Phương thức chuyển giao giống chè mới

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả kinh tế các hợp tác xã chè trên địa bàn huyện đại từ, tỉnh thái nguyên (Trang 52 - 55)

- Tổng diện tích, năng suất, sản lượng

5.4.1 Phương thức chuyển giao giống chè mới

Theo phương án quy hoạch lựa chọn, Đại Từ sẽ trồng mới và trồng thay thế 2.475 ha, cần lượng hom và bầu giống mới đúng tiêu chuẩn kỹ thuật. Để đáp ứng yêu cầu đó cần giải pháp xây dựng một trung tâm dịch vụ kĩ thuật trồng vườn cây đầu dòng giống chè mới chọn lọc (quy mô 6 ha) với 7 giống và nhiều dòng chè chọn lọc tại Cát Nê. Đây vừa là vườn sản xuất hom giống cung cấp cho vườn nhân giống tại các địa điểm trong huyện, đồng thời các vườn cây đầu dòng vừa làm nhiệm vụ bảo tồn các giống,

53

làm mô hình đào tạo tập huấn, tham quan du lịch... Khi đã cung cấp đủ cho nhu cầu trồng mới và trồng thay thế trong huyện, 6 ha này cũng sẽ sản xuất giống cung cấp cho nhu cầu các vùng sản xuất chè khác, hay sản xuất nguyên liệu cho chế biến sản phẩm chè chất lượng cao từ các giống chè mới.

Các giống trồng mới tại đây được lấy từ các vườn giống nguyên chủng đầu dòng tại cơ quan nghiên cứu, đảm bảo chất lượng cấp giống theo yêu cầu.

Giai đoạn 2012 - 2014, nếu tại trung tâm Cát Nê chưa đủ hom giống có thể lấy hom giống từ các vườn cây đầu dòng có sự xác nhận của các cơ quan nghiên cứu và cơ quan quản lý.

Chỉ những giống chè được xác định có chất lượng đáp ứng theo yêu cầu khi trồng mới, trồng thay thế mới được hưởng các ưu đãi, hỗ trợ đầu tư.

5.4.2.Kỹ thuật trồng và chăm sóc

a. Chăm sóc các vườn chè hiện có, trên quan điểm khai thác tiềm năng hiện có, đây được xem là hướng có hiệu quả thiết thực cần tập chung đầu tư, trong đó chú trong biện pháp thâm canh và biện pháp nâng cao chất lượng và sản xuất an toàn là biện pháp cốt lõi nhất.

Từ chính sách ưu tiên khuyến khích các hộ sản xuất tăng cường bón phân hữu cơ, cải tạo đất (nhất là những nương chè Trung du trên 10 tuổi), bón phân NPK cân đối theo tỷ lệ 3:1:2 với N bón 25-30N/tấn búp thu hái.

Những nương chè giống mới cần tập chung chăm sóc: bón 20-30 tấn phân hữu cơ/ha/3 năm, bón NPK tỷ lệ 3:1:2 với N bón 30-35N/tấn búp thu hái.

b. Trồng mới, trồng thay thế các nương chè Trung du bằng các giống chè mới theo phương án lựa chọn.

Áp dụng đúng quy trình trồng, chăm sóc được ban hành năm 2010, trong đó nhấn mạnh xây hệ thống giao thông nội đồng, các loại đường trong vùng chè, và tiến tới xây dựng đường bê tông trên các đường liên đồi trong khu chè, mở rộng đường theo đúng tiêu chuẩn kĩ thuật; chú ý kĩ thuật cải tạo đất bằng biện pháp sinh học, bằng các công trình như các loại đường, hồ, đập, chú ý hệ thống cây che bóng

54

chắn gió; chất lượng cây giống đảm đảo, mật độ cây đạt 95-98% theo yêu cầu tiêu chuẩn kỹ thuật khi đưa vào sản xuất.

Các nương chè trồng thay thế thường áp dụng quy trình kĩ thuật trồng thay thế theo quyết định của Bộ Nông nghiệp và PTNT năm 2010, trồng giống chè mới vào giữa 2 hàng chè cũ, sau hai năm phá bỏ hoàn toàn các hàng chè cũ tạo nương chè giống mới. Đây là kĩ thuật nhằm làm ổn định mức thu nhập và sản lượng chè trong thời gian thay giống mới.

Cần xây dựng thành dự án ưu tiên, có các mô hình điểm để rút kinh nghiệm chỉ đạo, tập huấn và thuyết phục người sản xuất thực hiện.

Chú ý mức đầu tư cho trồng thay thế lớn hơn mức đầu tư cho trồng mới vì trong hai năm đầu không những đầu tư cho trồng mới mà còn đầu tư cho chè cũ để có mức thu búp tăng 20-30% so trồng mới.

Lồng ghép các chương trình khuyến nông, các chương trình dào tạo nghề, chương trình tham quan tập huấn để chuyển giao kĩ thuật trồng thay thế đến người sản xuất.

Cần thành lập ban chỉ đạo, ban quản lý dự án trồng thay thế để đạt yêu cầu số lượng, chất lượng, thời gian, sớm mang lại hiệu quả thiết thực.

Đây là chương lớn nhất trong qui hoạch chè Đại Từ, cần có sự chỉ đạo, lãnh đạo sâu sát của huyện, sự phối hợp các ngành đoàn thể và cơ quan truyển thông.

5.4.3.Giải pháp cho thu hái nguyên liệu và chế biến sản phẩm

Theo phương án sản phẩm ở Đại Từ chỉ sản xuất chè xanh, do đó chú ý tiêu chuẩn kĩ thuật hái là hái theo tiêu chuẩn hái búp non, với 40 % sản lượng chế biến chè xanh truyển thống chú ý chủ yếu hái thủ công búp 1 tôm 2 lá non, hái theo lứa không hái san trật 12-16 ngày/lứa, chế biến theo công nghệ truyền thống, diệt men vò sao suốt, đánh chảo (gia nhiệt).

Với loại chè xanh chất lượng cao từ các giống mới chiếm 30 % sản lượng cần áp dụng kĩ thuật hái non búp tôm 1-2 lá non, hái theo lứa 18-20 ngày/lứa. Chế biến theo công nghệ và thiết bị mới gồm diệt men, hồi ẩm làm nguôi, vò, sấy, tạo sản phẩm hương tự nhiên, đóng gói nhỏ.

55

Với loại chè xanh Đại Từ chất lượng khá từ các giống mới (chiếm 30% sản lượng) hái tôm 2-3 lá non, hái theo lứa 20-23 ngày lứa, có thể áp dụng máy hái chè Nhật bản, chế biến chè xanh (mao tiêm, chè duỗi) tạo sản phẩm đạt yêu cầu xuất khấu thị trường châu á, hoăc sản xuất chè ướp hoa nhài, hoa ngâu, sói sen.

Để có hương liệu ướp hương cần trồng các vườn hoa để cung cấp hoa cho sản xuất chè hoa, theo hướng tập chung phát triển các ngành dịch vụ kĩ thuật cho sản xuất chè là ngành mũi nhọn.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả kinh tế các hợp tác xã chè trên địa bàn huyện đại từ, tỉnh thái nguyên (Trang 52 - 55)