Đánh giá hoạt tính kháng khuẩn của một số loài cây thuốc được sử dụng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu tri thức bản địa sử dụng cây thuốc của đồng bào dân tộc thiểu số tại xã phú xuyên, huyện đại từ, tỉnh thái nguyên (Trang 56)

Từ kết quả nghiên cứu kinh nghiệm sử dụng cây thuốc của cộng đồng một số dân tộc ở khu vực nghiên cứu trong việc phòng và điều trị một số bệnh nhiễm khuẩn, tôi tiến hành lựa chọn cây Mã tiền lông - Strychnos ignatii Berg và cây Vẩy ốc - Phyllanthus virgatus Forst. & Forst. F để tiến hành đánh giá hoạt tính kháng khuẩn (HTKK) của cây. Kết quả thể hiện ở bảng 4.14 và hình 4.4

48

Bảng 4.14. Hoạt tính kháng khuẩn của cao chiết từ cây Mã tiền lông và cây Vẩy ốc Đơn vị tính: mm Cao chiết Vi khuẩn Mã tiền lông (MTL) Vỏ ốc (VO) Đối chứng dương - K1 (Amikacin) Đối chứng dương - K2 (Kanamicin) Đối chứng âm (Dung môi) S. aureus 23,4±0,8 10,7±0,3 20,1±0,5 24,2±0,9 0 E. coli 25,1±0,5 23,1±0,6 19,2±0,3 21,7±0,4 0

Qua dữ liệu trên cho thấy, hai loài khảo sát (Mã tiền lông và Vẩy ốc) đều có hoạt tính ức chế đối với chế với cả 2 vi khuẩn gây bệnh Gram dương (S. Aureus) và Gram âm (E. coli) với vòng ức chế đạt được với loài Mã tiền lông là 23,4 mm với vi khuẩn Gram dương (S. aureus) và 25,1mm với vi khuẩn Gram âm (E. Coli). Trương tự với cây Vẩy ốc là 10,7mm với vi khuẩn Gram dương (S.aureus) và 23mm, vi khuẩn gây bệnh. Cả 2 loài Mã tiền lông và Vẩy ốc đều có hoạt tính cao ức 1 mm với vi khuẩn Gram âm (E. Coli).

So sánh giữa 2 loài cho thấy loài Mã tiền lông có hoạt tính kháng khuẩn mạnh hơn loài Vẩy ốc. Cả 2 loài này có hoạt tính kháng khuẩn khá mạnh, tuy nhiên hoạt tính ức chế vi khuẩn gây bệnh Gram dương của 2 loài vẫn yếu hơn so với kháng sinh Kanamicin cùng so sánh (đối với loài Mã tiền lông yếu hơn không đáng kể). So với đối chứng âm (dung môi) thì cả 2 loài cây mẫu đều có tính kháng khuẩn, ngược lại đối chứng âm (dung môi) không có tính kháng khuẩn đối với 2 vi khuẩn gây bệnh Gram dương (S. Aureus) và Gram âm (E. coli).

Từ kết quả phân tích hoạt tính kháng khuẩn tôi đề xuất, có thể sử dụng cây Mã tiền lông và Vẩy ốc để phòng ngừa và kiểm soát một số bệnh nhiễm khuẩn do S. aureus (Tụ cầu vàng) và E. coli gây ra. Kết quả này là một bằng chứng khoa học chứng minh kinh nghiệm sử dụng các cây thuốc này trong

49

việc phòng chống một số bệnh nhiễm khuẩn của cộng đồng các dân tộc thiểu số ở xã Phú Xuyên, huyện Đại Tư, tỉnh Thái Nguyên.

Hình 4.3: Hoạt tính ức chế E. coli và S. aureus của cây Mã tiền lông và cây Vẩy ốc

Chú thích: TVC: Staphylococus aureus; E. coli: Escherichia coli; ĐC: Đối chứng âm (Dung môi); K1: Đối chứng dương (Amikacin); K2: Đối chứng

50

PHẦN 5

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 5.1. Kết luận

Nghiên cứu về nguồn tài nguyên cây thuốc được sử dụng trong cộng đồng dân tộc tại xã Phú Xuyên, huyện Đại Từ, tỉnh Thái Nguyên, tôi đã thu được những kết quả sau:

- Xác định được 103 loài thực vật bậc cao có mạch, thuộc ngành Ngọc lan có 101 loài thuộc 89 chi và 57 họ, thuộc ngành Thông với 1 loài thuộc 1 chi và 1 họ, thuộc ngành Gắm có 1 loài thuộc 1 chi và 1 họ có công dụng làm thuốc. Số họ thực vật làm thuốc là 59 họ. Trong đó, họ nhiều loài nhất là họ Cúc (Asteraceae) với 9 loài, họ Đại kích (Euphorbiacea) 6 loài, họ Đậu (Fabaceae) và họ Cà Phê (Rubiaceae) với 5 loài.Trong 91 chi, có 1 chi có 3 loài được sử dụng làm thuốc đó là chi Hibiscus thuộc họ Bông bụp (cẩm quỳ).

- Dạng cây thuốc được người dân sử dụng nhiều nhất là dạng cây thảo với 41 loài, cây bụi có 37 loài, dây leo có 13 loài, cây nhỏ 11 và gỗ lớn có 1 loài.

- Nơi sống chủ yếu của cây thuốc là chủ yếu ở rừng với 84 loài, ở rừng 36 loài và ở ven suối là ít nhất 1 loài.

Số lượng cây thuốc thuộc diện cần bảo tồn có 6 loài chiếm 6,18% tổng số loài cây thuốc thu được, gồm các loài: Thất diệp (2.Bảy lá một hoa) - Paris chinensis Franch; Hoàng đằng (2.Nàng nhà) - Fibraurea recisa Pierre; Giảo cổ lam (1.Giảo cổ lam) - Gynostemma pentaphyllum (Thunb.); Dracaena cambodianaPierre ex Gagnep Huyết giác) (2.Huyết giác) ; Khôi (2.Đìa giàng phản, đèng phản, lì sàng phản, đùng phản) - Ardisia silvestris Pitard; Ngũ da bì (2.Đèng tây hây, chân chim) - Acanthopanax trifoliatus (L.) Voss.

51

- Sử dụng các bộ phận để làm thuốc bao gồm: Cả cây có 73 loài, lá có 46 loài, thân có 30 loài, rễ có 3 loài, hoa có 2, củ có 3, hạt có 5, loài và cuối cùng cả bẹ và vỏ đều có 1 loài. Trong đó một số loài cây được cả hai dân tộc cùng sử dụng để chữa các bệnh giống và khác nhau, như cây Giao (xương khô, xương cá) - Euphorbia tirucalli L cùng được sử dụng để chữa xoang và lợi sữa. Có sự giao thoa về kiến thức sử dụng cây thuốc của các dân tộc trong khu vực nghiên cứu.

- Đã thống kê được 16 nhóm bệnh khác nhau được chữa trị bằng kinh nghiệm sử dụng cây thuốc trong cộng đồng dân tộc Nùng, Dao tại khu vực nghiên cứu. Trong đó số lượng cây thuốc được sử dụng để chữa trị tập trung phần lớp vào các nhóm bệnh là: bệnh về tiêu hóa; bệnh về đường tiết niệu; bệnh về xương khớp, nhóm bệnh phụ nữ sinh sản,sinh dục,sinh lý.

- Đã xác định được có 3 loài cây cùng được cả 2 dân tộc Nùng và Dao tại khu vực nghiên cứu sử dụng trong phòng và chữa trị bệnh.

- Qua kết quả phân tích hoạt tính kháng khuẩn, cho thấy có thể sử dụng cây Vảy ốc và cây Dây gió để phòng ngừa và kiểm soát một số bệnh nhiễm khuẩn do S. aureus (Tụ cầu vàng) và kiểm soát một số bệnh nhiễm khuẩn do

E. coli gây ra.

5.2. Đề nghị

- Cần tiếp tục mở rộng khu vực điều tra và nghiên cứu về tài nguyên cây thuốc để có kế hoạch bảo tồn và phát triển nguồn dược liệu cho tương lai.

- Tiếp tục nghiên cứu và đánh giá tính hiệu quả của các loài cây thuốc mà đồng bào dân tộc tại xã Phú Xuyên, huyện Đại Từ, tỉnh Thái Nguyên sử dụng.

- Xây dựng những vườn thuốc trong gia đình cho những gia đình lương y hay những gia đình có những người biết sử dụng thuốc ở các thôn

52

bản để bảo vệ nguồn gen quý và hướng dẫn cách trồng hái, chế biến cho phù hợp.

- Với những loài cây thuốc thuộc dạng quý hiếm cần hướng dẫn nhân dân nhận biết và tiến hành bảo vệ rừng, hạn chế khai thác một cách cạn kiệt các loài cây thuốc để bán sang Trung Quốc.

53

TÀI LIỆU THAM KHẢO A.TÀI LIỆU TIẾNG VIỆT.

1. Tào Duy Cần (2001), Thuốc Nam, thuốc Bắc và các phương thang chữa bệnh, Nxb Khoa học và Kỹ Thuật.

2. Tào Duy Cần (2006), Thuốc bệnh 24 chuyên khoa, Nxb Y học, Hà Nội. 3. Đặng Quang Châu, Bùi Hồng Hải (2003), “Điều tra cây thuốc của đồng

bào dân tộc Thái, xã Xuân Hạnh, huyện Quỳ Châu – Nghệ An”, Nxb Khoa học và Kỹ Thuật, Hà Nội.

4. Đặng Quang Châu (2011), “Một số dẫn liệu về cây thuốc của dân tộc Thái ở huyện Nghĩa Đàn – Nghệ An”, Tạp chí Sinh học, tập 23.

5. Võ Văn Chi (1996), Từ điển cây thuốc Việt Nam, Nxb Y học, Hà Nội. 6. Võ Văn Chi (2012), Từ điển cây thuốc Việt Nam, Nxb Hà Nội, tập 1-2. 7. Lưu Đàm Cư, Hà Tuấn Anh, Trương Anh Thư (2004), “Các cây có ích

của dân tộc H’mông và khả năng ứng dụng trong phát triển kinh tế”, Nxb Khoa học và Kỹ Thuật, Hà Nội.

8. Nguyễn Thượng Dong (chủ biên) và nhiều tác giả (2006), “Nghiên cứu thuốc từ thảo dược”, Nxb Khoa học và Kỹ Thuật, Hà Nội.

9. Lê Trần Đức (1997), Cây thuốc Việt Nam, trồng hái chế biến và trị bệnh ban đầu, Nxb Nông nghiệp, Hà Nội.

10. Phạm Hoàng Hộ (2001), Cây cỏ Việt Nam, Nxb Trẻ, Tp Hồ Chí Minh. 11. Phạm Hoàng Hộ (2006), Cây có vị thuốc ở Việt Nam, Nxb Trẻ, Tp Hồ

Chí Minh.

12. Lê Thị Thanh Hương (2007), “Điều tra và đánh giá tính đa dạng nguồn tài nguyên cây thuốc của đồng bào dân tộc Tày ở một số xã của huyện Định Hóa, tỉnh Thái Nguyên”, Trường Đại học Khoa học Tự nhiên – Đại học Quốc gia Hà Nội.

54

13. Âu Anh Khâm (2001), 577 bài thuốc dân gian gia truyền (sách dịch), Nxb Thanh niên, Hà Nội.

14. Đỗ Tất Lợi (2005), Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam, Nxb Hà Nội, Hà Nội.

15. Nguyễn Tập (2007), Cẩm nang cây thuốc cần bảo vệ ở Việt Nam, Nxb Mạng lưới lâm sản ngoài gỗ Việt Nam, Hà Nội.

16. Phạm Thiệp, Lê Văn Thuần, Bùi Xuân Chương (2000), Cây thuốc, bài thuốc và biệt dược, Nxb Y học, Hà Nội.

17. Nguyễn Nghĩa Thìn (1997), Cẩm nang nghiên cứu đa dạng sinh vật, Nxb Nông nghiệp, Hà nội.

18. Nguyễn Nghĩa Thìn (2007), Các phương pháp nghiên cứu thực vật, Nxb Đại Học Quốc gia Hà Nội.

19. Nguyễn Nhân Thống (2008), Danh y tuổi tý, Hội Đông y Việt Nam – Tạp chí Đông y – số 405/2008.

20. Nguyễn Thị Thủy, Phạm Văn Thỉnh (2004), “Nghiên cứu xây dựng và bảo tồn cây thuốc ở Sa Pa”, Thái Nguyên, Nxb Khoa học và Kỹ thuật, Hà Nội.

21. Trần Thúy, Vũ Nam, Nguyễn Văn Toại (2005), Lý luận Y học cổ truyền, Nxb Y học, Hà Nội.

22. UBND xã Phú Xuyên (2020), Báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ kinh tế xã hội năm 2019 và phương hướng nhiệm vụ năm 2020

23. Bộ Khoa học và Công nghệ (2007), Sách đỏ Việt Nam, phần Thực vật. Nxb Khoa học Tự nhiên và Công nghệ.

24. Chính phủ nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2019), Nghị định 06/2019/CP – NĐ về nghiêm cấm, hạn chế khai thác và sử dụng các loài động thực vật hoang dã.

55

25. Hội nghị Khoa học toàn quốc lần thứ 4 (2011), Báo cáo Khoa học về Sinh thái và Tài nguyên sinh vật, Nxb Nông nghiệp, Hà Nội.

26. Trung tâm nghiên cứu Tài nguyên và Môi trường, Đại học Quốc gia Hà Nội (2009). Danh lục các loài thực vật Việt nam. Nxb Nông nghiệp, Hà nội, tập 2 – 3.

27. Viện Dược Liệu (1993), Tài Nguyên cây thuốc Việt Nam, Nxb Khoa học và Kỹ thuật, Hà Nội.

28. Nguyễn Thị Kim Oanh (2015), “Tri thức bản địa về khai thác và sử dụng tài nguyên cây thuốc của cộng đồng dân tộc Dao tại khu rừng du lịch văn hóa xã Mẫu Sơn, huyện Lộc Bình, tỉnh Lạng Sơn”, Khóa luận tốt nghiệp Đại học Nông Lâm Thái Nguyên.

29. Bùi Thị Ngân (2018) “Tri thức bản địa trong sử dụng, bảo tồn và phát triển tài nguyên cây thuốc của cộng đồng dân tộc Tày tại xã Hà Lang, huyện Chiêm Hóa, tỉnh Tuyên Quang”, Khóa luận tốt nghiệp Đại học Nông Lâm Thái Nguyên.

30. Nguyễn Minh Hiếu, Vàng Sảo Hai, Lồ Di Mềnh, Giàng A Cắng, Hờ A Bình (2018) “Điều tra cây thuốc và kinh nghiệm sử dụng cây thuốc của cộng đồng dân tộc Dao tại xã Liên Minh, huyện Võ Nhai, tỉnh Thái Nguyên”

31. Nông Thái Hòa (2018) “nghiên cứu cây thuốc và đánh giá hoạt tính kháng khuẩn của một số loài cây thuốc tại xã Hoàng Nông, huyện Đại Từ, tỉnh Thái Nguyên”, Khóa luận tốt nghiệp Đại học Nông Lâm Thái Nguyên.

32. Dương Văn Hưng (2018) “Nghiên cứu tri thức sử dụng cây thuốc tại xã Yên Ninh, huyện Phú Lương, tỉnh Thái Nguyên”, Khóa luận tốt nghiệp Đại học Nông Lâm Thái Nguyên.

56

33. Ma Văn Khiêm (2018) “Tri thức bản địa trong sử dụng, bảo tồn và phát triển tài nguyên cây thuốc của cộng đồng dân tộc Dao tại xã Tân An, huyện Chiêm Hóa, tỉnh Tuyên Quang”, Khóa luận tốt nghiệp Đại học Nông Lâm Thái Nguyên.

34. Vàng A Lả (2018) “Nghiên cứu cây thuốc và đánh giá hoạt tính kháng khuẩn của một số loài cây thuốc tại xã Yên Lạc, huyện Phú Lương, tỉnh Thái Nguyên”, Khóa luận tốt nghiệp Đại học Nông Lâm Thái Nguyên. 35. Lục Thanh Sắc (2018) “Tri thức bản địa trong sử dụng, bảo tồn và phát

triển tài nguyên cây thuốc của cộng đồng dân tộc Dao tại xã Hà Lang, huyện Chiêm Hóa, tỉnh Tuyên Quang”, Khóa luận tốt nghiệp Đại học Nông Lâm Thái Nguyên.

B.TÀI LIỆU TIẾNG NƯỚC NGOÀI

36. Ahmad Cheikhyoussef, Martin Shapi, Kenneth Matengu và Hina Mu Ashekele (2011), “Research on the botany of indigenous knowledge of medicinal plants used by traditional healers in the area Oshikoto, Namibia”, Journal of Ethnobiology and Ethnomedicine.

37. Arshad Abbasi, Mir Khan, Munir H Shah, Mohammad Shah, Arshad Pervez, Mushtaq Ahmad (2012), “Ethnobotanical appraisal and cultural values of medicinally important wild edible vegetables of Lesser Himalayas - Pakistan”, Journal of Ethnobiology and Ethnomedicine. 38. Auemporn Junsongduang, Henrik Balslev, Angkhana Inta, Arunothai

Jampeetong, Prasit Wangpakapattanawong (2013), “Medicinal plants from swidden fallows and sacred forest of the Karen and the Lawa in Thailand”, Journal of Ethnobiology and Ethnomedicine.

39. Balcha Abera (2014), “Medicinal plants used in traditional medicine by Oromo people, Ghimbi District, Southwest Ethiopia”, Journal of Ethnobiology and Ethnomedicine.

57

40. Behxhet Mustafa, Avni Hajdari , Feriz Krasniqi, Esat Hoxha, Hatixhe Ademi, Cassandra L Quave và Andrea Pieroni (2012), “Medical ethnobotany of the Albanian Alps in Kosovo”, Journal of Ethnobiology and Ethnomedicine.

41. Berhane Kidane, Tinde van Andel, Laurentius van der Maesen, Zemede Asfaw (2014), “Use and management of traditional medicinal plants by Maale and Ari ethnic communities in southern Ethiopia”, Journal of Ethnobiology and Ethnomedicine.

42. Cecilia Almeida, Elba de Amorim, Ulysses de Albuquerque, Maria Maia (2006), “Medicinal plants commonly used in the area Xingo - a place in the semi - arid northeastern Brazil”, Journal of Ethnobiology and Ethnomedicine.

43. David J Simbo (2010), “A survey of the botany of medicinal plants in Babungo, northwestern region, Cameroon”, Journal of Ethnobiology and Ethnomedicine.

44. Dol Luitel, Maan B Rokaya, Binu Timsina, Zuzana Münzbergová (2014), “Medicinal plants used by the Tamang community in the Makawanpur district of central Nepal”, Journal of Ethnobiology and Ethnomedicine.

45. Eduardo Estrada-Castillón, Miriam Garza-López, José VillarrealQuintanilla, María Salinas-Rodríguez, Brianda Soto-Mata, Humberto González-Rodríguez, Dino González-Uribe, Israel Cantú- Silva, Artemio Carrillo-Parra, César CantúAyala (2014), “Ethnobotany in Rayones, Nuevo León, México”, Journal of Ethnobiology and Ethnomedicine.

46. Gabriele Volpato, Daimy Godínez, Angela Beyra, Adelaida Barreto (2009), “Use of medicinal plants of Haitian immigrants and their

58

descendants in the province of Camagüey, Cuba”, Journal of Ethnobiology and Ethnomedicine.

47. Gaia Luziatelli, Marten Sørensen, Ida Theilade, Per Mølgaard (2010), “Ashaninka medicinal plants: a case study from the indigenous communities of the Bajo Quimiriki, Junín, Peru”, Journal of Ethnobiology and Ethnomedicine.

48. Gorka Menendez-Baceta, Laura Aceituno-Mata, María Molina, Victoria ReyesGarcía, Javier Tardío, Manuel Pardo-de-Santayana (2014), “Medicinal plants traditionally used in the northwest of the Basque Country (Biscay and Alava), the Iberian Peninsula”, Journal of Ethnopharmacology.

49. Homervergel G. Ong, Young-Dong Kim (2014), “The study of botany quantification of the medicinal plants used by indigenous Ati Negrito groups in the island of Guimaras, Philippines”, Journal of Ethnopharmacology.

C. TÀI LIỆU INTERNET

50. Nghiên cứu tài nguyên thực vật rừng Việt Nam (2009) http://botanyvn.com/cnt.asp?param=news&newsid=735

51. Nguyễn Hoàng Sơn (2014), “Sự cần thiết phát triển dược liệu” https://baomoi.com/su-can-thiet-phat-trien-duoc-lieu

PHỤ LỤC 1

Một số hình ảnh chụp cùng thầy lang bà mế tại khu vực nghiên cứu

Phỏng vấn bà Lương Thị Hoa, xóm Quyên (dân tộc Nùng).

Phỏng vấn ông Phùng Văn Lập tại xóm Tân Lập (dân tộc Dao).

Phỏng vấn ông Bàn Văn Thanh tại xóm Tân Lập (dân tộc Dao).

PHỤ LỤC 2

Một số hình ảnh trong quá trình thu mẫu cây phân thích HTKK

1. Cây Vẩy ốc ở tọa độ tại KVNC

(21.6545953, 105.5424286)

2. Cây Dây gió ở tọa độ tại KVNC (21.6583839, 105.5356906)

5. Mẫu cây Vảy ốc sau khi băm 6. Mẫu cây Dây gió sau khi băm

7. Phơi mẫu cây phân thích

Phụ lục 3

Bảng danh sách các cây thuốc đã thu thập được tạị xã Phú Xuyên, huyện Đại Từ, tỉnh Thái Nguyên.

Stt Tên khoa học Tên phổ thông Tên khoa học của họ Tên VN của họ Tên dân tộc Dạng sống MT sống BPS D Cách SD Công đụng Dân tộc (1 Nùng ; 2 Dao ) IUCN Ređ list (2004) NĐ- 32 SĐV N (1996) đL đỏ cây Thuốc VN (2001) A NGÀNH THÔNG - Pinophyta A1 Lớp Pinopsida 1 Podocarpa ceae HỌ THÔNG TRE 1 Nageia fleuryi (Hickel) de Laub Kim giao, (Kim giao đá vôi ) Podocarpa ceae HỌ THÔN G TRE 2.Miề n đìa chai Mi 2.R 2.Cc, L 2.T, K 2.Ngộ độc thức ăn, xoang 2 VU.B1a, b (i-v ).c1.c2a( i) B Ngành Dây Gắm - Gnetophyt a B1 Lớp Dây gắm - Gnetopsid a 2 Gnetaceae HỌ DÂY

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu tri thức bản địa sử dụng cây thuốc của đồng bào dân tộc thiểu số tại xã phú xuyên, huyện đại từ, tỉnh thái nguyên (Trang 56)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(100 trang)