Chế độ thủy văn

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu một số đặc điểm sinh học của cá bống cát glossogobius giuris (hamilton, 1822) ở sông trà khúc, tỉnh quảng ngãi (Trang 28 - 30)

L ỜI CẢM ƠN

3.1.4. Chế độ thủy văn

3.1.4.1. Đặc điểm thuỷ văn

Lượng nước sông Trà Khúc do 3 nguồn nước cung cấp: Nguồn nước chủ yếu và có xu thế ngày càng tăng là do Biển Đông cung cấp thông qua thủy triều. Nguồn nước thứ hai là do các con suối thượng nguồn đổ về. Nguồn cung cấp nước thứ ba là do chế

thường xuyên làm tăng nguồn dinh dưỡng cho sông. Hệ thống dòng chảy có vai trò điều hòa các khối nước, chu chuyển đều các chất dinh dưỡng trong toàn lưu vực sông. Điều đó tạo điều kiện thuận lợi cho thủy sinh vật phát triển và phân bố khá đồng đều trong thủy vực.

Mùa lũ trên sông Trà Khúc xuất hiện từ tháng 10 - 12 chiếm 66,5% lượng dòng chảy năm với M = 1871 l/s.km2. Tháng 11 là tháng có dòng chảy sông ngòi lớn nhất chiếm 27,8% lượng dòng chảy năm với max = 235 l/s.km2. Đây là tháng có tần suất xuất hiện bão và áp thấp nhiệt đới cao nhất ở vĩ độ này. Lũ trên lưu vực sông Trà Khúc thường rất ác liệt, mang đậm tính chất lũ núi với các đặc tính: Cường suất lũ lớn, đỉnh lũ cao và thời gian lũ (cả lũ lên và lũ xuống) ngắn. Mạng lưới quan trắc thu thập số liệu khí tượng thuỷ văn trên lưu vực sông Trà Khúc đã được tiến hành từ rất sớm

3.1.4.2. Nhiệt độ nước

Nhiệt độ nước phụ thuộc vào điều kiện khí hậu, vị trí của từng khu vực trong hệ thống sông. Ở những vùng hạ lưu gần biển, nhiệt độ trung bình cao hơn (270C) các vùng vào sâu trong núi (230C). Nhiệt độ nước đặc biệt có những biến động lớn theo thời gian và giảm dần từ tháng 9 năm này (280C) đến tháng 3 năm sau (230C). Ngược lại từ tháng 4 đến tháng 7, nhiệt độ nước tăng dần. Nhiệt độ nước là một trong những yếu tố thủy văn quan trọng có tác động đến thủy sinh vật, quyết định đến tốc độ vận động của vật chất, tạo điều kiện cho các vật chất hữu cơ hình thành và phân hủy nhanh...,nhờ đó, sự tái sản xuất của sinh vật xãy ra nhanh chóng.

3.1.4.3. Hải lưu

Vào mùa Hè, dòng hải lưu nóng từ phía Nam men theo bờ phía Tây vịnh Bắc Bộ và vòng lại phía Tây đảo Hải Nam. Mùa Đông, dòng hải lưu lạnh chảy theo hướng ngược lại. Do sự hội tụ, phân kỳ của các dòng hải lưu khi chảy vào vịnh và vòng qua các đảo thuộc vịnh, cùng với các dòng nước từ sông đổ ra biển đã hình thành các dòng nước hội tụ. Sự phân kỳ và vùng nước trồi tạo nên sự xáo trộn, phát triển nguồn thức ăn cho cá, tôm .

Chế độ dòng chảy thay đổi theo mùa, mùa Đông do ảnh hưởng của gió Đông Bắc dòng chảy tầng mặt có hướng Đông Tây, tốc độ 0,75 - 1,5 m/s, mùa Hè do ảnh hưởng gió Tây Nam nên dòng chảy tầng mặt có hướng Tây Đông, tốc độ 0,5 - 1m/s.

3.1.4.4. Độ mặn

Biến động theo mùa, mùa Hè vùng ven bờ có độ mặn 30 - 320/00, vùng lộng 32 - 340/00,ở các cửa sông có độ mặn 20 - 250/00 [39].

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu một số đặc điểm sinh học của cá bống cát glossogobius giuris (hamilton, 1822) ở sông trà khúc, tỉnh quảng ngãi (Trang 28 - 30)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(71 trang)