Diện tích, năng suất và sản lượng chè Đại Từ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả kinh tế các hợp tác xã chè trên địa bàn huyện đại từ, tỉnh thái nguyên (Trang 41 - 45)

- Tổng diện tích, năng suất, sản lượng

4.2.4. Diện tích, năng suất và sản lượng chè Đại Từ

Bảng 4.8: Diện tích, năng suất, sản lượng chè Đại Từ giai đoạn 2000- 2010

TT Hạng mục Đơn vị 2000 2005 2006 2007 2008 2009 2010 % 2000/ 2005 T.độ tăng 2005-2010 (%/năm) 1 Đại Từ - Tổng diện tích Ha 3.487 4.871 5.028 5.098 5.152 5.196 6.305 139,69 6,75 - Diện tích cho sản phẩm Ha 3.375 4.346 4.623 4.743 4.900 4.900 5.788 128,77 7,60 - Năng suất chè búp tươi tạ/ha 72,00 86,00 89,02 91,13 94,13 99,02 102,39 119,44 3,14 - Sản lượng chè búp tươi tấn 24.300 37.380 41.150 43.220 46.120 48.520 59.262 153,83 10,99

3 Thái Nguyên

- Tổng diện tích Ha 12.530 16.400 16.700 16.700 17.000 17.310 18.713 130,89 2,93 - Diện tích cho sản phẩm Ha 11.310 14.100 15.100 15.100 15.700 16.050 17.143 124,67 4,47 - Năng suất chè búp tươi Tạ/ha 58,70 66,50 72,80 92,90 95,10 98,90 100,58 113,29 10,29 - Sản lượng chè búp tấn 66.410 93.700 109.900 140.200 149.310 158.700 180.632 141,09 16,29

42

Đại Từ là huyện có diện tích chè lớn nhất tỉnh Thái Nguyên. Huyện có 31 xã, thị trấn, trong đó có 30 xã, thị trấn trồng chè. Theo số liệu điều tra đến hết năm 2010, tổng diện tích chè toàn huyện là 6.305 ha, trong đó diện tích chè kinh doanh 5.788 ha, năng suất chè búp.

Tính trong giai đoạn 2000 – 2005, mức tăng về diện tích chè của Đại Từ đạt 39,69% (mức tăng bình quân của toàn Tỉnh là 30,89%), năng suất chè từ 72,0 tạ/ha (năm 2000) tăng lên 86,0 tạ búp tươi/ha (năm 2005) (tăng 19,45%, mức tăng bình quân của Tỉnh là 13,29%), sản lượng chè búp tươi tăng tương ứng 53,41% (mức tăng bình quân của Tỉnh là 41,09%). Giai đoạn này, xét cả về diện tích, năng suất và sản lượng, sản xuất chè của Huyện đều tăng mạnh hơn so với mức trung tăng trung bình chung của toàn Tỉnh.

Trong vòng 5 năm trở lại đây (2005-2010), diện tích, năng suất và sản lượng chè của Đại Từ tiếp tục tăng, năm sau cao hơn năm trước. Tuy nhiên so với mặt bằng chung của toàn Tỉnh, mức độ tăng vẫn còn thấp hơn cả về năng suất và sản lượng, đặc biệt về sản lượng. Nguyên nhân dẫn đến tốc độ tăng về sản lượng chè Đại Từ thấp hơn so với tốc độ tăng trung bình chung toàn Tỉnh là do tốc độ tăng năng suất trung bình trung toàn Tỉnh cao gấp ba lần so với tốc độ tăng năng suất của Huyện (10,29%/năm so với 3,14%/năm).

Xét về diện tích: so với năm 2005, năm 2010 diện tích chè Đại Từ tăng 29,44% (từ 4.871 ha lên 6.305 ha), tương ứng với tốc độ tăng bình quân là 6,75%/năm. So với giai đoạn 2000 – 2005, giai đoạn này tốc độ mở rộng diện tích chậm hơn. Nguyên nhân là do ở giai đoạn trước, diện tích đất đồi núi chưa sử dụng còn nhiều, nên việc phát triển, mở rộng diện tích trồng chè rất thuận lợi. Càng về sau, khi quỹ đất trống thu hẹp dần sẽ không còn đất để mở rộng diện tích trồng chè.

Kết quả điều tra cho thấy, có khoảng trên 100 ha chè trồng mới được trồng trên nền chuyển đổi từ đất trồng lúa, ao…tập trung chủ yếu ở các xã Hoàng Nông, Hùng Sơn, Phúc Lương, Cát Nê, Nao Mao, Tiên Hội, Tân Linh, Phú Lạc, Phú Cường, Phú Thịnh…Một số diện tích đã có thu hoạch, một số diện tích chuyển đổi không thành công do đất ở khu vực trồng chè không có khả năng thoát nước, dẫn

43

đến rễ chè không phát triển và đất tích lũy độc tố gây chết cây. Do đó cần phải tính toán kỹ khi mở rộng diện tích trồng chè theo hình thức này.

Trên địa bàn Huyện, xã có diện tích chè nhiều nhất là Tân Linh (622 ha, chiếm 9,87 % tổng diện tích chè của Huyện), tiếp theo sau là Phú Lạc (380 ha, chiếm 6,03 %), Hùng Sơn (338 ha, chiếm 5,36%), Hoàng Nông (321 ha, chiếm 5,09%), Yên Lãng (317 ha, chiếm 5,03%)…; đa số các xã còn lại có diện tích chè chiếm từ 2-5% tổng diện tích chè của Huyện. Xã có diện tích chè ít nhất là Vạn Thọ (18 ha, chiếm 0,29 %)

Có thể nói, quỹ đất để phát triển mở rộng diện tích trồng chè của Đại Từ không còn nhiều. Những loại đất tốt, phù hợp, thuận lợi cho trồng chè về cơ bản đã sử dụng hết, do đó nên tập chung đầu tư thâm canh, cải tạo diện tích chè hiện có, trồng thay thế giống mới trên những diện tích chè già cỗi, năng suất thấp. Việc mở rộng diện tích chè bằng cách chuyển đổi diện tích từ đất trồng lúa, đất ao hồ sang trồng chè cần phải chú ý đến yêu cầu về điều kiện ngoại cảnh và các đặc điểm thực vật học của cây chè, đặc biệt chú ý đến kết cấu của nền đất cũ, độ sâu mực nước ngầm, thế thoát nước và độ dày của lớp đất đổ…không nên mở rộng diện tích trồng chè chuyển đổi từ những diện tích rừng sản xuất.

Về năng suất: giai đoạn này, mức tăng năng suất cao hơn so với giai đoạn trước (năm 2005: 86,0 tạ/ha, năm 2010: 102,39 tạ/ha, mức tăng 19,06 %, tốc độ tăng 3,81%/năm). Nguyên nhân là do trong những năm vừa qua, việc đầu tư phát triển cây chè được sự quan tâm chỉ đạo, của Huyện và của Tỉnh, nhiều chương trình, dự án phát triển chè đã được thực hiện, đẩy mạnh việc ứng dụng khoa học kỹ thuật mới trong thâm canh, cải tạo và trồng mới chè; nhiều mô hình ứng dụng giống mới, khoa học kỹ thuật mới được xây dựng thành công; chú trọng công tác đào tạo tập huấn kỹ thuật cho các hộ sản xuất chè.

Trong giai đoạn 2006 – 2010, toàn Huyện đã thâm canh được 3.399 ha, cải tạo 1.256 ha, trồng mới, trồng thay thế được 636 ha; triển khai xây dựng thành công 19 mô hình ứng dụng khoa học kỹ thuật mới trong phát triển cây chè, trong đó: 10 mô hình thâm canh, cải tạo và trồng mới chè tại các xã Mỹ Yên, Hùng Sơn, La Bằng, Phú Thịnh,

44

Phú Cường, Hoàng Nông, Phú Xuyên; 6 mô hình sản xuất chè chất lượng cao tại xã Yên Lãng, Phú Thịnh, La Bằng, Phú Cường, Bản Ngoại, Hoàng Nông; 3 mô hình ứng dụng KHKT tưới chè bằng van xoay tại xã La Bằng, Phú Cường, Tiên Hội. Chính việc áp dụng các tiến bộ kỹ thuật mới, giống mới vào sản xuất đã đẩy năng suất chè của Đại Từ tăng mạnh hơn so với giai đoạn trước.

Năng suất chè bình quân cao nhất là thị trấn Quân Chu (112,4 tạ/ha). Các xã có năng suất chè bình quân cao gồm: Hoàng Nông, La Bằng, Phú Thịnh, Hùng Sơn, Tân Linh, Phú Lạc... Đây cũng là những xã điển hình trong việc áp dụng nhanh các tiến bộ kỹ thuật và giống mới vào sản xuất. Các xã có năng suất bình quân thấp là Vạn Thọ, Đức Lương, Văn Yên, Ký PhúTrong cả giai đoạn, tốc độ tăng năng suất bình quân là 3,14%/năm, năm sau tăng cao hơn so với năm trước. Tuy nhiên tốc độ tăng trưởng này rất thấp so với tốc độ tăng trưởng trung bình trung về năng suất của tỉnh. Năm 2010, năng suất chè búp tươi bình quân của Đại Từ đạt đạt 102,39 tạ/ha, đứng thứ 1 trong tỉnh Thái Nguyên (sau thành phố Thái Nguyên và huyện Đồng Hỷ), cao hơn so với năng suất trung bình của cả nước (năng suất bình quân cả nước năm 2010 ước đạt khoảng 71,5 tạ/ha).

Tốc độ tăng năng suất cao hơn so với tốc độ tăng diện tích, điều đó chứng tỏ trong những năm gần đây, hiệu quả từ cây chè mang lại đã tác động khiến cho người dân quan tâm đầu tư thâm canh hơn và mở rộng diện tích. Mặt khác năng suất tăng cao, một phần cũng là nhờ chuyển giao các tiến bộ kĩ thuật và đưa vào sản xuất những giống mới, năng suất cao thay thế dần các diện tích chè giống cũ, năng suất thấp.

Về sản lượng: giai đoạn 2005-2010, sản lượng có tốc độ tăng trưởng cao hơn so với diện tích và năng suất (mức tăng trưởng về sản lượng đạt 10,99 %/năm). Nhờ mở rộng diện tích và diện tích chè cho sản phẩm tăng cao đã làm cho sản lượng chè ở giai đoạn này tăng cao. Tuy nhiên, so với mức tăng trưởng trung bình chung về sản lượng của Tỉnh, tốc độ tăng trưởng về sản lượng của Huyện vẫn thấp hơn (tốc độ tăng trưởng sản lượng của Huyện: 10,99 %/năm, của Tỉnh: 16,29 %/năm).

Các xã có sản lượng chè búp tươi cao gồm có Tân Linh (5.613 tấn, chiếm 9,47 % tổng sản lượng chè búp tươi của Huyện), tiếp theo sau Phú Lạc (3.619 tấn, chiếm

45

6,11 %), Yên Lãng (3.132 tấn, chiếm 5,29 %), Hoàng Nông (3.133 tấn, chiếm 5,29 %), Hùng Sơn (3.122 tấn, chiếm 5,27 %)….Xã có sản lượng chè thấp nhất huyện là Vạn Thọ (153 tấn, chiếm 0,26 % tổng sản lượng chè của huyện).

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả kinh tế các hợp tác xã chè trên địa bàn huyện đại từ, tỉnh thái nguyên (Trang 41 - 45)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(67 trang)