Đặc điểm điều kiện tự nhiên

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả kinh tế các hợp tác xã chè trên địa bàn huyện đại từ, tỉnh thái nguyên (Trang 27 - 28)

- Tổng diện tích, năng suất, sản lượng

4.1.1. Đặc điểm điều kiện tự nhiên

4.1.1.1. Vị trí địa lí

Đại Từ là một huyện miền núi nằm ở phía Tây Bắc của tỉnh Thái Nguyên, tọa độ từ 21030’ đến 21050’ độ vĩ Bắc, 105032’ đến 1050 42’ độ kinh Đông.Tổng diện tích tự nhiên của huyệ là 57.415,73 ha. Phía tây giáp tỉnh Tuyên Quang và tỉnh Vĩnh Phúc; phía đông giáp huyện Phú Lương; phía bắc giáp huyện Định Hoá; phía nam giáp huyện Phổ Yên và thành phố Thái Nguyên.

4.1.1.2 Địa hình, địa mạo

Đặc điểm địa hình: huyện được bao bọc bởi các dãy núi ở bốn phía, phía Tây và Tây Nam có dãy núi Tam Đảo với độ cao từ 300 – 600m, phía Đông là dãy núi Pháo với độ cao từ 150 – 300m, phía Bắc có núi Hồng và núi Chúa, phía Nam có núi Thằn Lằn thấp dần từ Bắc xuống Nam. Đặc điểm địa hình tương đối phức tạp, mang đặc trưng vùng núi, trung du, đồng bằng. Hướng chủ đạo địa hình của huyện theo hướng Tây Bắc - Đông Nam.

4.1.1.3 Khí hậu

Khí hậu có 2 mùa rõ rệt, mùa mưa từ tháng 4 đến tháng 10, gió Đông Nam chiếm ưu thế tuyệt đối, khí hậu nóng ẩm và mưa nhiều. Mùa khô từ tháng 11 đến tháng 3, gió đông bắc chiếm ưu thế, lượng mưa ít, thời tiết hanh khô.

4.1.1.4. Nhiệt độ không khí

Đặc trưng khí hậu nhiệt đới nóng ẩm thể hiện rõ qua các chỉ số: nhiệt độ trung bình từ 22,90C; tổng tích ôn từ 7.000 – 8.0000C.

4.1.1.5 Lượng mưa và lượng bốc hơi

Đại Từ có lượng mưa cao, bình quân 1.872 mm/năm. Hệ số ẩm ướt cao, phù hợp cho nhiều loại cây trồng phát triển. Lượng mưa phân bố không đều theo không gian và thời gian, có chênh lệch lớn giữa mùa mưa và mùa khô. Về mùa mưa cường độ mưa lớn, chiếm tới gần 80% tổng lượng mưa trong năm, lượng bốc hơi trung bình năm 985,5 mm/năm.

19

4.1.1.6.Độ ẩm không khí

Độ ẩm không khí khá cao, trung bình theo tháng từ 78 – 86%, trung bình năm: 82%. Chênh lệch độ ẩm giữa mùa mưa và mùa khô lớn. Về mùa mưa do ảnh hưởng của gió mùa, mưa nhiều nên độ ẩm khá cao: 81 – 86%, mùa khô độ ẩm thấp hơn: 78 – 86%, cây trồng thường thiếu nước vào vụ đông.

4.1.1.7.Thủy văn

Địa bàn huyện có hệ thống sông suối, ao hồ dày đặc, với nguồn nước rồi dào, rất thuận lợi cho việc tưới tiêu trồng trọt và cung cấp nước sinh hoạt cho người dân.

- Sông Công chảy từ huyện Định Hoá, chiều dài chạy qua địa phận của huyện là 24km. Ngoài ra còn có hệ thống các suối như: suối La Bằng, Quân Chu, Cát Nê, Phục Linh... là nguồn cung cấp nước rất quan trọng trong huyện.

- Hồ Núi Cốc rộng 25km2 với dung tích 175 triệu m3 nước, phần diện tích thuộc địa bàn huyện Đại Từ khoảng 769ha, là khu du lịch của huyện và là nơi cung cấp nước.

4.1.1.8..Môi trường và thảm thực vật

Huyện Đại Từ có điều kiện về khí hậu, đất đai và địa hình phù hợp cho sự phát triển các nhóm cây lương thực hoa màu, cây ăn quả và cây công nghiệp lâu năm.

Đại Từ có nhiều cây chè cổ thụ trên núi cao, có thể chọn lọc, bảo tồn và phát triển phục vụ sản xuất; các giống chè rất phong phú, trong đó giống chè địa phương Trung du chiếm tỷ lệ cao 4.939 ha, tỷ lệ chiếm 78,34%.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả kinh tế các hợp tác xã chè trên địa bàn huyện đại từ, tỉnh thái nguyên (Trang 27 - 28)