ĐIỀU KIỆN KINH TẾ XÃ HỘI Ở VEN SÔNG TRÀ KHÚC

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu một số đặc điểm sinh học của cá bống cát glossogobius giuris (hamilton, 1822) ở sông trà khúc, tỉnh quảng ngãi (Trang 30 - 32)

L ỜI CẢM ƠN

3.3. ĐIỀU KIỆN KINH TẾ XÃ HỘI Ở VEN SÔNG TRÀ KHÚC

Quảng Ngãi - thuộc vùng duyên hải miền Trung, có diện tích tự nhiên 5.153 km2, dân số gần 1,3 triệu người. Tỉnh có vị trí chiến lược trong vùng kinh tế trọng điểm miền Trung và Hành lang kinh tế Đông - Tây, cùng hệ thống giao thông thuận lợi xuyên suốt từ Bắc chí Nam, có thể nối với khu vực Nam Lào, Myanmar, Bắc Thái Lan. Ngoài ra, Quảng Ngãi còn có nhiều tiềm năng để phát triển du lịch lẫn kinh tế thủy sản, khi sở hữu bờ biển dài 130 km, vùng biển trải rộng hơn 11.000 km2, với các bãi biển đẹp như, Bình Châu, Mỹ Khê, Sa Huỳnh nổi tiếng có vẻ đẹp néthoang sơ...

Trên thực tế, nhiều người từng ví Quảng Ngãi đẹp và giàu tiềm năng nhưng đang như một nàng công chúa ngủ quên chờ hoàng tử đến đánh thức. Thời gian gần đây, hàng loạt “ông lớn” trong và ngoài nước đã và đang lên những kế hoạch đầu tư vào địa phương, trong đó có thị trường bất động sản (BĐS) tại TP. Quảng Ngãi, trung tâm tỉnh lỵ của Quảng Ngãi. Đến nay, bộ mặt đô thị hai bên sông Trà Khúc đã có nhiều thay đổi.

Để nâng tầm đô thị trung tâm của quê hương núi Ấn, sông Trà, UBND tỉnh Quảng Ngãi đã phê duyệt quy hoạch chi tiết tỷ lệ 1/500 dọc hai bờ sông Trà Khúc. Phạm vi quy hoạch từ cầu Trà Khúc 2 đến cầu Cửa Đại với diện tích 252 ha, chiều rộng mỗi bên bờ sông khoảng 200m, dân số khoảng 1 nghìn người. Trong đó, nguyên tắc quy hoạch không gian, ưu tiên khu vực ven sông, dọc các tuyến đường ven sông, bố trí dải cây xanh, các công trình công cộng, thương mại dịch vụ cao tầng, các không gian sinh hoạt cộng đồng phục vụ người dân đô thị...,UBND TP. Quảng Ngãi cũng đã tập trung huy động nguồn lực đầu tư phát triển hệ thống kết cấu hạ tầng, đặc biệt là hạ tầng giao thông, hạ tầng khu công nghiệp, hạ tầng du lịch; các công trình hạ tầng kết nối vùng…, thành phố cũng đang nỗ lực tạo ra một môi trường đầu tư thân thiện nhằm thu hút, hấp dẫn các nhà đầu tư trong và ngoài nước, với hàng loạt các chính sách tạo động lực phát triển kinh tế - xã hội; Khai thác tối đa mọi nguồn lực đầu tư, rà soát quy hoạch chung của toàn thành phố, cải cách hành chính và tạo các điều kiện hỗ trợ tốt nhất về hình thức đầu tư cũng nhưmôi trường tín dụng cho các nhà đầu tư.

Nhìn rộng ra, đến nay đã có hàng loạt các dự án trọng điểm đã và đang được đầu tư tại Quảng Ngãi trong thời gian qua. Trong đó, có thể kể đến dự án tuyến đường cao tốc Đà Nẵng - Quảng Ngãi, góp phần tạo kết nối hạ tầng vùng hoàn chỉnh, dự án cầu Cửa Đại nhằm liên kết các tỉnh ven biển miền trung đóng vai trò quan trọng trong phát triển du lịch biển của Quảng Ngãi. Bên cạnh, các dự án phát triển công nghiệp như, khu liên hợp sản xuất gang thép Hòa Phát, khu công nghiệp đô thị Dung Quất; Các dự án khu đô thị kiểu mẫu nhằm phát triển cơ sở hạ tầng và diện mạo ở địa phương như: khu đô thị - dịch vụ Vsip, khu đô thị An Phú Sinh, khu đô thị mới Thiên Tân, công viên Thiên Bút cùng hàng loạt các dự án tập trung quy hoạch tại khu vực hai bờ sông Trà Khúc.

Chương 4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ BÀN LUẬN

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu một số đặc điểm sinh học của cá bống cát glossogobius giuris (hamilton, 1822) ở sông trà khúc, tỉnh quảng ngãi (Trang 30 - 32)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(71 trang)