Giải pháp về thông tin tuyên truyền, báo cáo dịch

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu một số đặc điểm bệnh dịch tả lợn châu phi tại tỉnh quảng ninh và đề xuất biện pháp phòng chống (Trang 81 - 83)

Ở địa bàn biên giới: Tăng cường tuyên truyền cho mọi tầng lớp nhân dân nơi biên giới không tham gia mua bán, vận chuyển, nhập lậu lợn và các sản phẩm từ lợn; tuyên truyền tính nguy hiểm của dịch tả lợn châu Phi để mọi người cùng phối hợp phòng chống;

Ở nội địa: Phối hợp với các địa phương chỉ đạo, hướng dẫn công tác thông tin tuyên truyền; thực hiện đăng bài, đưa tin trên các phương tiện thông tin, loa phát thanh, băng rôn, áp phích, tờ rơi để người dân biết, chủđộng phòng, chống dịch.

Thông tin kịp thời, chính xác cho người dân về chính sách hỗ trợ, tình hình dịch bệnh đáp ứng yêu cầu phòng, chống dịch; bảo vệ sản xuất, tiêu thụ sản phẩm thịt lợn.

Thực hiện chế độ báo cáo tình hình dịch bệnh và kết quả phòng chống dịch bệnh theo quy định.

KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ 1. Kết luận

1.1. Vđặc đim dch t bnh dch t ln châu Phi ti tnh Qung Ninh

- Tiến hành thu thập mẫu bệnh phẩm ngày 06/3/2019 ở ổ dịch đầu tiên nghi mắc bệnh dịch tả lợn châu Phi tại thị xã Đông Triều tỉnh Quảng Ninh, kết quả xét nghiệm của trung tâm Thú y vùng II, trả ngày 08/3/2019 cho thấy 4/4 mẫu dương tính với vi rút dịch tả lợn châu Phi. Thu thập và xét nghiệm 2.150 mẫu bệnh phẩm nghi mắc bệnh dịch tả lợn châu Phi tại 14/14 huyện thành của tỉnh Quảng Ninh có 1.586 mẫu cho dương tính, chiếm tỷ lệ 73,77%.

- Từ ổ dịch đầu tiên, mặc dù đã được các cơ quan ban ngành của tỉnh Quảng Ninh vào cuộc nhưng diễn biến dịch bệnh ngày càng phức tạp, tốc độ lây lan dịch bệnh rất mạnh. Từ ngày 08/3/2019 đến ngày 24/5/2019, dịch bệnh đã lan rộng đến 14/14 huyện thành của tỉnh Quảng Ninh, với 162/186 (87,10%) xã, phường có dịch, tiêu hủy 141.915 đầu lợn tại 16.062 ổ dịch. Độ dài của ổ dịch từ 81 ngày đến 267 ngày, phụ thuộc vào phương thức chăn nuôi, hệ thống chuồng trại và thắc ăn của các địa phương. Tỷ lệ lợn mắc bệnh và tiêu hủy chiếm 32,93 % trên tổng sốđầu lợn của tỉnh.

- Tỷ lệ lợn mắc bệnh thay đổi theo phương thức chăn nuôi, theo mùa và các loại lợn khác nhau.

Kết quả nghiên cứu của chúng tôi chưa phản ánh chính xác được đặc điểm dịch tễ của bệnh theo mùa và theo loại lợn. Quá trình nghiên cứu chúng tôi bắt đầu vào mùa Xuân khi dịch bệnh mới xuất hiện, sau đó dịch lan nhanh và mạnh (mùa Hè), tiêu hủy 1/3 tổng số lợn tại tỉnh, dẫn đến số lượng lợn giảm đi đáng kể, đặc biệt lợn ở các hộ chăn nuôi nhỏ lẻ do vậy tình hình mắc bệnh giảm (mùa Thu và mùa Đông). Tại tỉnh Quảng Ninh số lượng lợn thịt chiếm ưu thế, trong quá trình chống dịch, khi phát hiện dịch bệnh tại ổ dịch nào thì toàn bộ số lợn tại đó bị tiêu hủy, do vậy số lượng lợn thịt mắc bệnh phải tiêu hủy chiếm chủ yếu.

Bản đồ dịch tễ bệnh dịch tả lợn châu Phi tại tỉnh Quảng Ninh được xây dựng trên phần mềm MapInfo Pro v17 và kết quả tỷ lệ lợn tiêu hủy do dịch tả châu Phi tại

các địa phương trong năm 2019: Bản đồ thể hiện rõ tính chất lây lan của dịch nhanh, mạnh, đường truyền lây lan phức tạp, không theo quy luật.

1.2. V bnh dch t ln châu Phi

- Lợn mắc bệnh dịch tả lợn châu Phi đều có triệu chứng lâm sàng: sốt cao trên 40oC; phân táo và tím tai; bỏăn; hậu môn có máu; ở lợn nái sảy thai.

- Lợn bị bệnh dịch tả lợn châu Phi có số lượng hồng cầu và hàm lượng huyết sắc tố giảm; số lượng bạch cầu tăng rõ rệt trong công thức bạch cầu.

- Lợn mắc bệnh dịch tả lợn châu Phi có biểu hiện tổn thương đại thể và vi thể đặc trưng tại một số cơ quan như: sung huyết, xuất huyết ở hạch lympho, phổi, ruột, lách, thận, gan; hiện tượng hoại tử tế bào, thoái hóa tế bào, thâm nhiễm tế bào xuất hiện tại hạch lympho, lách, thận. Ngoài ra, phổi có biểu hiện viêm phổi thùy, viêm phế quản phổi; tim nhão, xuất huyết, thoái hóa; túi mật sưng to, xuất huyết ở lớp màng thanh dịch.

- Để ngăn chặn, khống chế dập tắt dịch cần thực hiện tổng hợp, đồng bộ các giải pháp, huy động cả hệ thống chính trị tham gia;

- Đối với chăn nuôi, phải tuân thủ nghiêm ngặt các biện pháp an toàn sinh học có bổ sung chế phẩm vi sinh trong thức ăn để nâng cao sức đề kháng cho đàn lợn.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu một số đặc điểm bệnh dịch tả lợn châu phi tại tỉnh quảng ninh và đề xuất biện pháp phòng chống (Trang 81 - 83)