dừng hẳn và hệ sợi nấm mọc ở gần lỗ khoan bị thuốc tiêu diệt. Với mẫu đối chứng nấm đã mọc kín vào giữa hộp lồng.

CT1: Thuốc Agrifos 400 CT2: Ridomil 68WG CT3: Anvil 5SC CT4: Copper zinc 85 WP CT5: ĐC

-Thí nghiệm phòng trừ nấm F. oxysporum trên cây Keo lai ngoài vườn ươm bng thuc hóa hc.

Sau khi tiến hành đánh giá khả năng kháng nấm gây bệnh F. oxysporum trong phòng thí nghiệm đã chọn ra được hai loại thuốc hóa học có hiệu lực phòng trừ cao là: Agrifos 400, Ridomil 68 WG

Đánh giá hiệu qủa thử nghiệm 2 loại thuốc hóa học Ridomin 68WG và Agrifos 400 đều ở nồng độ 1% để tiến hành phun thử nghiệm ngoài vườn ươm. Kết quả được trình bày ở Bảng 3.15

Bảng 3.15: Kết quả thử nghiệm 2 loại thuốc hóa học ở vườn ươm

Stt Tên thuốc Trước khi phòng trừ Sau 2 tháng phòng trừ Hiệu lực phòng trừ P1% R1 P2% R2 E% 1 Ridomin Gold 68WG 20,5 0,35 10,7 0,19 84,6 2 Agrifos 400 19,8 0,34 20,2 0,65 45,8 3 Đối chứng 19,9 0,34 34,5 1,2

Qua số liệu Bảng 3.15 cho thấy so sánh kết quả về tỷ lệ bị bệnh (P%) và chỉ số bệnh (R) của công thức sử dụng 2 loại thuốc hóa học kể trên và công thức đối chứng thì thấy rằng: Hiệu lực phòng trừ bệnh của 2 loại thuốc trên có hiệu quả cao và rõ ràng, được thể hiện bởi tỷ lệ bị bệnh và chỉ số bệnh thấp hơn rất nhiều so với đối chứng. Cụ thể thuốc Ridomin 68WG sau 2 tháng phòng trừ có tỷ lệ bệnh giảm 24,1%, chỉ số bệnh giảm 1,01. Hiệu lực phòng trừ bệnh hại của Ridomin 68WG đạt 84,6%. Thuốc hóa học Agrifos 400 với nồng độ 1% cũng cho thấy hiệu quả phòng trừ đối với nấm gây bệnh F. oxysporum, hiệu lực phòng trừ đạt 45,8%, tỷ lệ bị bệnh giảm 14,3% và chỉ số bệnh giảm 0,55.

+ Đối với bệnh hại cây mỡ

Thí nghiệm đối với bệnh thán thư hại cây mỡ được thí nghiệm với 3 loại thuốc hóa học Ridomil nồng độ 0,5%, Agrilife 100 SL nồng độ 1%, và anvil 5SC với nồng độ 0,25%. Theo dõi thí nghiệm trong vòng 96 giờ và đánh giá mức độ bị bệnh ở mỗi công thức kết quả được trình bày ở bảng 3.16.

Bảng 3.16: Hiệu lực của thuốc hóa học trong phòng trừ bệnh do nấm C. gloeosporioides TT Công thnghiệứm c thí Sau 48 giờ Sau 96 giờ Đường kính vòng kháng nấm (mm) Sai số (mm) Đường kính vòng kháng nấm (mm) Sai số (mm) 1 Ridomil 68WG 33 2,4 26 2,5 2 Agrilife 100 SL 31 0,9 25 1,1 3 Anvil 5SC 25 5,6 13 2,9 4 Đối chứng (ĐC) 21 3,5 0,0 0,0

Qua số liệu ở bảng 3.16 cho thấy sau sử dụng thuốc hóa học đường kính trung bình vòng đối kháng nấm từ 25 – 33 mm trong khi đó công thức đối chứng là 21 mm. Sau 96 giờ đường kính vòng đối kháng từ 13 đến 26 mm trong khi đó mẫu đối chứng nấm đã mọc kín giữa hộp lồng như vậy trong 3 loại thuốc hóa học thuốc Ridomil 68WG có hiệu lực tốt nhất.

- Thí nghiệm phòng trừ nấm C. gloeosporioidestrên cây M

ngoài vườn ươm bng thuc hóa hc.

Sau khi tiến hành đánh giá khả năng kháng nấm gây bệnh C. gloeosporioides

trong phòng thí nghiệm đã chọn ra được hai loại thuốc hóa học có hiệu lực phòng trừ cao là: Ridomil Gold 68WG, Agrilife 100 SL

Đánh giá hiệu qủa thử nghiệm 2 loại thuốc hóa học Ridomil Gold 68WG, Agrilife 100 SL để tiến hành phun thử nghiệm ngoài vườn ươm. Kết quả được trình bày ở Bảng 3.17.

Bảng 3.17: Kết quả thử nghiệm 2 loại thuốc hóa học ở vườn ươm Stt Tên thuốc Trước khi phòng trừ Sau 2 tháng phòng trừ Hiệu lực phòng trừ P1% R1 P2% R2 E% 1 Ridomil 68WG 22,5 0,25 11,3 0,18 81,2 2 Agrilife 100 SL 22,6 0,24 15,2 0,21 78,9 3 Đối chứng 22,5 0,24 36,5 0,92

Qua số liệu Bảng 3.17 cho thấy so sánh kết quả về tỷ lệ bị bệnh (P%) và chỉ số bệnh (R) của công thức sử dụng 2 loại thuốc hóa học kể trên và

công thức đối chứng thì thấy rằng: Hiệu lực phòng trừ bệnh của 2 loại thuốc trên có hiệu quả cao và rõ ràng, được thể hiện bởi tỷ lệ bị bệnh và chỉ số bệnh thấp hơn rất nhiều so với đối chứng. Cụ thể thuốc Ridomil 68WG sau 2 tháng phòng trừ có tỷ lệ bệnh giảm 11,2%, chỉ số bệnh giảm 0,07. Hiệu lực phòng trừ bệnh hại của Ridomil Gold 68WG đạt 81,2%. Thuốc hóa học Agrilife 100 SL với nồng độ 0,5% cũng cho thấy hiệu quả phòng trừ đối với nấm C. Gloeosporioides gây bệnh, hiệu lực phòng trừ đạt 78,9%, tỷ lệ bị bệnh giảm 7,4% và chỉ số bệnh giảm 0,03.

KẾT LUẬN - TỒN TẠI VÀ KIẾN NGHỊ

KẾT LUẬN

- Danh mục thành phần bệnh hại cây Keo lai ở giai đoạn vườn ươm bao gồm 10 lào thuộc 9 họ, 7 bộ trong đó xác định nấm Fusarium oxysporum

thuộc họ Nectriaceae, bộ Hypocreales là loài gây bệnh chính.

- Đặc điểm hệ sợi nấm giai đoan non màu trắng khi hệ sợi nấm già bên trong có màu tím nhạt. Bào tử nấm có 2 loại là đại bào tử và tiểu bào tử. Đại bào tử có dạng dài, hai đầu nhọn cong như lưỡi liềm, không màu có 3-4 vách ngăn. Tiểu bào tử có hình trứng, không có hoặc có vách ngăn, không màu.

- Giám định nấm gây bệnh bằng phương pháp sinh học phân tử được xác định Fusarium oxysporum với độ tương đồng 100%.

- Danh mục thành phần bệnh hại cây Mỡ ở giai đoạn vườn ươm bao gồm 4 loài thuộc 3 họ, 3 bộ trong đó xác định nấm Collectotrichum gloeosporioides thuộc họ Phyllachoraceae, bộ Phyllachorales là loài gây bệnh chính.

Giai đoạn vô tính (Anamorph): Bào tử không có vách ngăn bào tử có chiều dài từ 11,87µm - 16,38µm, chiều rộng 3,26 - 4,78µm. Thể sinh bào tử có kích thước chiều dài 121,5 - 182,7µm và chiều rộng 42 - 53,6µm, cuống bào tử không mầu đơn bào, có kích thước chiều dài 101,8µm và chiều rộng 4,1 - 6,3µm.

- Giám định nấm gây bệnh bằng phương pháp sinh học phân tử được xác định là loài Collectotrichum gloeosporioides với độ tương đồng 99,6%.

- Nấm gây bệnh Fusarium oxysporum và nấm Colletotrichum gloeosporioides đều sinh trưởng và phát triển tốt trong điều kiện trong khoảng nhiệt độ không khí từ 200C - 300C, ẩm độ từ 80% - 95%.

- Sử dụng chế phẩm sinh học Trichoderma Bacillus subtilis đối với nấm gây bệnh Fusarium oxysporum có hiệu quả nhất ở giai đoạn vườn ươm.

- Đối với nấm gây bệnh C. gloeosporioides sử dụng chế phẩm MF1 và chế phẩm vi khuẩn NTV - N0.2 có hiệu quả từ 78,5-81,6%.

- Sử dụng thuốc hóa học Agrifos 400 (hoạt chất chính Phosphonate) và Ridomil Gold 68WG (hoạt chất chính Mancozeb) đối với nấm gây bệnh

Fusarium oxysporum có hiệu quả tốt ở giai đoạn vườn ươm.

- Đối với nấm gây bệnh C. gloeosporioides sử dụng thuốc Ridomil 68 WG nồng độ 0,5%, Agrilife 100 SL (hoạt chất Ascorbic acid: 2,5%; Citric acid: 3,0%; Lactic acid: 4,0%) nồng độ 0,5% có hiệu quả tốt ở giai đoạn vườn ươm.

TỒN TẠI

Do thời gian và kinh phí còn hạn chế nên chưa có điều kiện thử nghiệm kết quả trên diện rộng.

KIẾN NGHỊ

Cần có những nghiên cứu bổ sung trên diện rộng trước khi đưa vào sản xuất đại trà.

TÀI LIỆU THAM KHẢO TÀI LIỆU TIẾNG VIỆT

1. Bộ Nông Nghiệp và phát triển nông thôn cục kiểm lâm (2005),“Sâu bệnh hại rừng trồng và các biện pháp phòng trừ”, Nxb Nông nghiệp,Hà Nội.

2. Bộ Nông Nghiệp và phát triển nông thôn (2006),“Cẩm nang ngành lâm nghiệp’’,chương quản lý sâu bệnh hại rừng trồng.

3. Cục khuyến nông và khuyến lâm ( 2002),"Những điều nông dân miền núi cần biết”, Nxb Nông nghiệp, Hà Nội.

4. Cục khuyến nông và khuyến lâm (2003), "Kỹ thuật vườn ươm cây rừng hộ gia đình”, Nxb Nông nghiệp, Hà Nội.

5. Đặng Vũ Cẩn, Hoàng Kim Ngũ, Phạm Ngọc Hưng, Trần Công Loanh, Trần Văn Mão (1992),Quản lý bảo vệ rừng – tập 2, trường Đại học Lâm nghiệp.

6. Lê Mộng Chân, Lê Thị Huyền (2000), Giáo trình thực vật rừng, Nxb Nông nghiệp, Hà Nội.

7. Đường Hồng Dật (1973), Hỏi đáp về phòng trừ sâu bệnh hại cây, Nxb Khoa học và kỹ thuật, Hà Nội.

8. Đường Hồng Dật (1979) Khoa học bệnh cây, Nxb Nông nghiệp, Hà Nội. 9. Đường Hồng Dật (2004),Phòng trừ sâu bệnh hại tổng hợp, Nxb Lao

động - Xã hội.

10. Ngô Quang Đê, Nguyễn Hữu Vĩnh (1997),Giáo trình trồng rừng, Nxb Nông nghiệp, Hà Nội.

11. Vũ Văn Định, Phạm Quang Thu và Nguyễn Hoài Thu (2012). Vai trò của vi khuẩn nội sinh trong sự kích kháng nấm bệnh Colletotrichum gloeosporioides trên Keo tai tượng trồng ở một số vùng Miền Bắc Việt

Nam. Tạp chí Nông nghiệp & PTNT, Bộ Nông nghiệp & Phát triển nông thôn số 21/2012.

12. Vũ Văn Định và Phạm Quang Thu (2013). Ứng dụng vi sinh vật nội sinh trong phòng trừ bệnh khô cành ngọn Keo tai tượng ở Miền Bắc Việt Nam”. Tạp chí Nông nghiệp & PTNT, Bộ Nông nghiệp & Phát triển nông thôn số 14/2013, Tr. 99 - 105.

13. Lê Đình Khả (1999), Nghiên cứu sử dụng giống lai tự nhiên giữa keo tai tượng và keo lá tràm ở Việt Nam, Nxb Nông nghiệp, Hà Nội. 14. Lê Đình Khả (2003), Chọn tạo giống và nhân giống cho một số cây

trồng rừng chủ yếu ở Việt Nam, Nxb Nông nghiệp, Hà Nội.

15. Phạm Văn Lầm (2006),Các biện pháp phòng chống dịch hại cây trồng nông nghiệp,Nxb nông nghiệp, Hà Nội.

16. Trần Công Loanh(1992),Giáo trình quản lý bảo vệ rừng tập II, trường Đại học Lâm Nghiệp.

17. Trần Văn Mão (1993), Kỹ thuật phòng trừ bệnh hại cây rừng, Nxb Nông nghiệp, Hà Nội.

18. Trần Văn Mão (1994), Sớm áp dụng IPM trong phòng trừ sâu bệnh hại rừng, Tạp chí Lâm nghiệp số (6), Tr. 18 – 31.

19. Trần Văn Mão (1995), Quản lý sâu bệnh hại tổng hợp và IPM và khả năng áp dụng ở nước ta. Tạp chí Lâm nghiệp số (8), Tr. 16 – 17.

20. Trần Văn Mão (1997), Tình hình sâu bệnh hại keo, thông , bạch đàn phục vụ cho nguyên cây nguyên liệu giấy ở Kon Tum (Báo cáo chuyên đề).

21. Trần Văn Mão (1997), Bệnh cây rừng, Nxb Nông nghiệp, Hà Nội.

22. Trần Văn Mão (2003), Giáo trình bệnh cây rừng, Nxb Nông nghiệp, Hà Nội. 23. Nguyễn Hoàng Nghĩa (1997), Kết quả nghiên cứu khoa học về chọn giống cây

24. Nguyễn Hoàng Nghĩa (2001), Nhân giống vô tính và trồng rừng dòng vô tính , Nxb Nông nghiệp, Hà Nội.

25. Nguyễn Hoàng Nghĩa (2001), Phương pháp nghiên cứu trong lâm nghiệp, NXB Nông nghiệp, Hà Nội.

26. Nguyễn Hoàng Nghĩa (2003), Phát triển các loài keo Acasia ở Việt Nam, Nxb Nông nghiệp, Hà Nội

27. Nguyễn Hoàng Nghĩa (2006), Chọn giống kháng bệnh có năng suất cao cho Bạch đàn và Keo (Báo cáo khoa học), Viện khoa học Lâm nghiệp.

28. Nguyễn Thế Nhã,Trần Văn Mão (2001),Điều tra dự tính dự báo sâu bệnh trong lâm nghiệp, Nxb Nông nghiệp, Hà Nội.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu và đề xuất một số biện pháp phòng trừ bệnh hại chính cây con ở giai đoạn vườn ươm tại huyện thạch an, tỉnh cao bằng (Trang 69 - 83)