Đa dạng về môi trường sống của thực vật làm thuốc

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu tri thức bản địa sử dụng cây thuốc của đồng bào dân tộc thiểu số tại xã phú xuyên, huyện đại từ, tỉnh thái nguyên (Trang 44 - 46)

Để phục vụ cho công tác bảo tồn các loài cây thuốc ở khu vực nghiên cứu, tôi đã tiến hành đánh giá sự đa dạng về môi trường sống của các loài cây thuốc. Việc phân chia các loại môi trường sống được căn cứ vào địa hình, đất đai, khí hậu, nơi mà cây thuốc đó phát triển. Có các dạng môi trường sau:

- Làng xóm, làng bản, vườn (Vu) - Rừng (trồng, tái sinh, tự nhiên) (R) - Ven suối (Vs)

Bảng 4.7. Sự phân bố nguồn cây thuốc theo môi trường sống ở khu vực nghiên cứu

Stt Môi trường sống Số loài Tỷ lệ %

1 Rừng (trồng, tái sinh, tự nhiên) (R) 84 81,55

2 Làng xóm, làng bản, vườn (Vu) 36 34,95

36

Ghi chú: Tỉ lệ % trong Bảng hơn 100% do một số loài có thể sống ở nhiều môi trường khác nhau

Kết quả Bảng 4.7 cho thấy, có 3 môi trường sống chính của cây thuốc ở KVNC là: sống ở vườn (Vu), sống ở rừng (R) và sống ở ven sông ven suối (Vs).

Nơi sống chiếm tỷ lệ cao nhất so với tổng số loài điều tra được là môi trường rừng, người dân ở đây từ bao đời nay đã có cuộc sống gắn bó với núi rừng, hiểu biết của họ về các loài cây trong rừng là vô cùng phong phú.

Tỷ lệ số loài sống ở từng môi trường so với tổng số loài điều tra được: Sống ở rừng chiếm tỷ lệ cao nhất 81,55% với 84/103 loài, hơn nửa số loài điều tra được có thể kể đến các loài như: Gắm (Gnetum montanum Markgr) chữa viêm đại tràng; Ráy (Alocasia macrorhizos (L.) G. Don) chữa bệnh gút; Thài lài tía (Tradescantia zebrina Hort. ex Loud) có tác dụng chữa viêm nhiễm âm đạo;... Nhờ hiểu biết về nhiều loài cây có giá trị làm dược liệu cuộc sống cộng đồng dân tộc nơi đây cững được cải thiện.Tuy nhiên việc gắn bó và phụ thuộc chủ yếu vào rừng trong tương lai sẽ làm giảm đa dạng sinh thái rừng, nguồn tài nguyên cây thuốc cũng sễ bị cạn kiệt dẫn đến tri thức sử dụng cây thuốc của cộng đồng nơi đây sẽ bị mai một. Thấy được người dân tại địa bàn nghiên cứu cũng đã ý thức được giá trị, tầm quan trọng của cây thuốc khi đã đem cây thuốc về vườn nhà trồng thuận tiện cho việc thu hái và sử dụng. Với tỷ lệ cây thuốc sống ở vườn chiếm 34,95% với (36/103) loài bao gồm các loài đơn giản như: Nghệ (Curcuma longa L.) chữa dải vàng; Mã đề (Plantago major L.) chữa mát gan; Sâm cau (Peliosanthes teta Andr) chữa sinh lý nam; Lá lốt (Piper lolot C. DC) chữa đau nhức lưng;... Chỉ có 1/103 loài sống ven sông ven suối với tỷ lệ rất ít 0,97% đó là loài Sung đất (Ficus var. badiostrigosa Corn) dùng để tắm đẻ.

Như vậy nơi sống chiếm tỷ lệ cao nhất so với tổng số loài điều tra được là môi trường rừng. Tuy nhiên, số lượng cây thuốc được trồng ở vườn nhà còn

37

ít nguồn cây thuốc chủ yếu lấy trong rừng, nhưng theo người dân nơi đây cây thuốc trong rừng giờ rất khó tìm, phải vào sâu trong rừng mới tìm được cây thuốc như ý muốn, trong đó có những loài quý hiếm Paris chinensis Franch (Thất diệp) dùng để trị ho, hen suyễn, Fibraurea recisa Pierre (Hoàng đằng) dùng để chữa viêm đường tiết niệu, đau khớp. Số lượng loài cây thuốc sống ở rừng chiếm tỷ lệ cao hơn so với số lượng loài cây thuốc sống ở môi trường sống ở vườn, nhiều loài mọc hoang ở môi trường này đều đã được người dân đem về vườn nhà trồng. Tuy nhiên các cây thuốc điều tra được tại địa phương thì không có loài nào là đặc hữu của Việt Nam.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu tri thức bản địa sử dụng cây thuốc của đồng bào dân tộc thiểu số tại xã phú xuyên, huyện đại từ, tỉnh thái nguyên (Trang 44 - 46)