Những hạn chế và nguyên nhân của hạn chế trong phát triển HTX chè

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả kinh tế các hợp tác xã chè trên địa bàn huyện đại từ, tỉnh thái nguyên (Trang 48 - 49)

- Tổng diện tích, năng suất, sản lượng

4.2.6. Những hạn chế và nguyên nhân của hạn chế trong phát triển HTX chè

- Quy mô sản xuất manh mún nhỏ lẻ: Các HTX mặc dù đã có sự liên kết ngang trong sản xuất kinh doanh, song liên kết vẫn phẫn lớn theo vụ việc, việc liên kết và hỗ trợ diễn ra không thường xuyên. Do vậy, hiệu quả của HTX chưa cao.

- Vốn đầu tư sản xuất không nhiều. Với đặc điểm là các hộ thành viên là các hộ có thu nhập trung bình nên việc kêu gọi góp vốn vào các HTX là điều rất khó, chính vì vậy các HTX không có đủ vốn để cạnh tranh, đầu tư công nghệ chế biến vào chế biến chè. Không có nhiều vốn để cạnh tranh với các doanh nghiệp đã tồn tại từ lâu đời, với thị trường lớn nên bị ép giá, ép thị trường là những khó khăn mà các HTX đang gặp phải.

Thứ năm, phát triển thương hiệu chưa thực sự được chú trọng. Đối vớicác HTX thì luồn được Liên minh hỗ trợ phát triển thương hiệu. Đặc biệt là các hộ tham gia HTX chưa nhận thức sâu sắc về vai trò của thương hiệu, nên khi tiêu thụ sản phẩm chè của hộ ngoài phần bán cho HTX thì hộ tự đóng gói không có tem mác để bán lẻ cho tư thương hoặc ở chợ truyền thống.

- Vấn đề đào tạo nghề cần phải định hướng theo hướng cầm tay chỉ việc thay vì các lớp tập huấn, các lớp tuyên truyền trao đổi kinh nghiệm.

Nguyên nhân, trình độ của các thành viên HTX thấp nên việc ứng dụng khoa học công nghệ vào thực tiễn là vô cùng khó khăn. Vì vậy, cần phải nghiên cứu kỹ phương thức đào tạo nghề cho các hộ đảm bảo các thành viên có thể ứng dụng kiến thức thực tế học tập vào sản xuất kinh doanh của thành viên.

49

Phần 5

CÁC GIẢI PHÁP PHÁT NÂNG CAO HIỆU QUẢ KINH TẾ CÁC HỢP TÁC XÃ CHÈ

5.1.Bài học kinh nghiệm

Từ kinh nghiệm phát triển HTX nông nghiệp của các các nước trong khu vực, các mô hình HTX nông nghiệp tổ chức hoạt động có hiệu quả, một số bài học kinh nghiệm rút ra:

- Các HTX được thành lập phải xuất phát từ nhu cầu thành viên. HTX trước hết phải hướng vào giải quyết các nhu cầu của các thành viên, sau đó có thể làm dịch vụ cho bên ngoài HTX để thu lợi nhuận, tăng thu nhập. Có như vậy mới bảo đảm tính bền vững của HTX.

- Việc lựa chọn mô hình HTX nào là tuỳ thuộc trình độ sản xuất, điều kiện kinh tế, xã hội và tập quán của nhân dân. Nhìn chung chỉ phát triển được HTX ở những nơi có sản xuất nông nghiệp hàng hoá, có nhu cầu hợp tác cao.

- Phải có đội ngũ cán bộ quản lý Nhà nước đồng bộ từ Trung ương đến tỉnh, huyện thực hiện hướng dẫn, chỉ đạo, kiểm tra; có trách nhiệm hỗ trợ HTX về pháp lý, tôn trọng quyền độc lập, tự chủ trong mọi hoạt động của HTX nông nghiệp, không can thiệp hành chính vào HTX khi HTX thực hiện đầy đủ các quy định của pháp luật.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả kinh tế các hợp tác xã chè trên địa bàn huyện đại từ, tỉnh thái nguyên (Trang 48 - 49)