Điều kiện khí hậu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu một số đặc điểm sinh học của cá bống cát glossogobius giuris (hamilton, 1822) ở sông trà khúc, tỉnh quảng ngãi (Trang 25 - 28)

L ỜI CẢM ƠN

3.1.3 Điều kiện khí hậu

Khu vực sông Trà Khúc thuộc tỉnh Quảng Ngãi trải dài khắp tỉnh Quảng Ngãi nên điều kiện khí hậu ở đây cũng đại diện chung cho miền khí hậu của tỉnh. Nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới điển hình, nên nhiệt độ cao và ít biến động. Chế độ ánh sáng, mưa ẩm phong phú, nhiệt độ trung bình năm trên 250C. Lượng mưa trung bình năm trên 2.000 mm tập trung từ tháng 9 đến tháng 01 năm sau (chiếm 70 – 80% lượng mưa cả năm). Tổng lượng bức xạ lớn thuận lợi cho việc phơi sấy; sử dụng năng lượng mặt trời trong công nghiệp chế biến nông - lâm - thuỷ sản, làm muối và sản xuất điện năng (năng lượng gió).

3.1.3.1 Gió

phối nên hướng gió không phản ảnh đúng cơ chế của hoàn lưu. Tuy nhiên, hướng gió hình thành vẫn biến đổi theo mùa rõ rệt.

Tốc độ gió: Tốc độ gió trung bình năm tại đồng bằng ven biển khoảng 1,3m/s, tại vùng núi khoảng 1,2m/s, tại ven biển và Lý Sơn là 4,5m/s. Như vậy, tốc độ gió vùng hải đảo cao gấp 3 đến 4 lần ở vùng đồng bằng và vùng núi, điều này cho phép khai thác tài nguyên gió ở vùng hải đảo và ven biển phục vụ cho sản xuất và đời sống khá thuận lợi.

3.1.3.2 Mưa

Hoàn lưu gió mùa cùng với địa hình đã tạo nên chế độ mưa mang nét đặc trưng riêng của Quảng Ngãi. Theo tiêu chuẩn vượt trung bình cho thấy mưa trên lưu vực Trà Khúc có 2 mùa là mùa mưa và mùa ít mưa, trong đó mùa mưa từ tháng 9 đến tháng 12 và mùa ít mưa từ tháng 01 đến tháng 8 năm sau. Lượng mưa mùa mưa chiếm 65-70% tổng lượng mưa năm. Lượng mưa năm trung bình nhiều năm và sự biến đổi của mưa: Lượng mưa tháng, năm trung bình nhiều năm các trạm trong lưu vực và khu vực lân cận của tỉnh Quảng Ngãi.

Tổng lượng mưa trung bình năm phổ biến ở đồng bằng từ 2.200 - 2.500mm, ở trung du, thung lũng thấp và vùng núi từ 3.000 - 3.600mm, vùng đồng bằng ven biển phía nam dưới 2.000mm.

Bng 3.1: Bảng lượng mưa trung bình nhiều năm (mm)

Tháng

Trạm 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 Cảnăm

Trà Khúc 97 32 33 36 97 96 67 125 311 632 555 274 2354

Quảng Ngãi 129 51 40 37 74 86 77 123 300 603 547 273 2338

(Nguồn: Trạm khí tượng thành phố Quảng ngãi, 2017)

Mùa mưa: Vùng có lượng mưa lớn của Quảng Ngãi thuộc các huyện miền núi phía Tây như Tây Trà, Trà Bồng, Sơn Hà, Minh Long và Ba Tơ, với tổng lượng mưa từ 2.300 đến trên 2.600mm, với tâm mưa là Ba Tơ 2.641mm. Vùng mưa ít nhất của tỉnh nằm ở phía Đông dọc theo dải đồng bằng ven biển, có tổng lượng mưa dưới 1.650mm, có lượng mưa ít nhất là Sa Huỳnh với 1.114mm. Những nơi còn lại lượng mưa từ 1.700 - 2.000mm. liên tục 5 - 7 ngày liền, kèm theo thời tiết giá lạnh, gió bấc, gây nhiều ách tắc cho sản xuất và sinh hoạt.

Do có mùa mưa phụ từ tháng 5 đến tháng 8. Từ tháng 2 đến tháng 4 là thời kỳ mưa ít nhất trong năm. Do vậy mà ở địa phương người ta xem từ tháng 1 đến tháng 8 là mùa nắng, cùng cảm giác nóng bức.

3.1.3.3 Nắng

Hàng năm Quảng Ngãi có hai lần mặt trời đi qua thiên đỉnh, lần thứ nhất vào khoảng cuối tháng 4 đầu tháng 5, lần thứ hai vào trung tuần tháng 8. Lượng bức xạ tổng cộng thực tế phổ biến từ 130 - 150 Kcal/cm2/năm, lượng bức xạ tổng cộng phân bố không đồng đều theo các tháng và tất yếu dẫn đến phân bố không đều trong các mùa. Lượng bức xạ tổng cộng mùa ít mưa (từ tháng 1 đến tháng 8) chiếm đến 70 - 75%, mùa mưa (từ tháng 9 đến tháng 12) chỉ chiếm từ 25 - 30%. Lượng bức xạ tổng cộng vụ Đông Xuân chiếm 41%, còn vụ Hè Thu chiếm 59%.

Bng 3.2: Bc x tng cng thc tếtháng và năm (Kcal/cm2) Tháng Địa điểm 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 Năm Trà Bồng 7,4 9,3 11,2 13,9 15,1 13,0 14,6 13,6 12,7 8,2 6,8 4,7 133 Châu Ổ 8,0 10,1 12,7 15,2 17,1 16,3 16,7 14,1 13,2 10,2 6,8 5,9 146 Quảng Ngãi 7,8 9,8 12,4 15,6 17,4 16,3 16,5 14,2 13,3 10,5 7,4 6,2 147

(Nguồn:Trạm khi tượng thành phố Quảng Ngãi, Châu Ổ và Trà Bồng, 2017)

3.1.3.4 Nhiệt độ

Nằm trong vành đai nhiệt đới Bắc Bán Cầu, Quảng Ngãi nói chung và khu vực sông Trà Khúc nói riêng có nền nhiệt độ cao và ít biến động trong năm. Chế độ nhiệt tại một số địa phương ở Quảng Ngãi so với tiêu chuẩn nhiệt đới như sau:

Bng 3.3: So sánh mt sđặc trưng nhiệt đới ca Qung Ngãi vi tiêu chun nhiệt đới (vùng đất thp)

Các đặc trưng Nhiệt đới tiêu chuẩn

Quảng Ngãi

TP. Quảng Ngãi Ba Tơ Lý Sơn Tổng nhiệt độ năm (0C) 7500 - 9500 9417 9234 9672

Ttb năm (0C) > 21 25,8 25,3 26,5

Số tháng Ttb dưới 200C < 4 tháng Không Không Không Ttb tháng lạnh nhất (0C) > 180C 21,7 22,3 23,2

Biên độ nhiệt độ năm (0C) từ 1 - 6oC 8,0 8,8 6,2

Ttb: Nhiệt độ trung bình (Nguồn: Trạm khí tượng thành phố Quảng Ngãi, 2017)

Như vậy, chế độ nhiệt của Quảng Ngãi từ vùng đồng bằng đến vùng núi cao dưới 500m và hải đảo đều đạt tiêu chuẩn nhiệt đới.

Nhiệt độ thay đổi rõ rệt theo độ cao địa hình, trung bình lên cao 100m, nhiệt độ giảm từ 0,5 - 0,60C. Vùng đồng bằng ven biển, vùng đồi và thung lũng thấp, hải đảo có nhiệt độ trung bình năm 25,5 - 26,50C, tương đương với tổng nhiệt độ năm 9.300 - 9.7000C. Vùng núi cao dưới 500m có nhiệt độ trung bình năm 23,5 - 25,50C, tổng nhiệt độ năm 8.500 - 9.3000C; vùng núi cao trên 500 - 1.000m có nhiệt độ trung bình năm 21,0 - 23,50C, tổng nhiệt độ năm từ 7.600 - 8.5000C. Như vậy, các vùng núi cao trên 1.000m, nhiệt độ trung bình năm có thể xuống dưới 210C, tổng nhiệt độ năm có thể dưới 7.6000C.

Trong cả năm, những ngày có gió mùa Tây Nam mạnh, nhiệt độ cao nhất ban ngày có thể lên trên 400C. Trong những ngày ảnh hưởng của gió mùa Đông Bắc mạnh và duy trì nhiều ngày, vùng núi cao xuống dưới 100C, nhiệt độ thấp nhất vùng đồng bằng có thể xuống dưới 120C, hải đảo 15 - 160C.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu một số đặc điểm sinh học của cá bống cát glossogobius giuris (hamilton, 1822) ở sông trà khúc, tỉnh quảng ngãi (Trang 25 - 28)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(71 trang)