Những cây thuốc thuộc diện cần bảo tồn ở Việt Nam đã ghi nhận được tạ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu tri thức bản địa sử dụng cây thuốc của đồng bào dân tộc thiểu số tại xã phú xuyên, huyện đại từ, tỉnh thái nguyên (Trang 46 - 48)

được tại xã Phú Xuyên, huyện Đại Từ, tỉnh thái Nguyên

Kết quả điều tra đã xác định các loài cây thuốc thuộc diện cần bảo vệ ở khu vực xã Phú Xuyên được ghi tại Bảng 4.8.

Bảng 4.8. Danh lục cây thuốc thuộc diện cần bảo tồn ghi nhận

TT Tên phổ thông Thuộc họ

Cấp quy định SĐVN 2007 NĐ - CP DLĐCT VN 2006 1 Giảo cổ lam - Gynostemma pentaphyllum (Thunb.) Makino Bầu bí - Cucurbitaceae EN VU 2 Khôi - Ardisia silvestris Pitard Đơn nem - Myrsinaceae EN VU 3 Hoàng đằng -

Fibraurea recisa Pierre

Tiết dê - Menispermaceae IIA 4 Thất diệp - Paris chinensis Franch Trọng lâu - Trilliaceae IIA VU 5 Ngũ da bì - Acanthopanax trifoliatus (L.) Voss Ngũ da bì - Araliaceae EN VU

6 Sâm cau - Peliosanthes teta Andr

Hạnh môn đông -

38

Ghi chú: SĐVN: Sách đỏ Việt Nam; EN – Nguy cấp – Endangered; 06/NĐ – CP: Nghị định 06 của chính phủ; VU- Sắp nguy cấp – Vulnerable; DLĐCT: Danh

lục đỏ cây thuốc

Để xác định được loài cây thuộc diện bảo tồn sử dụng pp tra tên việt nam của loài, tên khoa học của loài trong từng danh mục của danh lục đỏ vn, nghị định 06 nghị định cp loài cây thuộc cấp bậc bảo tồn và sách đỏ vn 2007.

Ở khu vực nghiên cứu có 6 loài cây thuốc quý hiếm, bị đe dọa tuyệt chủng ở Việt Nam, thuộc 6 chi, 6 họ của một ngành thực vật bậc cao là ngành Ngọc lan (Magnoliophyta). Trong đó: 4 loài có tên trong Sách đỏ Việt Nam (2007) và trong Danh lục đỏ cây thuốc Việt Nam, 2 loài trong Nghị định 06 Dựa vào bảng trên đã thống kê được:

Cấp VU - Sắp nguy cấp trong sách đỏ Việt Nam năm 2007 có 1 loài là Sâm cau - Peliosanthes teta Andr. thuộc họ Mạnh môn đông, có tác dụng chữa bệnh sinh lý nam.

Cấp VU – Sắp nguy cấp trong danh lục đỏ cây thuốc Việt Nam 2006 có 4 loài là Giảo cổ lam - Gynostemma pentaphyllum (Thunb.) Makino thuộc họ Bầu bí – Cucurbitaceae có tác dụng chữa huyết áp cao; Khôi - Ardisia silvestris Pitard thuộc họ Đơn nem – Myrsinaceae tác dụng chữa trào ngược dạ dày; Thất diệp - Paris chinensis Franch thuộc họ Trọng lâu – Trilliaceae có tác dụng trị ho, hen suyễn; Ngũ da bì - Acanthopanax trifoliatus (L.) Voss thuộc họ Ngũ da bì – Araliaceae tác dụng chữa viêm khớp.

Cấp EN - nguy cấp trong sách đỏ Việt Nam năm 2007 có 3 loài đó là loài Giảo cổ lam - Gynostemma pentaphyllum (Thunb.) Makino thuộc họ Bầu bí – Cucurbitaceae có tác dụng chữa huyết áp cao; Khôi - Ardisia silvestris Pitard thuộc họ Đơn nem – Myrsinaceae tác dụng chữa trào ngược dạ dày; Ngũ da b - Acanthopanax trifoliatus (L.) Voss thuộc họ Ngũ da bì – Araliaceae tác dụng chữa viêm khớp.

39

+ Thất diệp - Paris chinensis Franch thuộc họ Trọng lâu – Trilliaceae có tác dụng trị ho, hen suyễn.

+ Hoàng đằng - Fibraurea recisa Pierre thuộc họ Tiết dê, có tác dụng chữa viêm đường tiết niệu, đau khớp.

Trong quá trình thực hiện đề tài ở xã Phú Xuyên, huyện Đại Từ, tỉnh Thái Nguyên tôi nhận thấy có 6 loài cây thuốc thuộc diện đang bị đe dọa tuyệt chủng ở Việt Nam. Chính vì vậy, cần phải nâng cao ý thức bảo vệ của mọi người để bảo tồn nguồn gen quý hiếm, phục vụ cho công tác chữa bệnh lâu dài của người dân nơi đây.

Theo kết quả nghiên cứu công trình của Nguyễn Minh Hiếu và cs. (2018) [30] tại xã Liên Minh, huyện Võ Nhai, tỉnh Thái Nguyên về điều tra cây thuốc và kinh nghiệm sử dụng cây thuốc của đồng bào dân tộc tại khu vực nghiên cứu, cho thấy loài cây thuốc cần được bảo vệ ở xã Phú Xuyên, huyện Đại từ, tỉnh Thái Nguyên còn nhiều hơn và đa dạng hơn loài cây thuốc có ở xã Liên Minh. Cụ thể là ở xã Liên Minh chỉ phát hiện được 2 loài cần bảo tồn, còn ở xã Phú Xuyên phát hiện được 6 loài cần bảo tồn.

4.3. Vốn tri thức bản địa trong việc sử dụng cây thuốc của cộng đồng dân tộc thiểu số ở xã Phú Xuyên, Huyện Đại Từ, Tỉnh Thái Nguyên

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu tri thức bản địa sử dụng cây thuốc của đồng bào dân tộc thiểu số tại xã phú xuyên, huyện đại từ, tỉnh thái nguyên (Trang 46 - 48)