Tương quan giữa chiều dài và khối lượng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu một số đặc điểm sinh học của cá bống cát glossogobius giuris (hamilton, 1822) ở sông trà khúc, tỉnh quảng ngãi (Trang 32 - 34)

L ỜI CẢM ƠN

4.1.1. Tương quan giữa chiều dài và khối lượng

Cá Bống cátcó kích thước nhỏ, phân bố và tập trung nhiều ở những khu vực nền đáy sông có cát, sỏi, vùng cửa sông, đầm phá. Kích thước cá ở sông Trà Khúc dao động từ 52- 287mm, ứng với khối lượng từ 11-168g. Kích thước và khối lượng cá nằm trong 4 nhóm tuổi được thể hiện ở bảng 4.1.

Bng 4.1. Chiu dài và khối lượng ca cát Bng cát theo tng nhóm tui

Tuổi Giới tính

Chiều dài (mm) Khối lượng (g) N L dao động L(TB) W dao động W(TB) N % 0+ Juv. 52-125 70 11-48 23,9 49 15,07 1+ Đực 90-145 113 32-92 37,9 73 22,46 Cái 115-175 125 36-108 51,4 61 18,77 2+ Đực 145-192 168 67-123 95,4 44 13,54 Cái 150-205 176 78-138 101,8 38 11,69 3+ Đực 158-221 183 102-146 122,5 32 9,85 Cái 163-287 186 111-168 129,2 28 8,62 Tổng 52-287 150,38 11-168 78,03 325 100

Từ bảng kết quả cho thấy:

-Ở nhóm tuổi 0+ có chiều dài dao động từ 52 – 125 mm và khối lượng tương ứng là 11 – 48g, chiếm tỷ lệ 15,07%.

-Ở nhóm tuổi 1+ có chiều dài dao động từ 90 – 175 mm và khối lượng tương ứng là 32 – 108g, có sốlượng chiếm ưu thế nhất (41,23%).

-Ở nhóm tuổi 2+ có chiều dài dao động từ 145 – 205 mm tương ứng với khối lượng là 67 - 138g, chiếm tỷ lệ 25,23%.

-Ở nhóm tuổi 3+ có chiều dài dao động từ 158 – 287mm tương ứng với khối lượng 102 - 168g, nhóm này có sốlượng thấp nhất (18,47%).

tương ứng với tuổi cao (2+, 3+) thì cá tăng trưởng về chiều dài chậm lại nhưng khối lượng tăng nhanh. Điều này phù hợp với đặc tính sinh trưởng cả cá nhiệt đới.

Xét mối tương quan giữa chiều dài và khối lượng theo giới tính còn cho thấy có sự khác nhau giữa cá thểđực và cá thể cái. Trong từng nhóm tuổi, chiều dài trung bình của cá cái thường lớn hơn cá đực, kéo theo khối lượng tương ứng cũng khác nhau. Khối lượng cá cái thường lớn hơn khối lượng cá đực. Điều đó chứng tỏ cá cái càng lớn thì quá trình tích lũy chất dinh dưỡng diễn ra càng mạnh hơn ở cá đực. Chất dinh dưỡng ở cá cái tích lũy liên quan đến việc chuẩn bị sinh sản, tái sản xuất chủng quần. Sựtương quan về chiều dài và khối lượng của cá đực và cá cái cũng khác nhau trong từng nhóm tuổi.

Sự gia tăng giữa chiều dài và khối lượng của cá diễn ra không đồng đều. Sự tương quan này biến thiên theo hàm số mũ. Điều đó thể hiện rõ trong phương trình tương quan giữa chiều dài và khối lượng cá theo Beverton – Holt (1956). Từ những số liệu thu thập được chúng tôi đã lập được phương trình và đồ thịtương quan giữa chiều dài và khối lượng của cá Bống cát (hình 4.1).

Phương trình tương quan giữa chiều dài và khối lượng của cá theo Beverton – Holt (1956):

W = 1190,8.10-8 x L2,9820

Hình 4.1. Đồ thị tương quan giữa chiều dài và khối lượng cá Bống cát

Từ đồ thị hình 4.1 cho thấy những năm đầu của đời sống cá, chiều dài phát triển nhanh hơn so với khối lượng cơ thể, sau khi đạt chiều dài khoảng 14cm, cá chủ yếu

W = 1190,8.10-8 x L2,9820 và R2 = 0,9495

Theo Phạm Thị Mỹ Xuân (2012), cá Bống cátở Cần Thơtương quan giữa chiều dài và khối lượng thể hiện qua phương trình:

W = 0,0082 x L2,9835

Bng 4.2. So sánh tương quan giữa chiu dài và khối lượng ca cá Bng cát Cn

Thơ và sông Trà Khúc, tnh Qung Ngãi.

Địa điểm nghiên cứu Cần Thơ (R2 =0,9768) Quảng Ngãi (R2=0,9495) Phương trình tương quan W = 0,0082 x L2,9835 W = 1190,8.10-8 x L2,9820

Qua bảng 4.2 cho thấy, cá Bống cát ở Cần Thơ có tương quan về chiều dài và khối lượng ít sai khác so với ở sông Trà Khúc, tỉnh Quảng Ngãi.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu một số đặc điểm sinh học của cá bống cát glossogobius giuris (hamilton, 1822) ở sông trà khúc, tỉnh quảng ngãi (Trang 32 - 34)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(71 trang)