Cách thức tổ chức hoạt động của hợp tác xã sản xuất chè trên địa bàn

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả kinh tế các hợp tác xã chè trên địa bàn huyện đại từ, tỉnh thái nguyên (Trang 33 - 39)

- Tổng diện tích, năng suất, sản lượng

4.2.2. Cách thức tổ chức hoạt động của hợp tác xã sản xuất chè trên địa bàn

Trong quá trình tìm hiểu và nghiên cứu về hợp tác xã sản xuất chè trên địa bàn cho thấy cách thức tổ chức hoạt động tại đây thực hiện dựa trên các nguyên tắc:

- Dân chủ, bình đẳng và công khai: Thành viên HTX có quyền tham gia quản lý, kiểm tra, giám sát hợp tác xã và có quyền ngang nhau trong biểu quyết; thực hiện công khai phương hướng sản xuất, kinh doanh, tài chính, phân phối và những vấn đề khác quy định trong Điều lệ hợp tác xã.

- Tự chủ, tự chịu trách nhiệm và cùng có lợi: hợp tác xã tự chủ và tự chịu trách nhiệm về kết quả hoạt động sản xuất, kinh doanh; tự quyết định về phân phối thu nhập.

- Sau khi thực hiện xong nghĩa vụ nộp thuế và trang trải các khoản lỗ của hợp tác xã, lãi được trích một phần vào các quỹ của hợp tác xã, một phần chia theo vốn góp và công sức đóng góp của các thành viên, phần còn lại chia cho thành viên theo mức độ sử dụng dịch vụ của hợp tác xã.

25

- Hợp tác và phát triển cộng đồng: thành viên phải có ý thức phát huy tinh thần xây dựng tập thể và hợp tác với nhau trong hợp tác xã, trong cộng đồng xã hội; hợp tác giữa các hợp tác xã trong nước và ngoài nước theo quy định của pháp luật.

- Ban quản trị hợp tác xã quan tâm giáo dục, đào tạo, bồi dưỡng cho thành viên hoạt động trong hợp tác xã bằng các buổi tập huấn về việc thu hoạch, chăm sóc, tưới tiêu, tiêu thụ sản phẩm.

- Ban quản trị hợp tác xã tham gia các tổ chức đại diện cho quyền hợp tác xã để củng cố hoạt động sản xuất kinh doanh, tiêu thụ sản phẩm trên thị trường.

- Tổ chức hoạt động của hợp tác xã theo phương thức lao động tập thể phát triển sản xuất trên cơ sở cải tiến kỹ thuật, tăng cường giáo dục tư tưởng đóng góp ý kiến trên tinh thần tự giác của các thành viên hoạt động trong hợp tác xã.

Hình 1: Sơ đồ về cách thức tổ chức chung của HTX chè Chức năng, nhiệm vụ, quyền lợi của ban quản trị hợp tác xã

BAN QUẢN TRỊ

TRỊ BAN KIỂM SÓAT

QUẢN LÍ HỢP ĐỒNG MÁY MÓC KĨ THU ẬT KẾ TOÁN KINH DOANH KẾ HOẠCH BAN HÀNH CHÍNH GIÁM SÁT THÀNH VIÊN THÀNH VIÊN THÀNH VIÊN THÀNH VIÊN THÀNH VIÊN THÀNH VIÊN DỊCH VỤ TÌM THỊ TRƯỜNG

26

Chức năng của ban quản trị hợp tác xã

Ban quản trị hợp tác xã thể hiện tốt các chức năng: + Đại diện và bảo vệ quyền lợi của các thành viên. + Năng động đổi mới các phương thức kinh doanh.

+ Hỗ trợ, cung cấp các dịch vụ cần thiết cho việc sản xuất và kinh doanh sản phẩm.

+ Tuyên truyền, vận động phát triển mở rộng hệ thống hợp tác xã chè.

Các nhiệm vụ chính của ban quản trị hợp tác xã

+ Tổ chức sản xuất hợp lý và xây dựng thương hiệu trên thương trường.

+ Tổ chức các hoạt động hỗ trợ, tư vấn, cung cấp dịch vụ sản xuất cho xã viên. + Nắm vững tình hình sản xuất kinh doanh của hợp tác xã.

+ Thực hiện tốt các chính sách chấp hành theo quy định của pháp luật. + Đẩy mạnh việc phát triển sản xuất và chăm lo đời sống cho xã viên. + Giữ vững và quản lý tốt nguồn vốn và huy động nguồn vốn linh hoạt. + Kinh doanh, tìm đầu ra và thị trường cho sản phẩm.

+ Mở rộng mối quan hệ cùng nhiều tổ chức kinh doanh khác.

+ Nâng cao kiến thức về hoạt động sản xuất kinh doanh sản phẩm chè.

Quy trình sản xuất

- Quy trình sản xuất chung:

Tất cả quy trình nói chung đều trài qua 4 bước kể trên các HTX sẽ triển khai quy trình sản xuất riêng từ đây:

Bước 1: Hái chè Bước 2: Phân loại chè Bước 3: Vò, sao chè

27

Hình 2: Sơ đồ về quy trình sản xuất chè của HTX

Chè tươi cần được chế biến ngay sau khi thu hoạch để đảm bảo chất lượng cho thành phẩm cuối cùng khi tung ra thị trường. Sau khi loại bỏ nước dư thừa từ lá chè, làm nóng lá chè một cách vừa phải, vò nhẹ bằng tay 2- 3 lần để cánh chè có độ dẻo đều và không bị giòn khô khi đưa vào máy vò rồi rũ tơi để chè nhanh nguội; Sau đó lên men để hình thành hương vị cho chè, kế tiếp chè sau khi để nguội từ máy vò sẽ được cho vào thùng tôn để sao khô, mục đích của sao khô là làm bốc hơi lượng nước dư trong lá chè, tăng hương thơm, định hình sợi chè xoăn chặt hơn, mặt chè sáng bóng. Sau 2 lần sao khô chè được để nguội và phân loại ngay tại chỗ. Tiếp đến là lấy hương chè: sao chè thật nhỏ lửa từ 4 - 5 phút để tạo hương thơm cho chè, mỗi lần lấy hương khoảng 2- 3kg chè/1 mẻ. Sau khi lấy hương từ 2- 3 ngày chè sẽ có mùi thơm nhất. Cuối cùng là quá trình in bao bì và đóng gói cho ra thành phẩm.

Trong quá trình sản xuất trên cần hiểu rằng:

- Héo: là một quá trình loại bỏ nước dư thừa từ các lá. Mục tiêu là để làm bay hơi hàm lượng nước trong lá chè để các lá trở nên mềm và dẻo.

CHÈ TƯƠI HÉO XÀO BAO BÌ ĐÓNG GÒI PHÂN LOẠI SAO KHÔ LÊN MEN VÒ CHÈ THÀNH PHẨM HÚT CHÂN KHÔNG LẤY HƯƠNG CHÈ

28

- Xào: Quá trình này được thực hiện bằng cách làm nóng lá chè một cách vừa phải, do đó làm ngưng hoạt động lên men của lá chè, mà không làm phá hủy hương vị của chè.

- Vò: Để thúc đẩy và đẩy nhanh quá trình oxy hóa. Điều này có thể trợ giúp thay đổi hương vị và hình dạng của chè.

- Lên men: Đây là quá trình quan trọng trong sự hình thành của hương vị và màu sắc đặc trưng cho nước chè.

- Sấy khô: Mục đích chủ yếu là đình chỉ các quá trình hoạt động của men và loại bỏ độ ẩm từ lá để sản xuất một sản phẩm ổn định với chất lượng được bảo quản tốt. Dưới tác dụng của nhiệt độ khi sấy, hương thơm trong chè được cải thiện và phát huy tối ưu.

Các bước tiến hành đều được làm một cách tập trung dưới sự chỉ đạo của ban quản trị sao cho ra chè thành phẩm có chất lượng tốt nhất.

Bảng 4.3. Nội dung các công việc và thành phần tham gia thực hiện T

T Nội dung Thành phần

1 Tổ chức tổng kết công việc tháng; họp thống nhất nội

dung công việc trong tháng sau Tất cả thành viên

2 Nhận hợp đồng từ khách hàng Phó Chủ tịch HTX

3 Phân công cụ thể công việc tới từng xã viên Tất cả thành viên 4 Phân bổ sử dụng nguồn tài chính Kế toán HTX 5 Tăng cường việc cung cấp hỗ trợ dịch vụ sản xuất Nhà tài trợ

6 Chăm sóc, thu hoạch, chế biến, đóng gói Tất cả thành viên 7 Sử dụng dịch vụ vận tải để giao hàng Chủ tịch HTX

29

Bảng 4.4. Kế hoạch thực hiện các công việc

TT Nội dung công việc

1 Hỗ trợ nhân công chăm sóc, thu hoạch

2 Hỗ trợ phân bón và thuốc bảo vệ thực vật theo tiêu chuẩn Vietgap 3 Hái chè theo kỹ thuật chừa (Vụ Xuân)

4 Thu búp theo tiêu chuẩn HTX đề ra

5 Hái chè loại Đinh (Theo đơn hàng là chính) 6 Hái chè loại 1 tôm 1 lá (Theo đơn hàng là chính) 7 Hái chè loại 1 tôm 2 lá (Theo đơn hàng là chính) 8 Đến từng nhà xã viên kiểm tra chất lượng chè 9 Thu gom để chế biến tập trung

10 Phân loại chè theo yêu cầu từ khách hàng 11 Giao sản phẩm đến với khách hàng

* Lợi ích của các thành viên khi tham gia hợp tác xã chè:

+ Được tập huấn về chuyên môn, kỹ thuật chăm sóc, tưới tiêu, thu hoạch chế biến và bảo quản một cách hợp lý.

+ Trau dồi thêm kinh nghiệm trồng chè. + Được hỗ trợ giống.

+ Sản phẩm chè được tiêu thụ mạnh hơn thông qua HTX với giá cả tốt hơn. * Sự khác nhau giữa thành viên trong HTX và người trồng chè thông thường. * Về quyền lợi của thành viên:

- Thành viên hoạt động trong hợp tác xã được cung ứng giống, sản phẩm, dịch vụ theo hợp đồng dịch vụ.

- Được hưởng các phúc lợi của hợp tác xã theo luật HTX 2012.

- Được tập huấn về kỹ thuật trồng, chăm sóc, tưới tiêu, thu hoạch và chế biến, bảo quản sản phẩm; được phổ biến về các kỹ thuật máy móc hiện đại, tiết kiệm sức lao động hơn.

30

- Được cung cấp thông tin cần thiết liên quan đến hoạt động của hợp tác xã, được hỗ trợ đào tạo, bồi dưỡng và nâng cao trình độ sản xuất phục vụ hoạt động của hợp tác xã.

- Được ban quản trị tư vấn tìm hiểu thị trường, tìm đầu ra cho sản phẩm. - Trau dồi kinh nghiệm sản xuất, chế biến sản phẩm một cách có hệ thống và bài bản hơn.

* Về quyền lợi của người trồng chè thông thường:

- Nhận được sự hỗ trợ về giống, phân bón từ các tổ chức, nhà nước khi thuộc diện hộ nghèo, cận nghèo theo quy định.

- Được xã tổ chức tập huấn kỹ thuật trồng trọt, thu hái, chế biến sản phẩm.

- Tự do trong quá trình sản xuất, tích lũy kinh nghiệm bản thân, tự đặt ra theo yêu cầu của hộ gia đình.

* Khó khăn của người trồng chè thông thường: - Loay hoay về vốn và tìm đầu ra trên thị trường. - Trình độ tay nghề của người lao động còn chưa cao.

- Thiếu đất đai, nhà xưởng, máy móc, thiết bị, công nghệ lạc hậu.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả kinh tế các hợp tác xã chè trên địa bàn huyện đại từ, tỉnh thái nguyên (Trang 33 - 39)