Giá trị sử dụng trong tính toán

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả kinh tế các hợp tác xã chè trên địa bàn huyện đại từ, tỉnh thái nguyên (Trang 26)

- Tổng diện tích, năng suất, sản lượng

3.3.3. Giá trị sử dụng trong tính toán

18

Phần 4

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 4.1. Đặc điểm địa bàn nghiên cứu

4.1.1. Đặc điểm điều kiện tự nhiên

4.1.1.1. Vị trí địa lí

Đại Từ là một huyện miền núi nằm ở phía Tây Bắc của tỉnh Thái Nguyên, tọa độ từ 21030’ đến 21050’ độ vĩ Bắc, 105032’ đến 1050 42’ độ kinh Đông.Tổng diện tích tự nhiên của huyệ là 57.415,73 ha. Phía tây giáp tỉnh Tuyên Quang và tỉnh Vĩnh Phúc; phía đông giáp huyện Phú Lương; phía bắc giáp huyện Định Hoá; phía nam giáp huyện Phổ Yên và thành phố Thái Nguyên.

4.1.1.2 Địa hình, địa mạo

Đặc điểm địa hình: huyện được bao bọc bởi các dãy núi ở bốn phía, phía Tây và Tây Nam có dãy núi Tam Đảo với độ cao từ 300 – 600m, phía Đông là dãy núi Pháo với độ cao từ 150 – 300m, phía Bắc có núi Hồng và núi Chúa, phía Nam có núi Thằn Lằn thấp dần từ Bắc xuống Nam. Đặc điểm địa hình tương đối phức tạp, mang đặc trưng vùng núi, trung du, đồng bằng. Hướng chủ đạo địa hình của huyện theo hướng Tây Bắc - Đông Nam.

4.1.1.3 Khí hậu

Khí hậu có 2 mùa rõ rệt, mùa mưa từ tháng 4 đến tháng 10, gió Đông Nam chiếm ưu thế tuyệt đối, khí hậu nóng ẩm và mưa nhiều. Mùa khô từ tháng 11 đến tháng 3, gió đông bắc chiếm ưu thế, lượng mưa ít, thời tiết hanh khô.

4.1.1.4. Nhiệt độ không khí

Đặc trưng khí hậu nhiệt đới nóng ẩm thể hiện rõ qua các chỉ số: nhiệt độ trung bình từ 22,90C; tổng tích ôn từ 7.000 – 8.0000C.

4.1.1.5 Lượng mưa và lượng bốc hơi

Đại Từ có lượng mưa cao, bình quân 1.872 mm/năm. Hệ số ẩm ướt cao, phù hợp cho nhiều loại cây trồng phát triển. Lượng mưa phân bố không đều theo không gian và thời gian, có chênh lệch lớn giữa mùa mưa và mùa khô. Về mùa mưa cường độ mưa lớn, chiếm tới gần 80% tổng lượng mưa trong năm, lượng bốc hơi trung bình năm 985,5 mm/năm.

19

4.1.1.6.Độ ẩm không khí

Độ ẩm không khí khá cao, trung bình theo tháng từ 78 – 86%, trung bình năm: 82%. Chênh lệch độ ẩm giữa mùa mưa và mùa khô lớn. Về mùa mưa do ảnh hưởng của gió mùa, mưa nhiều nên độ ẩm khá cao: 81 – 86%, mùa khô độ ẩm thấp hơn: 78 – 86%, cây trồng thường thiếu nước vào vụ đông.

4.1.1.7.Thủy văn

Địa bàn huyện có hệ thống sông suối, ao hồ dày đặc, với nguồn nước rồi dào, rất thuận lợi cho việc tưới tiêu trồng trọt và cung cấp nước sinh hoạt cho người dân.

- Sông Công chảy từ huyện Định Hoá, chiều dài chạy qua địa phận của huyện là 24km. Ngoài ra còn có hệ thống các suối như: suối La Bằng, Quân Chu, Cát Nê, Phục Linh... là nguồn cung cấp nước rất quan trọng trong huyện.

- Hồ Núi Cốc rộng 25km2 với dung tích 175 triệu m3 nước, phần diện tích thuộc địa bàn huyện Đại Từ khoảng 769ha, là khu du lịch của huyện và là nơi cung cấp nước.

4.1.1.8..Môi trường và thảm thực vật

Huyện Đại Từ có điều kiện về khí hậu, đất đai và địa hình phù hợp cho sự phát triển các nhóm cây lương thực hoa màu, cây ăn quả và cây công nghiệp lâu năm.

Đại Từ có nhiều cây chè cổ thụ trên núi cao, có thể chọn lọc, bảo tồn và phát triển phục vụ sản xuất; các giống chè rất phong phú, trong đó giống chè địa phương Trung du chiếm tỷ lệ cao 4.939 ha, tỷ lệ chiếm 78,34%.

4.1.2. Tài nguyên đất và phân hạng đất thích nghi đối với cây chè

4.1.2.1.Về hiện trạng sử dụng đất

Tổng diện tích đất tự nhiên của toàn huyện là 57.415,73 ha, trong đó chủ yếu là diện tích đất nông nghiệp: 47.642,43 ha (chiếm 82,98%), đất phi nông nghiệp 9.093,95 ha (chiếm 15,84%); đất chưa sử dụng là 680,25 ha (chiếm 1,18%).

Diện tích đất sản xuất nông nghiệp có 19.043,97ha (chiếm 33,17% tổng diện tích đất tự nhiên), trong đó diện tích đất trồng cây hàng năm: 8.967,33ha (chiếm 15,62%), chủ yếu là đất trồng lúa: 8.102,21ha (chiếm 14,11%); diện tích đất trồng cây lâu năm: 10.076,64 ha (chiếm 17,55%); trong đó chủ yếu là đất trồng chè: 6.305

20

ha, chiếm 10,98% tổng diện tích cả huyện, 33,1% đất sản xuất nông nghiệp và 62,57% đất trồng cây lâu năm.

4.1.2.2. Về tài nguyên đất

Kết quả xây dựng bản đồ thổ nhưỡng huyện Đại Từ tỷ lệ 1/25.000 cho thấy, toàn huyện có 5 nhóm đất với 9 loại đất chính:

Tổng diện tích đất nông nghiệp của toàn Huyện là 47.642,43 ha, chiếm 82,98% tổng diện tích đất tự nhiên của Huyện. Đất có khả năng trồng trọt được chia thành 5 nhóm: nhóm đất phù xa, nhóm đất đỏ vàng, nhóm đất mùn vàng đỏ trên núi, nhóm đất thung lũng và nhóm đất nhân tác. Trong đó nhóm đất đỏ vàng chiếm chủ yếu với diện tích 43.078,34 ha, chiếm 90,42% diện tích đất nông nghiệp và 75,03 % diện tích đất tự nhiên của Huyện. Đây là nhóm đất rất thích hợp cho sự sinh trưởng, phát triển của cây chè.

4.1.3. Dân số, lao động và việc làm

a. Đặc điểm dân tộc

Hiện tại trên địa bàn huyện có 8 dân tộc sinh sống: Kinh, Tày, Nùng, Thái, Hoa, Mường, H’Mông, Dao. Sự phong phú của kho tàng văn hoá nghệ thuật dân gian trong cộng đồng các dân tộc huyện Đại Từ về cơ bản vẫn được bảo tồn và lưu truyền cho đến ngày nay.

b. Dân số lao động và việc làm

Tổng dân số của vùng dự án phát triển chè Đại Từ năm 2010 là 156.727 người, chiếm 97% tổng dân số của toàn huyện (dân số toàn huyện: 160.827 người), trong đó dân số nam có 79.297 người (chiếm 50,6% tổng dân số của toàn vùng). Tổng lao động của vùng dự án là 107.742 người, chiếm 68,7%. Trong đó lực lượng lao động nông nghiệp có 95.713 người, chiếm 88,84%. Như vậy, vùng dự án chè có lực lượng lao động rất rồi rào, trong đó chủ yếu là lao động nông nghiệp, hoàn toàn đáp ứng đủ nhu cầu về lao động phục vụ cho chương trình phát triển cây chè của huyện.

21

Bảng 4.1. Lao động tham gia sản xuất, chế biến chè

TT Đối tượng lao động Số lượng

(người)

Tỷ lệ (%)

1 Tổng số lao động 107.742 100,00

2 Lao động nông nghiệp 95.713 88,84

3 Lao động làm chè 65.250 60,56

Trong đó:

- Lao động trồng trọt 65.000 60,33

- Lao động chế biến (chế biến công nghiệp) 250 0,23

4 Lao động làm chè đã qua đào tạo 6.203 5,76

4.1.4. Thực trạng phát triển cơ sở hạ tầng phục vụ sản xuất và đời sống giao thông thông

- Đường quốc lộ: huyện Đại Từ hiện có quốc lộ 37 chạy qua với chiều dài 32km theo hướng đông – tây qua trung tâm huyện đồng thời đóng vai trò xương sống của mạng lưới đường tỉnh.

- Đường tỉnh: trên địa bàn huyện có 4 tuyến đường tỉnh: đường 261, đường 263, đường 264, đường 270 với tổng chiều dài là 60km. Nhìn chung chất lượng đường tỉnh, tốt đáp ứng nhu cầu giao thông trên địa bàn.

- Đường huyện: tổng số có 14 tuyến đường huyện với tổng chiều dài là 111,2km;

- Đường xã và thôn xóm: địa bàn huyện hiện có 462,3km đường xã (trong đó 90km đường bê tông xi măng, còn lại là đường đất), phân bố không đồng đều, chủ yếu nằm ở phía đông QL37.

4.1.5 Thủy lợi

Trên địa bàn huyện có 28 hồ với tổng dung tích hồ trên 7 triệu m3 nước. Năm 2010, toàn huyện có 18 trạm bơm các loại, 53 đập, 1 xiphong, 294 km kênh mương được kiên cố hoá (tỷ lệ kênh mương được kiên cố hoá 39,2%), cung cấp nước tưới tiêu cho 31 xã, thị trấn trong huyện. Tỷ lệ diện tích chè được tưới chiếm khoảng 20% tổng diện tích (tương đương khoảng 1.260 ha). Các xã có diện tích chè được tưới nhiều là Phú Cường (khoảng 123 ha), Tân Linh (khoảng 120 ha) và Tiên Hội (khoảng 111,5 ha).

22

4.1.6. Điện, thông tin liên lạc

a. Điện lưới

Toàn huyện đã có 31 xã, thị trấn được sử dụng điện lưới quốc gia và đều đã có lưới điện 0,4KV. Chỉ có một số xã được đầu tư xây dựng từ nguồn vốn của Ngân hàng thế giới WB và nguồn vốn hỗ trợ của tỉnh (17 xã thị trấn) là đủ tiêu chuẩn, còn lại phần lớn hệ thống điện chiếu sáng của các xã đã được xây dựng từ lâu (từ năm 1990 trở về trước) nên chất lượng cung cấp điện cho các hộ tiêu thụ thấp, độ an toàn không đảm bảo.

b. Thông tin liên lạc

Mạng lưới bưu điện huyện có bưu điện trung tâm huyện Đại Từ đặt tại thị trấn Đại Từ (cấp 2), phát hành báo chí, cung cấp dịch vụ bưu chính công ích, cung cấp dịch vụ bưu chính quốc tế. Hệ thống bưu điện các xã có 31 xã thị trấn có điểm bưu điện văn hoá xã.

4.1.7. Chợ nông thôn

Trong số 25 chợ, chợ huyện được xây dựng tương đối hoàn chỉnh cả về quy mô, diện tích, hệ thống hạ tầng và có ban quản lý chợ quản lý, 5 chợ xã đủ diện tích chợ nông thôn song việc đầu tư xây dựng còn gặp nhiều khó khăn. Trong số 24 chợ xã có 4 chợ được xây dựng kiên cố (Yên Lãng, Ký Phú, La Bằng, Tân Thái), 19 chợ chưa kiên cố (chỉ là khu đất trống để dân họp chợ, các công trình là lều tạm bằng tranh tre nứa lá). 9 xã còn lại chưa có chợ, dân tự tổ chức họp chợ tạo các điểm thị tứ của xã. Việc giao lưu, trao đổi hàng hoá giữa các vùng trong huyện còn nhiều hạn chế.

4.2. Những yếu tố xã hội tác động đến phát triển cây chè huyện Đại Từ

- Đại Từ là “Vùng địa lợi”: nằm giữa khu vực căn cứ kháng chiến cũ, có nhiều di tích lịch sử văn hóa; nằm trên quốc lộ 37, cách Hà nội 100 km, thành phố Thái Nguyên 25km, thành phố Tuyên Quang 50 km; gắn liền với đèo Khế lịch sử, là cầu nối giữa vùng ATK Thái Nguyên với Tuyên Quang trên; có khu du lịch hồ Núi Cốc…sẽ thu hút nhiều khách du lịch, là cơ hội tốt để giao thương, giao lưu văn hóa lịch sử gắn với du lịch sinh thái, văn hóa chè và tiêu thụ sản phẩm chè.

23

- Đại Từ có nhiều dân tộc anh em cùng sinh sống, với nền văn hóa đa dạng, nhiều phong tục văn hóa độc đáo, là động lực cho phát triển, cần bảo tồn giữ gìn và phát triển. Đặc biệt, huyện có lực lượng lao động dồi dào, người dân có truyền thống lao động cần cù, sớm được tiếp cận với văn hoá công nghiệp.

- Trên địa bàn huyện có 25 chợ (trên tổng số 31 xã, thị trấn) đó là điều kiện thuận lợi khi phát triển hệ thống thị trường chè xanh nội tiêu.

- Kết cấu hạ tầng kinh tế xã hội phát triển cả về lượng và chất, nguồn vốn đầu tư toàn xã hội hàng năm tăng đáng kể.

4.2.1. Phát triển quy mô, bình quân của hợp tác xã trong sản xuất chè

Tình hình hoạt động của các Hợp tác xã

- Số Hợp tác xã trên địa bàn huyện tính tới nay là: 42 HTX - Số HTX thành lập mới năm 2019: 14 HTX

- HTX giải thể, ngừng hoạt động, chuyển hình thức hoạt động: 15 HTX

- Thu nhập bình quân của thành viên và người lao động: 3,5 tr.đồng/người/tháng.

- Đánh giá tình hình hoạt động của các HTX theo từng lĩnh vực hoạt động:

+ Lĩnh vực nông nghiệp: Năm 2018 toàn huyện có 50 HTX hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp; trong đó số HTX giải thể và ngừng hoạt động là 12 HTX; số HTX đang hoạt động là 38 HTX. HTX thuộc lĩnh vực nông nghiệp có xu hướng tăng lên cả về chất lượng và số lượng. Hoạt động của các HTX nông nghiệp tiếp tục được duy trì và phát triển, từng bước khẳng định HTX là vai trò nền tảng trong tổ chức lại sản xuất nông nghiệp ở nông thôn theo hướng làm ăn mới, liên kết các HTX chủ yếu là sản xuất, kinh doanh chè.

- Thương hiệu chè : sản xuất chè đã đạt đến trình độ chuyên môn hóa khá cao với khoảng 42 HTX kiểu mới, cơ sở sản xuất chè có thương hiệu còn rất ít trong đó có một số HTX có thương hiệu:

24

+ HTX chè Sơn Thành :HTX đang có vùng nguyên liệu rộng trên 5 ha, toàn bộ được áp dụng quy trình sản xuất an toàn, với các giống chè Trung du và các loại chè cành có năng suất, chất lượng cao như LDP1, TRI 777, keo am tích...

+ HTX Chè Xanh An Toàn Chính Phú: Xóm Chính Phú 1, Xã Phú Xuyên, Huyện Đại Từ.

+ HTX chè Hoàng Nông: Xóm Cầu Đá, Xã Hoàng Nông, Huyện Đại Từ

Bảng 4.2. Sản lượng, doanh thu, vốn điều lệ của một số HTX trên địa bàn huyện Đại Từ. Sản lượng (tấn/năm) Doang thu (tỷ/năm) Vốn điều lệ (tỷ đồng) HTX chè La Bằng 9.951 1.800.000 4.000.000 HTX chè Sơn Thành 1.542 362.000 1.000.000 HTX chè Xanh An Toàn 561 234.000 300.000 HTX chè Hoàng Nông 3.255 746.000 800.000

4.2.2. Cách thức tổ chức hoạt động của hợp tác xã sản xuất chè trên địa bàn

Trong quá trình tìm hiểu và nghiên cứu về hợp tác xã sản xuất chè trên địa bàn cho thấy cách thức tổ chức hoạt động tại đây thực hiện dựa trên các nguyên tắc:

- Dân chủ, bình đẳng và công khai: Thành viên HTX có quyền tham gia quản lý, kiểm tra, giám sát hợp tác xã và có quyền ngang nhau trong biểu quyết; thực hiện công khai phương hướng sản xuất, kinh doanh, tài chính, phân phối và những vấn đề khác quy định trong Điều lệ hợp tác xã.

- Tự chủ, tự chịu trách nhiệm và cùng có lợi: hợp tác xã tự chủ và tự chịu trách nhiệm về kết quả hoạt động sản xuất, kinh doanh; tự quyết định về phân phối thu nhập.

- Sau khi thực hiện xong nghĩa vụ nộp thuế và trang trải các khoản lỗ của hợp tác xã, lãi được trích một phần vào các quỹ của hợp tác xã, một phần chia theo vốn góp và công sức đóng góp của các thành viên, phần còn lại chia cho thành viên theo mức độ sử dụng dịch vụ của hợp tác xã.

25

- Hợp tác và phát triển cộng đồng: thành viên phải có ý thức phát huy tinh thần xây dựng tập thể và hợp tác với nhau trong hợp tác xã, trong cộng đồng xã hội; hợp tác giữa các hợp tác xã trong nước và ngoài nước theo quy định của pháp luật.

- Ban quản trị hợp tác xã quan tâm giáo dục, đào tạo, bồi dưỡng cho thành viên hoạt động trong hợp tác xã bằng các buổi tập huấn về việc thu hoạch, chăm sóc, tưới tiêu, tiêu thụ sản phẩm.

- Ban quản trị hợp tác xã tham gia các tổ chức đại diện cho quyền hợp tác xã để củng cố hoạt động sản xuất kinh doanh, tiêu thụ sản phẩm trên thị trường.

- Tổ chức hoạt động của hợp tác xã theo phương thức lao động tập thể phát triển sản xuất trên cơ sở cải tiến kỹ thuật, tăng cường giáo dục tư tưởng đóng góp ý kiến trên tinh thần tự giác của các thành viên hoạt động trong hợp tác xã.

Hình 1: Sơ đồ về cách thức tổ chức chung của HTX chè Chức năng, nhiệm vụ, quyền lợi của ban quản trị hợp tác xã

BAN QUẢN TRỊ

TRỊ BAN KIỂM SÓAT

QUẢN LÍ HỢP ĐỒNG MÁY MÓC KĨ THU ẬT KẾ TOÁN KINH DOANH KẾ HOẠCH BAN HÀNH CHÍNH GIÁM SÁT THÀNH VIÊN THÀNH VIÊN THÀNH VIÊN THÀNH VIÊN THÀNH VIÊN THÀNH VIÊN DỊCH VỤ TÌM THỊ TRƯỜNG

26

Chức năng của ban quản trị hợp tác xã

Ban quản trị hợp tác xã thể hiện tốt các chức năng: + Đại diện và bảo vệ quyền lợi của các thành viên. + Năng động đổi mới các phương thức kinh doanh.

+ Hỗ trợ, cung cấp các dịch vụ cần thiết cho việc sản xuất và kinh doanh sản phẩm.

+ Tuyên truyền, vận động phát triển mở rộng hệ thống hợp tác xã chè.

Các nhiệm vụ chính của ban quản trị hợp tác xã

+ Tổ chức sản xuất hợp lý và xây dựng thương hiệu trên thương trường.

+ Tổ chức các hoạt động hỗ trợ, tư vấn, cung cấp dịch vụ sản xuất cho xã viên. + Nắm vững tình hình sản xuất kinh doanh của hợp tác xã.

+ Thực hiện tốt các chính sách chấp hành theo quy định của pháp luật.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả kinh tế các hợp tác xã chè trên địa bàn huyện đại từ, tỉnh thái nguyên (Trang 26)