Thực trạng chăn nuôi lợn của tỉnh Quảng Ninh giai đoạn 2016-2020

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu một số đặc điểm bệnh dịch tả lợn châu phi tại tỉnh quảng ninh và đề xuất biện pháp phòng chống (Trang 40 - 43)

Chăn nuôi lợn là ngành chăn nuôi truyền thống, gắn bó từ lâu đời với người nông dân. Những năm qua, do cơ cấu phát triển kinh tế, tình hình dịch bệnh mà ngành chăn nuôi lợn của tỉnh Quảng Ninh có nhiều biến động cả về quy mô đàn cũng như đầu con. Đặc biệt trong năm 2019, bệnh dịch tả lợn châu Phi nổ ra trên phạm vi cả nước nói chung, tỉnh Quảng Ninh nói riêng gây lên sự biến động lớn về đầu con và gây thiệt hại nặng về kinh tế. Để biết được tình hình chăn nuôi lợn tại tỉnh Quảng Ninh, chúng tôi đã tiến hành tổng hợp về tình hình chăn nuôi lợn từ Cục Thống kê, Chi cục Chăn nuôi và Thú y tỉnh Quảng Ninh từ năm 2016 - 2020. Kết quảđược trình bày qua bảng 3.1.

Bảng 3.1. Thực trạng chăn nuôi lợn của tỉnh Quảng Ninh giai đoạn 2016 - 2020 Năm Tổng đàn vật nuôi (con) Tổng đàn lợn (con) Tốc độ tăng trưởng (%) 2016 3.815.429 417.524 102,61 2017 3.946.020 423.793 101,50 2018 4.053.863 430.982 101,70 2019 3.978.541 228.841 53,10 Nửa đầu 2020 3.779.595 265.200 115,89

Qua bảng 3.1 cho thấy: trong 3 năm 2016 đến 2018 số lượng lợn của tỉnh Quảng Ninh tăng lên (năm 2016 tổng đàn lợn là 417.524 con thì đến năm 2017 và 2018 lần lượt 423.793 con và 430.982 con). Đến năm 2019, tổng đàn lợn giảm đi rất nhiều, chỉ còn 228.841 con. Sở dĩ có kết quả này là do: Sau khi bệnh dịch tả lợn châu Phi xảy ra (ổ dịch đầu tiên xuất hiện vào ngày 8/3/2019 tại thị xã Đông Triều), dịch đã lây lan nhanh chóng trên toàn tỉnh Quảng Ninh (14/14 địa phương) với tổng số lợn buộc phải tiêu hủy trong năm 2019 lên đến 141.915 con/16.062 ổ dịch/162 xã, phường/14 huyện, thị xã, thành phố.

Từ tháng 1/2020 đến cuối tháng 4/2020, trên địa bàn tỉnh không ghi nhận ổ dịch bệnh nguy hiểm trên đàn lợn. Đã có 13/13 huyện, thị xã và thành phố trên địa bàn tỉnh công bố hết dịch tả lợn châu Phi. Sở Nông nghiệp và PTNT đã chỉ đạo đơn vị chuyên môn (chi cục Chăn nuôi và Thú y) tăng cường công tác theo dõi; giám sát dịch bệnh tại những nơi có ổ dịch cũ và nơi có nguy cơ lây nhiễm cao nhằm phát hiện sớm, ngăn chặn không để dịch lây lan ra diện rộng. Đồng thời, xây dựng văn bản hướng dẫn tái đàn đến cho địa phương nhằm từng bước khôi phục, bình ổn đàn lợn nuôi trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh.

Theo thống kê, 6 tháng đầu năm 2020, tổng đàn lợn của cả tỉnh là 265.200 con, trong đó lợn nái các loại là 22.884 con (15.354 con nái sinh sản, 7.530 con nái hậu bị), lợn thịt 205.957 con với tốc độ tăng trưởng đạt 115,89%. Điều này chứng minh rằng việc tái đàn trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh đạt kết quả bước đầu.

Kết quả về thực trạng chăn nuôi lợn của tỉnh Quảng Ninh giai đoạn 2016-2020 được thể hiện rõ hơn qua biểu đồ hình 3.1

Hình 3.1. Biu đồ v thc trng chăn nuôi ln ca tnh Qung Ninh giai đon 2016 - 2020

3.2. Kết quả xét nghiệm mẫu bệnh phẩm của lợn nghi mắc bệnh dịch tả châu Phi

Để thấy được tình hình mắc bệnh dịch tả lợn châu Phi tại tỉnh Quảng Ninh trong năm 2019, chúng tôi đã tiến hành lấy mẫu bệnh phẩm lợn nghi mắc bệnh theo hướng dẫn của Cục Thú y. Kết quả xét nghiệm được trình bày qua bảng 3.2.

Bảng 3.2. Kết quả xét nghiệm mẫu bệnh phẩm lợn nghi mắc bệnh dịch tả lợn châu Phi tại Quảng Ninh năm 2019

TT Địa phương Số mẫu xét nghiệm Số mẫtính u dương Tỷtính (%) lệ dương

1 Đông Triều 496 368 74,19 2 Hải Hà 241 177 73,44 3 Quảng Yên 312 267 85,58 4 Uông Bí 92 61 66,30 5 Tiên Yên 74 48 64,86 6 Đầm Hà 70 51 72,86 7 Hạ Long 50 39 78,00 8 Móng Cái 149 69 46,31 9 Ba Chẽ 81 70 86,42 10 Hoành Bồ 239 183 76,57 11 Bình Liêu 161 115 71,43 12 Cô Tô 7 7 100,00 13 Cẩm Phả 81 57 70,37 14 Vân Đồn 97 74 76,29 Tính chung 2.150 1.586 73,77

Để có cơ sở cho việc phòng chống bệnh dịch tả lợn châu Phi. Từ ngày 06/3/2019 đến ngày 20/12/2019, chúng tôi đã tiến hành lấy 2150 mẫu bệnh phẩm ở các ổ dịch tại 14 huyện, thị, thành của tỉnh Quảng Ninh gửi đi xét nghiệm tại trung tâm Thú y vùng II, kết quả cho thấy 1586 mẫu dương tính với dịch tả lợn châu Phi, chiếm 73,77%. Tỷ lệ dương tính biến động giữa các địa phương là 46,31 % (thành phố Móng Cái) đến 100% (huyện Cô Tô). Tình hình mắc bệnh dịch tả lợn châu Phi tại tỉnh Quảng Ninh được thể hiện rõ hơn qua hình 3.2.

Hình 3.2. Biu đồ kết qu xét nghim mu bnh phm ln nghi mc bnh dch t

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu một số đặc điểm bệnh dịch tả lợn châu phi tại tỉnh quảng ninh và đề xuất biện pháp phòng chống (Trang 40 - 43)