Một số giải pháp phát triển nguồn lợi cá Bống cát ở Sông Trà Khúc

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu một số đặc điểm sinh học của cá bống cát glossogobius giuris (hamilton, 1822) ở sông trà khúc, tỉnh quảng ngãi (Trang 61 - 64)

L ỜI CẢM ƠN

4.4.3. Một số giải pháp phát triển nguồn lợi cá Bống cát ở Sông Trà Khúc

4.4.3.1. Vấn đề quản lý khai thác và nuôi thủy sản của tỉnh Qung Ngãi

Hiện nay ngư dân vùng ven sông Trà Khúc đang từng ngày từng giờ khai thác một lượng lớn thủy sản trong đó có cá Bống cát. Đồng thời, việc quy hoạch các dự án, cơ sở hạ tầng đã lấn phần lớn diện tích sống tự nhiên của nhiều loài thủy sản. Môi trường sống của những thủy sinh vật này bị ô nhiễm bởi nước thải của các nhà máy chế biến.

Lưới là phương thức đánh bắt chính của người dân ở vùng. Tuy nhiên, nhiều người còn dùng mắt lưới nhỏ a từ 10 – 20mm, nhiều lớp lướiđể đánh bắt khiến nguồn lợi thủy sản vốn đã suy giảm ngày một cạn kiệt hơn.

Vấn đề nhận thức chung của cộng đồng trong khai thác thủy sản còn thấp. Nhiều người vẫn cho rằng nguồn lợi thủy sản là vô tận. Bên cạnh đó những khó khăn về kinh tế cũng thôi thúc ngư dân tăng cường lực khai thác, giảm mắt lưới, tăng số ngư cụ,… nhằm khai thác triệt để nguồn lợi, trong đó có nguồn lợi cá Bống cát phục vụ mưu sinh.

Nhìn chung, bước đầu các chính sách về quản lý khai thác, nuôi trồng thủy sản đã đi vào cuộc sống và nhận được sự ủng hộ của đông đảo nhân dân. Tuy nhiên, vẫn còn một số vướng mắc: thiếu kinh phí cho việc đào tạo nâng cao năng lực quản lý cho cán bộ cấp cơ sở;huy độngchưa hiệu quả nguồn vốn hỗ trợ chuyển đổi cơ cấu ngành nghề và tạo việc làm ổn định cho ngư dân.

4.4.3.2. Một số giải pháp phát triển bền vững nguồn lợi cá Bống cát

Khai thác hợp lý nguồn lợi cá Bống cát

Khai thác hợp lý là một vấn đề mang tính cấp thiết để bảo vệ nguồn lợi thủy sản nói chung và nguồn lợi cá Bống cát nói riêng. Khai thác phải gắn liền với phát triển bền vững các nguồn lợi trong đó có nguồn lợi từ thủy sản. Quần thể cá Bống cát phân bố rộng khắp thượng lưu, hạ lưu các con sông, vùng ven biển. Do vậy, việc khai thác cá Bống cát phải đi đôi với bảo vệ nguồn lợi là việc cần được thực hiện.

Khai thác hợp lý là chỉ lấy đi một phần nguồn lợi tương đương với sự gia tăng hằng năm của nguồn lợi đó. Khai thác hợp lý không gây ra tình trạng các sinh vật mất khả năng khôi phục lại số lượng của quần thể, đồng thời đảm bảo hiệu quả kinh tế cao cho sản xuất (Vũ Trung Tạng, 2006).

Để làm được điều này cần phải dựa trên những nghiên cứu về sinh học, sinh thái, các đặc điểm của nguồn lợi, đặc điểm của vùng nước để đưa ra các quy định khai

+ Thời gian khai thác: tránh khai thác vào mùa sinh sản nhằm đảm bảo sự tái sinh quần thể cá Bống cát.

+ Kích thước mắt lưới và loại ngư cụ: phải dùng ngư cụ có mắt lưới lớn, 18mm trở lên, tuyệt đối không được sử dụng các phương tiện khai thác mang tính hủy diệt.

Nuôi thả cá Bống cát

Đi đôi với việc khai thác hợp lý, cần phải áp dụng những thành quả khoa học kỹ thuật để nuôi trồng thủy sản. Đây là vấn đề chiến lược nhằm phát triển lâu bền nguồn lợi. Nghề nuôi trồng thủy sản không chỉ nâng cao năng suất sinh học cho thủy vực, tăng sản lượng thủy sản trong chiến lược kinh tế, mà còn giảm được sức ép khai thác tự nhiên, bảo vệ được nguồn lợi thủy sản nói chung, nguồn lợi cá Bống cát nói riêng.

Cá Bống cát là loài phân bố rộng, ăn sinh vật thủy sinh có sẵn. Do vậy phải quy hoạch để thả nuôi loài này. Để làm được điều này cần phải dựa trên những nghiên cứu về đặc điểm sinh học, sinh thái của loài, thử nghiệm thả nuôi rồi nhân rộng nuôi đại trà.

+ Cần nghiên cứu về kỹ thuật sinh sản nhân tạo cá Bống cát để chủ động nguồn giống.

+ Nuôi thí điểm cá Bống cát theo các mô hình khác nhau: về vùng nuôi nơi có độ mặn nhỏhơn 50/00; về các loại thức ăn; nuôi xen ghép,... theo các mật độ khác nhau; nuôi các loại hình khác nhau như chắn lưới, lồng bè, ao đất,... Từ đó, kết luận mô hình nuôi cá Bống cát thích hợp.

Giáo dục, đào tạo, khuyến khích kinh tế

Mang tính lâu dài là vấn đề nâng cao ý thức bảo vệ môi trường, khai thác phải kết hợp với bảo tồn để phát triển bền vững các nguồn lợi thủy sản, trong đó có nguồn lợi cá Bống cát. Mở các lớp tập huấn và tăng cường kinh phí cho đội ngũ cán bộ cấp thôn, xã và một số hộ dân có kiến thức về các nguyên tắc BVNL để họ làm hạt nhân cho việc quản lý, thực hiện và tuyên truyền rộng rãi trong cộng đồng.

Giáo dục ý thức bảo vệ nguồn lợi thủy sản cho ngư dân. Con người khai thác, sử dụng nguồn tài nguyên này làm sao cho chúng có điều kiện phục hồi; khai thác phải đi đôi với bảo vệ.

Khuyến khích người dân không sử dụng các nghề khai thác mang tính hủy diệt. Bên cạnh đó, cần tăng cường sử dụng các ngư cụ đúng qui cách, qui định.

Tỉnh Quảng Ngãi nói chung, huyện Sơn Tịnh nói riêng nên có chế độ khuyến khích kinh tế đối với các hộ nuôi trồng thủy sản trong khu vực và hỗ trợ họ khi gặp rủi ro do thiên tai.

KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ

A. KẾT LUẬN

1. Ở sông Trà Khúc - tỉnh Quảng Ngãi cá Bống cát - Glossogobius giuris

(Hamilton, 1822) có kích thước trung bình, phân bố rộng với số lượng đông. Về chiều dài, cá Bống cát khai thác có thể đạt kích thước lớn nhất 287mm tương ứng với khối lượng 168g. Ở nhóm tuổi thấp cá Bống cát chủ yếu tăng trưởng về chiều dài. Khi đạt tới kích thước nhất định thì sự tăng về chiều dài chậm lại, sự tăng về khốilượng nhanh hơn. Cá Bống cát được khai thác ở 4 nhóm tuổi, từ 0+ đến 3+; trong đó nhóm tuổi 1+ chiếm tỷ lệ cao nhất (41,23%), với chiều dài từ 90 - 175mm, khốilượng tương ứng là 32 – 108g. Phương trình tương quan giữa chiều dài và khốilượng cá Bống cát có dạng W = 1190,8.10-8 x L2,9820

2. Tốc độ sinh trưởng về chiều dài khá nhanh. Bình quân trong năm đầu đạt 112mm chiều dài, các năm sau giảm dần. Sự tăng trưởng chiều dài giảm nhanh ở năm thứ ba, chứng tỏ trong tự nhiên cá ba năm tuổi đã gầnđạt được kích thước tối đa của loài.

Phương trình sinh trưởng về chiều dài và khốilượng theo Bertalanffy: - Về chiều dài: Lt = 319,5 [1 – e -0,293(t+0,5630)]

- Về khối lượng: Wt = 271,7 [1 – e -0,0769(t+0,1604)]2,9820

3. Cá Bống cát ăn tạp, thức ăn chủ yếu gồm 31 loại, đại diện cho 4 ngành thủy sinh vật khác nhau, chủ yếu là tảo, các ngành động vật không xương sống; trong đó chủ yếu là Tảo Silic chiếm 64,52%. Mùn bã hữu cơ luôn gặp trong ống tiêu hóa của cá. Phổ thức ăn của cá được mở rộng theo nhóm kích thước. Cá có kích thước lớn, thành phần thức ăn đa dạng hơn cá có kích thước nhỏ, thể hiện tính thích nghi chung trong dinh dưỡng của cá xương nhiệt đới.

Cường độ bắt mồi của cá Bống cátthay đổi theo nhóm tuổi khác nhau. Ở nhóm tuổi thấp (0+) và nhóm tuổi cao (3+) có cường độ bắt mồi thấp hơn nhóm tuổi trung bình 1+ và 2+.

Hệ số béo theo Fulton và Clark khác nhau từng nhóm tuổi, dao động tương ứng từ 20673. 10-7 đến 33848.10-7 và 18352.10-7 đến 28204.10-7. Hệ số béo khác nhau về giới tính. Ở nhóm tuổi 1+ và 3+, cá Bống cái có hệ số béo lớn hơn cá đực, còn ở nhóm tuổi 2+, cá đực có hệ số béo lớn hơn cá cái.

4. Tỷ lệ cá đực và cái của cá Bống có sự khác nhau giữa các nhóm tuổi, nhìn chung cá đực chiếm tỷ lệ cao hơn cá cái.

Sức sinh sản tuyệt đối của cá Bống cátdao động khá lớn từ 14.874 – 33.235 tế bào trứng. Sức sinh sản tương đối của quần thể cáđạt tới 231,9 tế bào trứng/g khối lượng cơ thể. Cá có kích thước lớn, tuổi cao có sức sinh sản caohơn cá có kích thước nhỏ.

5. Cá Bống cát phân bố khác nhau tùy từng vùng nước, tùy theo mùa. Ở vùng cửa sông, vào mùa mưa, cá kích thước lớn, giai đoạn thành thục sinh dục cao gặp nhiều hơn vào mùa khô. Ngược lại, vào mùa khô, cá Bống cát phân bố rộng ở hầu khắp hạ lưu sông. Nhìn chung, cá Bống cát phân bố tập trung chủ yếu ở vùng hạ lưu sông

6. Ở sông Trà Khúc – các nghề khai thác cá chủ yếu là lưới, đáy, lừ và nò sáo với 339 đơn vị ngư cụ các loại. Sản lượng cá Bống cát trung bình trong một tháng đạt khoảng 269kg. Lừ xếp, lưới rê là những ngư cụ chủ yếu đánh bắt cá Bống. Các ngư cụ khai thác chưa có sự quản lý chặt chẽ về qui cách cho từng đối tượng. Kích thước mắt lưới ngày càng giảm dần gây suy giảm nguồn lợi.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu một số đặc điểm sinh học của cá bống cát glossogobius giuris (hamilton, 1822) ở sông trà khúc, tỉnh quảng ngãi (Trang 61 - 64)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(71 trang)