Sự thay đổi một số chỉ tiêu huyết học của lợn mắc bệnh dịch tả lợn

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu một số đặc điểm bệnh dịch tả lợn châu phi tại tỉnh quảng ninh và đề xuất biện pháp phòng chống (Trang 65 - 76)

Để so sánh số lượng hồng cầu, bạch cầu và hàm lượng huyết sắc tố giữa lợn bị bệnh dịch tả lợn châu Phi và lợn khỏe, chúng tôi đã tiến hành lấy mẫu máu của 5 lợn khỏe và 5 lợn bệnh. Kết quảđược trình bày ở bảng 3.10 và 3.11. Bảng 3.10. Một số chỉ số hồng cầu lợn khỏe và lợn mắc bệnh dịch tả châu Phi Stt Chỉ tiêu xét nghiệm (LXợn kh± mXe ) Lợn bệnh (X ± m X ) Mức ý nghĩa (P)

1 Số lượng hồng cầu (triu/mm3) 8,90±0,22 7,38±0,70 < 0,05 2 Hàm lượng huyết sắc tố (g/l) 180,80±6,26 121,80±15,93 < 0,01 3 Tỷ khối hồng cầu (%) 59,12±1,40 42,38±4,24 < 0,01 4 Thể tích trung bình hồng cầu (fl) 66,68±0,41 57,44±0,28 < 0,001 5 Lượng huyết sắc tố trung bình hồng cầu (pg) 20,28±0,40 16,48±0,59 < 0,001 6 Nồng độ huyết sắc tố trung bình hồng cầu (g/l) 305,4±7,23 286,60±8,96 < 0,05

Kết quả bảng 3.10 thể hiện sự sai khác về số lượng hồng cầu, hàm lượng huyết sắc tố, tỷ khối hồng cầu, thể tích trung bình hồng cầu, lượng huyết sắc tố trung bình hồng cầu, nồng độ huyết sắc tố trung bình hồng cầu giữa lợn bị bệnh DTLCP và lợn khỏe rõ rệt (P<0,05). Cụ thể:

Về nhóm lợn khỏe: xét nghiệm máu của nhóm lợn khỏe, số lượng hồng cầu trung bình là 8,90±0,22 triệu/mm3, hàm lượng huyết sắc tố 180,80±6,26 g/l, Tỷ khối hồng cầu 59,12±1,40%, Thể tích trung bình hồng cầu 66,68±0,41 (fl), Lượng huyết sắc tố trung bình hồng cầu (pg) 20,28±0,40, Nồng độ huyết sắc tố trung bình hồng cầu (g/l) 305,4±7,23.

Về nhóm lợn bệnh: qua xét nghiệm máu có số lượng hồng cầu trung bình 7,38±0,70 triệu/mm3, hàm lượng huyết sắc tố 121,80±15,93 g/l, Tỷ khối hồng cầu 42,38±4,24 %, Thể tích trung bình hồng cầu 57,44±0,28 (fl), Lượng huyết sắc tố trung bình hồng cầu 16,48±0,59 (pg), Nồng độ huyết sắc tố trung bình hồng cầu 286,60±8,96 (g/l).

Số lượng hồng cầu, hàm lượng huyết sắc tố, tỷ khối hồng cầu, thể tích trung bình hồng cầu, lượng huyết sắc tố trung bình hồng cầu và nồng độ huyết sắc tố trung bình hồng cầu của lợn mắc bệnh DTLCP đều giảm hơn so với lợn khỏe. Điều này có thểđược lý giải: do sự xâm nhiễm của vi rút gây dung huyết vì vậy làm giảm số lượng hồng cầu và hàm lượng huyết sắc tố. Bên cạnh đó, lợn mắc bệnh DTLCP còn có hiện tượng máu bị loãng và chảy máu từ các lỗ tự nhiên gây mất máu, bạch cầu tăng quá cao cũng có thể tiêu diệt hồng cầu và tiểu cầu. Kết quả nghiên cứu này hoàn toàn logic về mối tương quan giữa các chỉ tiêu sinh lý máu.

Kết quả thay đổi về một số chỉ số hồng cầu giữa lợn bị bệnh DTLCP và lợn khỏe được thể hiện rõ hơn qua hình 3.8

Ghi chú:

1.Số lượng hồng cầu (triệu/mm3) 4.Thể tích trung bình hồng cầu (fl)

2.Hàm lượng huyết sắc tố (g/l) 5.Lượng huyết sắc tố trung bình hồng cầu (pg)

3.Tỷ khối hồng cầu (%) 6. Nồng độ huyết sắc tố trung bình hồng cầu (g/l)

Hình 3.8. Biu đồ so sánh mt s ch tiêu hng cu gia ln b bnh dch t ln châu Phi và ln khe

Sự thay đổi về số lượng các loại bạch cầu trong máu cũng có giá trị trong việc chẩn đoán bệnh DTLCP. Kết qủa về sự thay đổi một số chỉ số bạch cầu của lợn khỏe và lợn bị bệnh DTLCP được trình bày trong bảng 3.11.

Bảng 3.11. Một số chỉ số bạch cầu lợn khỏe và lợn mắc bệnh dịch tả châu Phi TT Chỉ tiêu xét nghiệm Lợn khỏe (X ± m X ) Lợn bệnh (X ± m X ) Mức ý nghĩa (P) 1 Số lượng bạch cầu (nghìn/mm3) 13,16±1,11 23,40±1,95 < 0.001 2 Bạch cầu ái toan (%) 4,07±0,54 9,74±1,32 < 0.001 3 Bạch cầu ái kiềm (%) 1,48±0,23 1,95±0,61 > 0.1 4 Bạch cầu trung tính (%) 45,16±1,50 42,08±5,20 > 0.1 5 Bạch cầu đơn nhân (%) 4,74±1,23 13,72±1,11 < 0.001 6 Bạch cầu lympho (%) 50,10±0,98 42,88±5,38 < 0.05

Qua bảng 3.11 cho thấy:

Ở lợn khỏe: số lượng bạch cầu cũng như tỷ lệ các loại bạch cầu trong máu là: Số lượng bạch cầu 13,16±1,11 nghìn/mm3,tỷ lệ các loại bạch cầu: 4,07±0,54% bạch cầu ái toan, 1,48±0,23% bạch cầu ái kiềm, 45,16±1,50% bạch cầu trung tính, 4,74±1,23 % bạch cầu đơn nhân, 50,10±0,98 % tế bào lympho.

Ở lợn bệnh: số lượng bạch cầu cũng như tỷ lệ các loại bạch cầu trong máu là: Số lượng bạch cầu 23,40±1,95 nghìn/mm3, tỷ lệ các loại bạch cầu: 9,74±1,32% bạch cầu ái toan, 1,95±0,61% bạch cầu ái kiềm, 42,08±5,20 % bạch cầu trung tính, 13,72±1,11% bạch cầu đơn nhân, 42,88±5,38 % bạch cầu lympho.

Số lượng bạch cầu của lợn bệnh có sự sai khác với lợn khỏe rõ rệt (P<0,001). Số lượng bạch cầu của lợn bệnh cao hơn hẳn so với lợn khỏe (23,40±1,95 nghìn/mm3 so với 13,16±1,11 nghìn/mm3), trong đó các loại bạch cầu ái toan, bạch cầu đơn nhân tăng lên rõ rệt (P<0,001) so với lợn khỏe, bạch cầu ái kiềm tăng hơn một chút so với lợn khỏe; còn bạch cầu trung tính và bạch cầu lympho của lợn mắc bệnh giảm thấp hơn so với lợn khỏe.

Cao Văn và cs (2003) cho biết: Bạch cầu bảo vệ cơ thể bằng hai cách: thực bào và sinh kháng thể, số lượng bạch cầu tăng lên là chỉ tiêu phản ánh chức năng bảo vệ cơ thể trước những yếu tố bệnh lý;

Nguyễn Xuân Hoạt và cs (1980) cho biết: Bạch cầu ái toan tham gia vào quá trình bảo vệ cơ thể, chống cảm nhiễm. Vì vậy, vi rút xâm nhập vào cơ thể lợn thì bạch cầu ái toan tăng lên.

Bạch cầu trung tính giữ vai trò quan trọng do tác dụng di chuyển, thực bào, diệt khuẩn bảo vệ cơ thể. Theo Phan Địch Lân và cs (1994), bạch cầu trung tính giảm chủ yếu do tuỷ xương bịức chế vì độc tố của vi rút. Chúng tôi cho rằng trong trường hợp này, độc tố của vi rút DTLCP cũng gây ra sựức chế này.

Kết quả thay đổi về một số chỉ số bạch cầu giữa lợn bị bệnh DTLCP và lợn khỏe được thể hiện rõ hơn qua hình 3.9

Ghi chú:

1.Số lượng bạch cầu (nghìn/mm3) 4.Bạch cầu trung tính (%)

2.Bạch cầu ái toan (%) 5.Bạch cầu đơn nhân (%)

3.Bạch cầu ái kiềm (%) 6. Bạch cầu lympho (%)

Hình 3.9. Biu đồ so sánh mt s ch tiêu bch cu gia ln b bnh DTLCP và ln khe

Từ kết quả ở bảng 3.10 và 3.11, chúng tôi thấy: Lợn bị bệnh DTLCP có sự thay đổi rõ rệt một số chỉ tiêu huyết học so với lợn khoẻ. Những thay đổi như: một số chỉ số hồng cầu giảm, số lượng bạch cầu tăng, tỷ lệ bạch cầu trung tính giảm thấp.

3.10.3. Biến đổi bnh lý đại th ca ln mc bnh dch t châu Phi

Chúng tôi đã ghi lại biến đổi bệnh lý đại thể kết quả mổ khám 195 lợn chết do bệnh xuất hiện với mức độ khác nhau. Kết quảđược tổng hợp tại bảng 3.12.

Bảng 3.12. Các tổn thương đại thểở lợn mắc bệnh dịch tả châu Phi TT Cơ quan Chỉ tiêu theo dõi

Số con theo dõi Số con có tổn thương Tỷ lệ (%) 1 Hạch lympho

Sung huyết, xuất huyết

195

195 100

Hoại tử tế bào 147 75,38

Thoái hóa tế bào 114 58,46

Thâm nhiễm tế bào viêm 98 50,25

2 Phổi

Viêm phổi thùy 113 57,95

Viêm phế quản phổi, chứa nhiều bọt 141 72,31 Phổi sung huyết, xuất huyết 189 96,92 3 Ruột Viêm, sung huyết, xuất huyết từng điểm 178 91,28

4 Lách

Sung huyết, xuất huyết 195 100

Hoại tử tế bào 98 50,25

Thoái hóa tế bào 98 50,25

Thâm nhiễm tế bào viêm 65 33,33

5 Tim Tim nhão, xuất huyết, thoái hóa 176 90,26

6 Thận

Sung huyết, xuất huyết 195 100

Hoại tử tế bào 114 58,46

Thoái hóa tế bào 81 41,54

Thâm nhiễm tế bào viêm 65 33.33

7 Gan Gan sưng, sung huyết, xuất huyết từng điểm 126 64,62 8 Túi mật Túi mthanh dật sịch cưng to, xuủa túi mấật huyt ết ở lớp màng 97 49,74 Kết quả cho thấy: 100% lợn chết do bệnh dịch tả lợn châu Phi có bệnh tích tại hạch lympho sung huyết, xuất huyết. Ngoài ra, hạch lympho còn có đặc điểm hoại tử tế bào (75,38% số lợn theo dõi), thoái hóa tế bào (58,46% số lợn theo dõi), thâm nhiễm tế bào viêm (50,25% số lợn theo dõi).Bên cạnh đó, phần lớn lợn được mổ khám xuất hiện các tổn thương điển hình của bệnh DTLCP như: bệnh tích ở phổi (57,95% con có biểu hiện viêm phổi thùy, viêm phế quản phổi, chứa nhiều bọt 72,31% và phổi sung huyết, xuất huyết 96,92%); ruột viêm, sung huyết, xuất huyết từng điểm 91,28%; lách có một số biểu hiện như sung huyết, xuất huyết (100%), hoại tử tế bào (50,25%), thoái hóa tế bào (50,25%), thâm nhiễm tế bào

(33,33%); tim nhão, thoái hóa, xuất huyết (xuất hiện các điểm xuất huyết ở màng ngoài tim) 90,26%; thận sung huyết, xuất huyết (100%), hoại tử tế bào (58,46%), thoái hóa tế bào (41,54%), thâm nhiễm tế bào (33,33%); gan sưng, sung huyết, xuất huyết từng điểm 64,62% và túi mật sưng to, xuất huyết ở lớp màng thanh dịch của túi mật 49,74%. Những kết quả này cũng tương tự với kết quả nghiên cứu của Sánchez-Vizcaíno và cs., 2012; GomezVillamandos và cs., 2013.

So sánh kết quả trên với bệnh dịch tả lợn cổđiển cho thấy lợn mắc bệnh tả lợn châu Phi và bệnh dịch tả lợn cổ điển có xu hướng xuất hiện tổn thương các mô cơ quan gần giống nhau. Vì vậy, khi chẩn đoán rất dễ nhầm lẫn giữa hai bệnh này với nhau. Tuy nhiên, ta có thể căn cứ vào đặc điểm lách phì đại, thận xuất huyết điểm nghiêm trọng kèm phù keo nhầy; hạch dạ dày, hạch thận xuất huyết tím đen để chẩn đoán phân biệt (Robinson & cs., 2016).

Điều này cũng chứng minh, khi xét nghiệm tìm vi rút dịch tả lợn châu Phi, bệnh phẩm được khuyến cáo là hạch lympho là hoàn toàn đúng đắn, khả năng tìm thấy vi rút cao nhất. Đồng thời, từ những kết quả bệnh tích đại thể ghi nhận được ở trên có thể kết luận: số lợn bệnh được theo dõi mắc bệnh ở thể cấp tính, vi rút gây bệnh trên lợn tại tỉnh Quảng Ninh có độc lực cao.

3.10.4. Biến đổi bnh lý vi th ca ln mc bnh dch t châu Phi

Quá trình mổ khám lợn, chúng tôi tiến hành lấy mẫu để làm tiêu bản vi thể một số phần cơ quan có biểu hiện bệnh tích rõ nhất của bệnh. Kết quả được trình bày qua bảng 3.13. Bảng 3.13 Biến đổi bệnh tích vi thểở lợn mắc bệnh dịch tả châu Phi quan Số Block nghiên cứu Các tổn thương Sung

huyết Xuất huyết Hoạbào i tử tế Thoái hóa tế bào Thâm nhitế bào viêm ễm Số Block Tỷ lệ (%) Số Block Tỷ lệ (%) Số Block Tỷ lệ (%) Số Block Tỷ lệ (%) Số Block Tỷ lệ (%) Hạch lympho 12 12 100 12 100 9 75,00 7 58,33 6 50,00 Lách 12 12 100 12 100 6 50,00 6 50,00 4 33,33 Thận 12 12 100 12 100 7 58,33 5 41,67 4 33,33

bệnh tích vi thể, chiếm tỷ lệ 100% có đặc điểm sung huyết, xuất huyết. Hiện tượng hoại tử tế bào, thoái hóa tế bào và thâm nhiễm tế bào viêm tại hạch lympho, lách, thận có xảy ra khá cao với tỷ lệ từ 33,33% - 75%. Như vậy, bệnh tích vi thể do vi rút DTLCP gây ra có sự tập trung ở hạch lympho, lách và thận của lợn mắc bệnh là biểu hiện sung huyết, xuất huyết.

Quan sát dưới kính hiển vi những biến đổi vi thể do vi rút DTLCP gây ra ở hạch lympho, lách, thận, chúng tôi thấy những biến đổi như sau:

Ởđộ phóng đại 100 lần, tổ chức của lách bị sung huyết, xuất huyết, chiếm 100%.

Hình 3.10. T chc lách xung huyết, xut huyết (Tiêu bn nhum HE, độ phóng đại 100 ln)

Hinh 3.11. T chc lách sung huyết, xut huyết (Tiêu bn nhum HE, độ phóng đại 400 ln

Ở độ phòng đại 100 lần ta thấy tổ chức thận bị sung huyết, xuất huyết. Tuy nhiên, ở độ phóng đại 400 lần cho thấy biểu mô tại ống thận bị thoái hóa, long tróc do vi rút gây ra.

Hình 3.12. T chc thn sung huyết, xut huyết (Tiêu bn nhum HE, độ phóng đại 100 ln

Hình 3.13. T chc thn sung huyết, xut huyết (Tiêu bn nhum HE, độ phóng đại 400 ln)

Hình 3.14. Biu mô ng thn b thoái hóa, long tróc (Tiêu bn nhum HE, độ phóng đại 400 ln)

Ởđộ phóng đại 100 lần, tổ chức hạch tăng sinh các nang lympho, xuất huyết. Ở độ phóng đại 400 lần, chúng tôi thấy được các mô hạch bị sung huyết và xuất huyết.

Hình 3.15. T chc hch tăng sinh các nang lympho, xut huyết

Như vậy, những biến đổi vi thểđiển hình của bệnh DTLCP là các tổ chức hạch lympho, thận và lách chủ yếu là xuất hiện nhiều bạch cầu đơn nhân trung tính, tăng sinh tế bào, hồng cầu tập trung nhiều trong, ngoài mạch quản, có sự thâm nhập tế bào viêm, ống thận thoái hóa, phình to, nang lympho tăng sinh, tủy hạch có tương bào.

3.11. Đề xut bin pháp phòng chng dch bnh dch t ln châu Phi

Do đặc điểm của vi rút DTLCP rất nguy hiểm đối với lợn, có khả năng tồn tại lâu ngoài môi trường, đường lây truyền rất phức tạp, hiện chưa có thuốc, vắc xin phòng bệnh, trong khi tổng đàn lợn có thể tăng cao trong thời gian tới, việc buôn bán vận chuyển lợn, sản phẩm lợn gia tăng; do thời tiết bất lợi cho đàn lợn, nhưng tạo điều kiện thuận lợi cho dịch bệnh phát triển và từ những kết quả nghiên cứu về bệnh dịch tả lợn châu Phi tại các địa phương của tỉnh Quảng Ninh, kết hợp với những kết quả nghiên cứu về bệnh dịch tả lợn châu Phi của các tác giả trong và ngoài nước, chúng tôi đề xuất biện pháp phòng chống bệnh DTLCP để tránh tình trạng chủ quan, lơ là, dẫn đến dịch bệnh tái phát và lây lan, cụ thể sau:

3.11.1. Trin khai đồng b các gii pháp phòng chng DTLCP

Tiếp tục triển khai quyết liệt, đồng bộ các nhiệm vụ, giải pháp phòng chống bệnh DTLCP theo đúng tinh thần chỉ đạo Chỉ thị số 34-CT/TW của Ban Bí thư, Nghị quyết số 100/2019/QH14 của Quốc hội, Nghị quyết số 42/NQ-CPcủa Chính phủ, các văn bản chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ và của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; bảo đảm tránh tình trạng chủ quan, lơ là để dịch bệnh tái phát, lây lan, gây hậu quả nghiêm trọng.

3.11.2. Kế hoch quc gia phòng, chng bnh DTLCP giai đon 2020-2025

Tổ chức xây dựng và trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt

3.11.3. Các gii pháp tng th phòng, chng dch bnh

Tiếp tục tổ chức nghiên cứu các giải pháp tổng thể phòng, chống dịch bệnh; hợp tác và tranh thủ sự hỗ trợ quốc tế và các nước để phòng, chống bệnh DTLCP và nghiên cứu, sản xuất vắc xin phòng bệnh DTLCP. Tuy nhiên cần xử lý và thực hiện tốt một số giải pháp:

3.11.3.1. Giải pháp về lấy mẫu, xử lý tiêu hủy lợn bệnh

Căn cứ vào tình hình thực tế và hướng dẫn lấy mẫu của cơ quan chuyên môn, các địa phương xây dựng kế hoạch lấy mẫu xét nghiệm nhằm phát hiện bệnh nhanh chóng và đề ra biện pháp xử lý khi có bệnh bùng phát.

3.11.3.2. Giải pháp vệ sinh, tiêu độc khử trùng để tiêu diệt mầm bệnh

Tại khu vực biên giới: UBND cấp xã chỉ đạo, bố trí hố sát trùng tại khu vực đường mòn, lối mở biên giới; Cơ quan kiểm dịch động vật phối hợp chặt chẽ với

các cơ quan chức năng làm nhiệm vụ tại cửa khẩu tham mưu cho Ban quản lý cửa khẩu bố trí hố sát trùng và thực hiện vệ sinh tiêu độc, khử trùng các phương tiện vận chuyển động vật, sản phẩm động vật đi qua cửa khẩu.

UBND cấp xã tổ chức các đội phun thuốc sát trùng cho chăn nuôi hộ gia đình, chợ buôn bán động vật sống, điểm kinh doanh động vật, sản phẩm động vật, nơi công cộng, đường làng, ngõ xóm, khu nhốt giữ động vật, sản phẩm động vật nhập lậu,…Việc phun khử trùng chỉ được thực hiện sau khi đã được vệ sinh cơ giới như quét dọn, cọ, rửa sạch.

Cơ quan chủ trì tại các trạm, chốt kiểm dịch: Tổ chức phun thuốc sát trùng, tiêu độc các phương tiện vận chuyển động vật, sản phẩm động vật đi qua trạm, chốt kiểm dịch động vật tạm thời, trạm kiểm dịch động vật tại đầu mối giao thông.

Các cơ sở chăn nuôi tập trung, cơ sở giết mổ động vật tập trung, cơ sở ấp trứng gia cầm tự lo vật tư, kinh phí, tổ chức thực hiện theo sự giám sát của chính quyền địa phương và chuyên môn thú y.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu một số đặc điểm bệnh dịch tả lợn châu phi tại tỉnh quảng ninh và đề xuất biện pháp phòng chống (Trang 65 - 76)