Tốc độ tăng trưởng chiều dài của cá Bống cát

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu một số đặc điểm sinh học của cá bống cát glossogobius giuris (hamilton, 1822) ở sông trà khúc, tỉnh quảng ngãi (Trang 35 - 37)

L ỜI CẢM ƠN

4.1.3. Tốc độ tăng trưởng chiều dài của cá Bống cát

Tốc độ tăng trưởng chiều dài trung bình hằng năm của cá Bống cát thể hiện ở bảng 4.4.

Căn cứ vào các số đo chiều dài cá thu được và kích thước vẩy tương ứng để tính ngược tốc độ sinh trưởng của cá Bống cát theo Rosa Lee (1920).

Giải phương trình thực nghiệm của Rosa Lee có được hệ số a của cá Bống cát là 11mm. Đó là kích thước của cá khi bắt đầu hình thành vẩy.

Phương trình tính ngược sinh trưởng cá Bống cát theo Rosa Lee (1920) có dạng:

Lt =(L-11) Vt

+11 V

Dựa vào phương trình tính ngược sinh trưởng về chiều dài trên, ta có thể xác định được mức tăng trưởng chiều dài của cá Bống cát hằng năm.

18,47 15,07

25,23

Bng 4.4. Tốc độtăng trưởng hàng năm về chiu dài ca cá Bng cát

Tuổi Giới tính

Sinh trưởng chiều dài trung bình hằng năm

(mm)

Mức tăng chiều dài trung bình hằng năm (mm/ %) N L1 L2 L3 T1 T2 T3 mm % mm % 0+ 49 1+ Đực 115 115 73 Cái 119 119 61 2+ Đực 107 149 107 42 28,2 44 Cái 116 163 116 47 28,8 38 3+ Đực 102 141 168 102 39 27,7 27 16,1 32 Cái 113 154 179 113 41 26,6 25 14,0 28 Trung bình 112 151,8 173,5 112 42,3 27,8 26 15,1 325

Qua bảng 4.4 cho thấy tốc độ sinh trưởng về chiều dài ở năm đầu rất nhanh, bình quân trong năm đầu cá đạt 112mm chiều dài, các năm sau giảm dần. Năm thứ hai cá tăng 42,3mm, chỉ tăng được 27,8% so với năm đầu và năm thứ ba tăng 26mm, đạt 15,1% so với năm một tuổi. Sự tăng trưởng chiều dài giảm nhanh ở năm thứ ba, chứng tỏ trong tự nhiên cá ba năm tuổi đã gần đạt kích thước tối đa của loài. Điều này phù hợp với quy luật tăng trưởng của các loài cá nói chung, cá tăng trưởng liên tục trong đời sống cá thể nhưng tốc độ tăng chiều dài chậm dần theo thời gian. Sự gia tăng nhanh về kích thước trong năm đầu đời giúp cá tránh được sự săn mồi của vật dữ.

Tốc độ sinh trưởng và mức tăng trưởng của cá cái thường lớn hơn cá đực trong cùng một nhóm tuổi. Điều này phù hợp với tương quan chiều dài và khối lượng của cá. Cùng một nhóm kích thước, cá cái thường có khối lượng lớn hơn cá đực.

Dựa vào những số liệu thu được, chúng tôi xác định được các thông số sinh trưởng về chiều dài và khối lượng (bảng 4.5), từ các thông số này phương trình sinh trưởng của cá theo Von Bertalanfly có dạng:

- Về chiều dài: Lt = 319,5 [1 – e -0,293(t+0,5630)]

Bng 4.5. Các thông ssinh trưởng v chiu dài và khối lượng ca cá Bng cát

Các thông số sinh trưởng

Về chiều dài Về khối lượng

L∞ (mm), W∞ (g) 319,5 271,7

K 0,293 0,0769

T0 -0,5630 -0,1604

Các thông số sinh trưởng ở bảng 4.5 cho thấy, cá Bống cát có thể đạt chiều dài cơ thể lớn nhất là 319,5mm, với khối lượng cơ thể tối đa là 271,7g. Từ phương trình Von Bertalanfly cho thấy hệ số phân hóa lượng Protein trong cơ thể về chiều dài (k = 0,293) lớn hơn về khối lượng (k = 0,0769). Như vậy cá Bống cát có tốc độ tăng trưởng về chiều dài nhanh hơn khối lượng.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu một số đặc điểm sinh học của cá bống cát glossogobius giuris (hamilton, 1822) ở sông trà khúc, tỉnh quảng ngãi (Trang 35 - 37)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(71 trang)