Tốc độra lá của các giống sắn tham gia nghiên cứu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu khả năng sinh trưởng phát triển của một số giống sắn trong tập đoàn giống tại trường đại học nông lâm thái nguyên năm 2019 (Trang 34 - 36)

Cũng như các cây trồng khác, lá sắn có vai trò quan trọng trong quá trình quang hợp, tích lũy và vận chuyển các chất đồng hóa đi nuôi các bộ

phận khác của cây. Tốc độ ra lá có liên quan đến tổng diện tích lá, khả năng quang hợp và quá trình tích lũy vật chất khô của cây, do đó nó ảnh hưởng trực tiếp đến năng suất, phẩm chất củ. Tốc độ ra lá nhanh thì cây sẽ nhanh chóng đạt được chỉ số diện tích lá tối ưu, quang hợp diễn ra mạnh tạo điều kiện cho việc hình thành củ. Nếu tốc độ ra lá chậm thì chỉ số diện tích lá trên cây thấp, khả năng quang hợp của cây kém, cây sinh trưởng còi cọc dẫn đến năng suất thấp và chất lượng kém. Tốc độ ra lá phụ thuộc vào đặc tính của giống, sự thích ứng của giống với điều kiện sinh thái và kỹ thuật canh tác. Tuy nhiên, đối với cây sắn quá trình ra lá diễn ra đồng thời với quá trình tích lũy vật chất khô vào củ, nếu tốc độ ra lá quá nhanh, dinh dưỡng tập trung cho quá trình hình thành thân lá nhiều sẽ giảm lượng dinh dưỡng tập trung về củ làm cho củ bé và nhiều xơ. Kết quả theo dõi tốc độ ra lá của các giống sắn tham gia thí nghiệm được trình bày ở bảng 4.3.

Bảng 4.3: Tốc độ ra lá của các giống sắn tham gia nghiên cứu.

( đơn vị tính : lá / ngày )

STT Tên giống Sau trồng …. Tháng

4 5 6 7 8 1 Sắn Xanh 1 0,86 0,92 0,74 0,48 0,24 2 Sắn KM235 0,76 0,84 0,76 0,56 0,24 3 Sắn Chuối 2 1,01 0,97 0,79 0,56 0,24 4 Sắn Lai Châu 2 0,74 0,96 0,66 0,52 0,20 5 Sắn Cao sản xanh 0,90 0.98 0,75 0,34 0,04 6 Sắn Xanh 2 0,84 0,95 0,90 0,61 0,32 7 Sắn Lá tre 1 0,73 0,85 0,71 0,48 0,26 8 Sắn Cao sản 1 0,84 0,90 0,72 0,49 0,27 9 Sắn Lá tre 2 0,70 0,91 0,90 0,55 0,22 10 Sắn Cao sản 2 0,76 1,01 0,88 0,63 0,34 11 Sắn Hà Giang 0,87 1,04 0,91 0,54 0,24 12 Sắn Tăng sản 0,74 0,90 0,74 0,46 0,19 13 Sắn Cao sản trắng 0,90 0,96 0,81 0,55 0,30 14 Sắn Cao sản đỏ 0,95 1,05 0,88 0,53 0,26 15 Sắn lai 1 0,76 0,85 0,62 0,52 0,26

Số liệu 4.3 cho ta thấy tốc độ ra lá của các giống sắn thí nghiệm đạt cao nhất sau trồng 5 tháng, sau đó giảm dần ở các tháng tiếp theo.

- Giai đoạn 4 tháng sau trồng, tốc độ ra lá của các giống sắn, dao động trong khoảng 0,7 - 1,01 lá/ngày. Trong đó các giống có tốc độ ra lá > 1 lá/ngày là sắn Chuối 2. Các giống còn lại có tốc độ ra lá < 1 lá/ngày và dao động trong khoảng 0,74 - 0,9 lá/ngày.

- Giai đoạn 5 tháng sau trồng, tốc độ ra lá của các giống sắn thí nghiệm đạt cao nhất và biến động trong khoảng 0,79 - 1,05 lá/ngày. Giống có tốc độ ra lá > 1 lá/ngày gồm sắn Cao sản 2, sắn Hà Giang, sắn Cao sản đỏ. Các giống còn lại có tốc độra lá <1 lá/ngày và dao động trong khoảng 0,84 - 0,98 lá/ngày.

- Tốc độ ra lá của các giống sắn giảm nhẹ ở tháng thứ 6 sau trồng, trong đó các giống có tốc độ ra lá > 0,9 lá/ngày là sắn Xanh 2, sắn Lá tre 2, sắn Hà Giang. Cácgiống còn lại dao động trong khoảng 0,62 – 0,88 lá/ngày.

- Sau trồng 7 tháng tốc dộ ra lá của các giống sắn trong tập đoàn tiếp tục giảm và dao động trong khoảng 0,34 - 0,63 lá/ngày. Trong đó hai giống sắn Xanh 2, sắn Cao sản 2, có tốc độ ra lá > 0,6 lá/ngày. Các giống còn lại có tốc độra < 0,5 lá/ngày.

- Giai đoạn 8 tháng sau trồng tốc độ ra lá của các giống sắn rất chậm và hầu như ngừng lại và dao động trong khoảng 0,04 - 0,34 lá/ngày. Trong đó bốn giống có tốc độ ra lá từ khoảng 0,3 lá/ngày là sắn Cao sản xanh, sắn Xanh 2, sắn Cao sản 2, sắn Cao sản trắng. Các giống còn lại có tốc độ ra lá > 0,3 lá/ngày và dao động trong khoảng 0,2 - 0,27 lá/ngày.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu khả năng sinh trưởng phát triển của một số giống sắn trong tập đoàn giống tại trường đại học nông lâm thái nguyên năm 2019 (Trang 34 - 36)