Năng suất của các giống sắn tham gia nghiên cứu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu khả năng sinh trưởng phát triển của một số giống sắn trong tập đoàn giống tại trường đại học nông lâm thái nguyên năm 2019 (Trang 46 - 51)

Bảng 4.8: Năng suất của các giống sắn tham gia nghiên cứu STT Tên giống sắn NS củ tươi

(tấn/ha) NS thân lá (tấn/ha) NSSVH (tấn/ha) CSTH (%) 1 Sắn Xanh 1 12,40 38,40 50,80 24,40 2 Sắn KM235 19,00 37,00 56,00 33,90 3 Sắn Chuối 2 18,00 28,00 46,00 39,10 4 Sắn Lai Châu 2 19,00 10,40 29,40 64,60 5 Sắn Cao sản xanh 19,60 22,00 41,60 47,10 6 Sắn xanh 2 30,00 15,60 45,60 65,70 7 Sắn Lá tre 1 14,00 22,00 36,00 38,00 8 Sắn Cao Sản 1 18,00 25,00 43,00 41,80 9 Sắn Lá tre 2 18,80 44,00 62,80 29,90 10 Sắn Cao sản 2 10,00 54,00 33,00 30,30 11 Sắn Hà Giang 26,00 23,00 70,00 37,10 12 Sắn Tăng sản 25,60 52,80 78,40 32,60 13 Sắn Cao sản trắng 15,60 28,00 43,60 35,70 14 Sắn Cao sản đỏ 16,40 30,00 46,40 35,30 15 Sắn Lai 1 19,20 34,00 53,20 36,00

Năng suất củ tươi là chỉ tiêu phản ánh trực tiếp hiệu quả kinh tế của cây sắn. Năng suất củ sắn một phần phụ thuộc vào khả năng quang hợp, một phần phụ thuộc vào quá trình phân bố các chất khô tạo được vào bộ phận khác của cây. Chất khô tạo được nhờ quang hợp được sử dụng cho sinh trưởng thân lá và sự phát triển của củ.

Năng suất củ tươi = Khối lượng củ/gốc x mật độ cây/ha. Như vậy năng suất sắn phụ thuộc chặt chẽ vào khối lượng củ/gốc và mật độ cây/ha.

Qua theo dõi thí nghiệm chúng tôi thấy năng suất củ tươi của các giống sắn dao động trong khoảng 10 - 30 tấn/ha. Trong thí nghiệm giống đạt 30 tấn/ha là sắn Xanh 2, có hai giống đạt năng suất > 20 tấn/ha là sắn Hà Giang, sắn Tăng sản. Các giống còn lại năng suất < 20 tấn/ha và dao động trong khoảng 10 - 19,60 tấn/ ha.

- Năng suất thân lá

Năng suất thân lá là năng suất toàn bộ bộ phận trên mặt đất, năng suất thân lá phụ thuộc vào khả năng tăng trưởng chiều cao cây, đường kính thân, khả năng phân cành …Trong điều kiện canh tác như nhau, các yếu tố này phụ thuộc chủ yếu vào giống.

Số liệu bảng 4.8 cho thấy năng suất thân lá của các giống sắn thí nghiệm biến động trong khoảng 10,40 – 54,00 tấn/ha. Trong đó hai giống có năng suất thân

Lá >50,00 tấn/ha là sắn Cao sản, sắn Tăng sản, các giống có năng suất thân lá >30tấn/ha là sắn Xanh 1, sắn KM235, sắn Lá tre 2, sắn Cao sản đỏ, sắn Lai 1.

Các giống còn lại có năng suất < 30 tấn/ha và dao động trong khoảng 10,40 – 28,00 tấn/ha.

- Năng suất sinh vật học (NSSVH)

NSSVH là tổng khối lượng củ tươi và khối lượng thân lá, biểu thị tiềm năng sinh học của các giống sắn trong việc đồng hóa các yếu tố dinh dưỡng, ánh sáng, nước, chất khoáng, không khí. NSSVH đóng vai trò qua trọng vì sắn được hình thành củ sớm và ổn định về số lượng củ ngay sau trồng 2 – 4 tháng. Sự tích lũy sản phẩm quang hợp vào cơ quan kinh tế biểu thị khả năng vận chuyển và tích lũy sản phẩm của quá trình đồng hóa. NSSVH cùng với sự phân phối chúng giữa các bộ phận thân lá và củ của các giống sắn giúp công tác chọn tạo giống thành công và tìm ra được giống tốt có triển vọng.

Qua theo dõi chúng tôi thấy năng suất sinh vật học của các giống sắn thí nghiệm biến động rất lớn, từ 29,4-78,4 tấn/ha. Trong thí nghiệm giống sắn Hà Giang, sắn Tăng Sản có năng suất sinh vật học > 70 tấn/ha, bốn giống có NSSVH > 50 tấn/ha là sắn Xanh 1, sắn KM235, sắn Lá tre 2, sắn Lai 1, (50,80 – 64,00 tấ/ha). Các giống còn lại < 50 tấn/ha và dao động trong khoảng 29,4 - 46,4 tấn/ha.

- Chỉ số thu hoạch (CSTH)

Chỉ số thu hoạch là tỷ lệ giữa năng suất củ tươi và năng suất sinh vật học. Chỉ số thu hoạch biểu hiện khả năng tích lũy dinh dưỡng từ cơ quan tổng hợp về cơ quan dự trữ. Hệ số thu hoạch thấp chứng tỏ thân lá phát triển mạnh, dinh dưỡng chủ yếu tập trung để nuôi thân lá, tích lũy về củ sẽ ít. Ngược lại chỉ số thu hoạch cao chứng tỏ có sự phân bố hài hòa chất dinh dưỡng giữa các cơ quan trên mặt đất (thân, lá) và cơ quan dưới mặt đất (rễ, củ).

Số liệu bảng 4.8 cho thấy chỉ số thu hoạch các giống sắn dao động trong khoảng 24,40 - 65,70%. Trong đó giống sắn Lai Châu 2, sắn Xanh 2 có chỉ số thu hoạch > 60,00%. Các giống còn lại có hệ số thu hoạch < 60 % và dao động trong khoảng 24,40 – 47,10%.

4.3.3. Chất lượng của các giống sắn tham gia nghiên cứu

Đối với cây sắn ngoài năng suất củ tươi thì chất lượng củ là chỉ tiêu quan trọng được người sản xuất quan tâm. Chất lượng củ sắn được đánh giá thông qua năng suất chất khô, tỉ lệ chất khô, năng suất tinh bột và tỉ lệ tinh bột. Kết quả được trình bày ở bảng ở bảng 4.9.

Bảng 4.9: Chất lượng của các giống sắn tham gia thí nghiệm STT Tên giống sắn TLTB (%) NSTB (tấn/ha) TLCK (%) NSCK (tấn/ha) 1 Sắn Xanh 1 20,30 2,51 33,10 4,10 2 Sắn KM235 23,50 4,46 35,40 6,72 3 Sắn Chuối 2 20,50 3,69 33,40 6,01 4 Sắn Lai Châu 2 25,50 4,84 37,00 7,03 5 Sắn Cao sản xanh 18,30 3,58 31,50 6,17 6 Sắn Xanh 2 22,00 6,60 34,40 10,32 7 Sắn Lá tre 1 22,40 3,13 34,60 4,84 8 Sắn Cao sản 1 24,80 4,46 36,60 6,58 9 Sắn Lá tre 2 20,90 3,92 33,40 6,27 10 Sắn Cao sản 2 19,50 1,95 32,30 3,23 11 Sắn Hà Giang 24,50 6,37 36,20 9,41 12 Sắn Tăng Sản 26,00 6,65 37,40 9,57 13 Sắn Cao sản trắng 22,60 3,12 30,10 3,94 14 Sắn Cao sản đỏ 25,50 4,18 37,00 6,06 15 Sắn Lai 1 25,00 4,80 33,10 6,35

- Tỷ lệ tinh bột (TLTB)

Tỷ lệ tinh bột là một trong những chỉ tiêu quan trọng phản ánh trực tiếp chất lượng của các giống sắn, giống sắn có chất lượng tốt là những giống có tỷ lệ tinh bột cao và ngược lại.

Qua theo dõi chúng tôi thấy các giống sắn thí nghiệm có tỷ lệ tinh bột dao động trong khoảng 18,30 - 26%. Trong đó các giống có tỷ lệ tinh bột < 20% là sắn sắn Cao sản xanh, sắn Cao sản 2. Các giống còn lại có tỷ lệ tinh bột > 20% và dao động trong khoảng 20,3 - 26%.

- Năng suất tinh bột (NSTB)

Năng suất tinh bột là chỉ tiêu quan trọng quyết định giá trị của giống. Ngày nay ngành công nghiệp chế biến đang rất phát triển, vì thế việc tạo ra những giống sắn có năng suất tinh bột cao có ý nghĩa rất lớn. Hàm lượng tinh bột là một yếu tố rất quan trọng, quyết định đến phẩm chất của giống sắn.

Qua theo dõi chúng tôi thấy năng suất tinh bột của các giống sắn thí nghiệm dao động từ 1,95 - 6,65 tấn/ha. Trong thí nghiệm các giống có năng suất tinh bột > 6 tấn/ha là sắn Xanh 2, sắn Hà Giang, sắn Tăng sản. Các giống còn lại có năng suất tinh bột < 6 tấn/ha và dao động trong khoảng 1,95 - 4,84 tấn/ha.

- Tỷ lệ chất khô (TLCK)

Sắn có hàm lượng nước trong củ cao từ 60, 70%. Muốn tăng năng suất sắn và đảm bảo hàm lượng tinh bột nhiều thì phải lựa chọn giống sắn mang kiểu gen có TLCK cao. Một số chỉ tiêu lý tưởng cho chọn giống sắn là nâng cao được NSCT thì hàm lượng chất khô không giảm.

Hàm lượng chất khô và tinh bột trong củ luôn có sự liên quan chặt chẽ với nhau. Vì vậy hai tính trạng này có thể đồng thời cải tiến nhờ chọn lọc giống.

Kết quả thí nghiệm cho thấy tất cả các giống sắn thí nghiệm đều có TLCK biến động trong khoảng 30,10 - 37,40%. Tất các giống có tỉ lệ chất khô > 30%.

- Năng suất củ khô (NSCK)

Ngày nay nhu cầu sử dụng sắn tươi làm lương thực, thực phẩm không nhiều mà chủ yếu cung cấp nguyên liệu cho ngành công nghiệp chế biến tinh bột sắn, sắn lát khô, đặc biệt là ngành công nghiệp chế biến bánh kẹo, mì chính.

Năng suất củ khô là sản phẩm chính của cây sắn và được quyết định bởi năng suất củ tươi và tỷ lệ chất khô. Việc nâng cao năng suất củ khô là không ngừng nâng cao sản lượng thực thu mà còn giảm chi phí trong chế biến và bảo quản sau thu hoạch.

Số liệu bảng 4.9 cho thấy năng suất củ khô của các giống sắn trong tập đoàn dao động trong khoảng 3,23 - 10,32 tấn/ha. Các giống có năng suất củ khô vượt trội như sắn Xanh 2, sắn Hà Giang, sắn Tăng sản (9,41 - 10,32 tấn/ha). Các giống còn lại có năng suất củ khô dao động từ 3,23 – 8,68 tấn/ha.

PHẦN 5

KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu khả năng sinh trưởng phát triển của một số giống sắn trong tập đoàn giống tại trường đại học nông lâm thái nguyên năm 2019 (Trang 46 - 51)