Kinh nghiệm sử dụng bộ phận làm thuốc của cộng đồng dân tộc thiểu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu tri thức bản địa sử dụng cây thuốc của đồng bào dân tộc thiểu số tại xã phú xuyên, huyện đại từ, tỉnh thái nguyên (Trang 48 - 51)

4.3.1. Kinh nghiệm sử dụng bộ phận làm thuốc của cộng đồng dân tộc thiểu sốở xã Phú Xuyên thiểu sốở xã Phú Xuyên

Nghiên cứu về bộ phận sử dụng của các loài cây thuốc không chỉ cho thấy tính chất phong phú và đa dạng trong khả năng chữa bệnh của các bộ phận đó, mà còn có ý nghĩa rất lớn đối với công tác bảo tồn, đồng thời, việc nghiên cứu các bộ phận sử dụng làm thuốc của cây phần nào đánh giá được tính bền vững trong thực trạng khai thác và sử dụng tài nguyên cây thuốc trong cộng đồng các dân tộc thiểu số. Kết quả thống kê về các bộ phận được sử dụng làm thuốc theo kinh nghiệm của dân tộc.Trong quá trình thực tập tại

40

khu vực nghiên cứu, tôi nhận thấy kinh nghiệm sử dụng các loại cây cỏ làm thuốc chữa bệnh của dân người đồng bào dân tộc tại xã Phú Xuyên, huyện Đại Từ, tỉnh Thái Nguyên khá phong phú và đặc sắc.

Để thấy rõ được tính đa dạng và phong phú về việc sử dụng các bộ phận khác nhau của cây để chữa bệnh của người dân tộc ở khu vực nghiên cứu,kết quả được tổng hợp tại Bảng 4.9.

Bảng 4.9. Đa dạng của các bộ phận cây được sử dụng làm thuốc

STT Bộ phận sử dụng Dao Nùng Số lượng Tỉ lệ % Số lượng Tỉ lệ % 1 Cả cây 67 69,07 6 60,00 2 Lá 43 44,33 3 30,00 3 Thân 28 28,87 2 20,00 4 Hạt 4 4,12 1 10,00 5 Rễ 3 3,09 0 0,00 6 Củ 2 2,06 1 10,00 7 Hoa 2 2,06 0 0,00 8 Vỏ 1 1,03 0 0,00 9 Bẹ 1 1,03 0 0,00 Tổng số 151 155,67 13 130 Tổng số loài phát hiện của mỗi dt 97 10

(Ghi chú: Tỉ lệ % trong Bảng hơn 100% do một số loài có thể sử dụng nhiều bộ phận khác nhau làm thuốc): Dân tộc: 1 – Nùng, 2 – Dao.

(Bảng loài cây cụ thể theo từng bộ phận sử dụng của từng dân tộc trích phụ lục 4 trang 1).

41

Kết quả Bảng 4.9 cho thấy, đã xác định được có 9 bộ phận cây thuốc được cộng đồng dân tộc Nùng, Dao sử dụng trong chữa trị bệnh cho người dân, trong đó có 2 bộ phận được sử dụng nhiều nhất lần lượt là cả cây và lá. Cụ thể như sau:

Bộ phận sử dụng là cả cây được cả 2 dân tộc sử dụng nhiều nhất trong đó dân tộc Dao có số lượng nhiều nhất với 67/97 loài, chiếm 69,07% so với tổng số loài điều tra được từ dân tộc Dao, bên cạnh đó dân tộc Nùng cũng biết sử dụng với số lượng và tỷ lệ là 6/10 (60,0%). Trong đó phải kể đến những loài cây có giá trị như: Móc (còng giòng) – Caryota urens L, cây Kim giao (2.Miền đìa chai) – Nageia

fleuryi (Hickel) de Laub chữa các bênh ngộ độc thức ăn, xoang.

- Đối với bộ phận lá dân tộc Dao biết sử dụng với số lượng nhiều nhất với 40/97 loài, chiếm 44,33% so với tổng số loài điều tra được từ dân tộc Dao, dân tộc Nùng có số lượng ít hơn với số lượng và tỷ lệ lần lượt là 3/10 loài (30,00%) so với tổng số loài điều tra được từ cộng đồng Nùng. Trong nhóm này có thể kể đến một số loài như sau: cây Sổ (2.Sổ bà) -

Dillenniaceae được dân tộc Dao sử dụng để tắm đan giật, cây Đu đủ rừng (2.Nhiềm đèng kem)- Trevesia palmata (Roxb. ex Lindl.) Visan được sử dụng để chữa bênh đau lưng,…

- Đối với bộ phận thân: Cộng đồng dân tộc Dao đã biết sử dụng 28/97 loài (chiếm 28,87%), còn cộng đồng Nùng biết sử dụng 2/10 loài dùng làm thuốc (chiếm 20,00%). Trong nhóm này có thể kể đến một số loài như: cây Mắc ca (2.Mắc ca) – Macadamia integrifolia được dừng để chữa tim đập thất thường và bảo vệ tim khỏe, cây Khế (2.Lố lằng) - Averrhoa carambola L dùng để chữa dị ứng cây sơn,…

Có sự phân bố không đồng đều trong các bộ phận sử dụng là thuốc là do đặc tính về thời vụ, do quan niệm chữa bệnh, do loại bệnh và do hạn chế về số lượng các loài cây thuốc.

42

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu tri thức bản địa sử dụng cây thuốc của đồng bào dân tộc thiểu số tại xã phú xuyên, huyện đại từ, tỉnh thái nguyên (Trang 48 - 51)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(100 trang)