Đa dạng về dạng sống của thực vật làm thuốc

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu tri thức bản địa sử dụng cây thuốc của đồng bào dân tộc thiểu số tại xã phú xuyên, huyện đại từ, tỉnh thái nguyên (Trang 42 - 44)

Sự đa dạng về dạng sống của loài thực vật làm thuốc tại khu vực nghiên cứu được thể hiện trong Bảng 4.6 như sau:

Bảng 4.6. Đa dạng về dạng sống của nguồn cây thuốc ở khu vực nghiên cứu

STT Dạng sống Số lượng Tỉ lệ % 1 Thân thảo 41 39,81 2 Bụi 37 35,92 3 Dây leo 13 12,62 4 Gỗ nhỏ 11 10,69 5 Gỗ lớn 1 1

34

Dữ liệu trên cho thấy, nguồn tài nguyên cây thuốc được sử dụng theo kinh nghiệm của 2 cộng đồng dân tộc Nùng, Dao tại KNNC tập trung vào 5 dạng sống, trong đó tập trung nhiều nhất vào 3 dạng sống cây thân thảo, cây bụi và dây leo.

Thân thảo là dạng sống có số lượng loài nhiều nhất với 41/103 so với tổng số loài (chiếm 39,806% so với tổng số loài). Các cây thuộc nhóm này tập trung chủ yếu vào họ Cúc (Asteraceae) được dùng để chữa các bệnh như hạ sốt, viêm khớp, thấp khớp, giải độc gan..., họ Hòa thảo (Poaceae) được dùng để chữa các bệnh như viêm thận, đái rắt, hậu sản... và họ Rau dền (Amaranthaceae) dùng để chữa trị các bệnh đau thận, xơ gan, cam sài trẻ con, đau bụng, viêm nhiễm phụ khoa, gai cột sống... Ngoài ra có họ Đại kích (Euphorbiacea) được dùng để chữa các bệnh tắc sữa, viêm đại tràng, sinh lý nam...

Đứng thứ hai dạng cây bụi với 37/103 loài (chiếm 35,92%), dạng cây này tập trung chủ yếu các loài thuộc họ Bông bụp (Malvaceae), họ Cà phê (Rubiaceae), họ Ngũ da bì (Araliaceae), họ Đậu (Fabaceae)... Một số loài cây thuốc thuộc nhóm này như sau: Đinh lăng lá to - Polyscias grandifolia

Volkens được công đồng dân tộc Dao dùng để trị chữa mất ngủ; Dâm bụt hoa trắng - Hibiscus syriacu L. sử dụng ở dân tộc Nùng làm thuốc chữa bệnh tiểu dắt và cây Giao - Euphorbia tirucalli L. được cả 2 dân tộc Nùng, Dao dùng chữa để diều trị bệnh xoang và lợi sữa ở trong cộng đồng…

Đứng thứ ba là dạng sống cây Dây leo với số lượng 13/103 loài (chiếm 12,62%) dạng sống này tập trung chủ yếu các loài cây thuộc nhóm cây dây leo như họ tiết Dê (Menispermaceae), họ Thiên Lý (Asclepiadaceae) và họ Bầu bí (Cucurbitaceae). Có thể kể đến một số loài đại diện như: cây Giảo cổ lam - Gynostemma pentaphyllum (Thunb.) Makino sử dụng để chữa bệnh huyết áp cao, mỡ máu; cây Hoàng đằng - Fibraurea recisa Pierre dùng chữa bệnh viêm đường tiết niệu, đau khớp...

35

Như vậy dựa vào nghiên cứu khoa học điều tra cây thuốc và kinh nghiệm sử dụng cây thuốc của Nguyễn Minh Hiếu và cs. (2018) [30] khi nghiên cứu cây thuốc và đánh giá hoạt tính kháng khuẩn của một số loài cây thuốc tại xã Liên Minh, huyện Võ Nhai, tỉnh Thái Nguyên cho thấy các dạng sống của các cây thuốc ở xã Phú Xuyên đa dạng tương tự nhau với các dạng sống ở xã Liên Minh, huyện Võ Nhai, tỉnh Thái Nguyên.

Nhìn chung, vấn đề sử dụng các dạng cây cỏ làm thuốc chữa bệnh của 2 dân tộc Nùng, và Dao tại khu vực nghiên cứu khá đa dạng và phong phú.

Như vậy, các dạng sống chủ yếu của thực vật được sử dụng làm thuốc tại khu vực nghiên cứu là thân thảo, dây leo và cây bụi. Vì các dạng sống này mọc rất phổ biến quanh nhà, quanh làng bản, rất dễ mọc và dễ trồng nên các dạng sống này cũng rất dễ thu hái để sử dụng.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu tri thức bản địa sử dụng cây thuốc của đồng bào dân tộc thiểu số tại xã phú xuyên, huyện đại từ, tỉnh thái nguyên (Trang 42 - 44)