Tình hình lợn tiêu hủy do dịch tả châu Phi tại các địa phương của tỉnh

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu một số đặc điểm bệnh dịch tả lợn châu phi tại tỉnh quảng ninh và đề xuất biện pháp phòng chống (Trang 46 - 50)

tắc đồng thời tăng cường theo dõi, giám sát tại những nơi có ổ dịch cũ và nơi có nguy cơ cao nhằm phát hiện sớm, ngăn chặn không để dịch lây lan trên diện rộng. Đến 5/5/2020, đã có tổng số 5.508 hộ tái đàn (35% số hộ bị DTLCP)/13 địa phương trong tỉnh, tăng đàn chủ yếu ở các hộ, gia trại, trang trại chủđộng được nguồn giống (có lợn nái nuôi tại chỗ) và các công ty chăn nuôi lớn trên địa bàn tỉnh.

Tuy nhiên, đến đầu tháng 5 bệnh dịch tả lợn châu Phi đã xuất hiện trở lại. Nguyên nhân của việc xuất hiện này là do việc mua, bán lợn giống không rõ nguồn gốc, đã nhiễm mầm bệnh của một số hộ dân. Vì vậy, nguy cơ bệnh DTLCP tiếp tục tái phát và lây lan diện rộng, đặc biệt trong điều kiện tái đàn lợn, tăng đàn lợn hiện nay gây khó khăn trong việc kiểm soát nguồn giống nhập vào địa bàn tỉnh; việc áp dụng các biện pháp an toàn sinh học còn hạn chếở các hộ chăn nuôi nhỏ lẻ. Tính đến tháng 8/2020, các huyện đã cơ bản kiểm soát, khống chếđược dịch bệnh trong đó có huyện Ba Chẽ công bố hết dịch. Các huyện còn lại không có thêm ổ dịch nào phát sinh mới. Để có được kết quảđó, Chi cục Chăn nuôi và Thú y đã phối hợp với các phòng, ban chuyên môn của địa hương có dịch thống nhất các biện pháp chỉđạo, bao vây dập dịch, điều tra dịch tễ, truy xuất nguồn gốc ca bệnh phát sinh, khoanh vùng, xử lý tiêu hủy lợn bệnh theo quy định; hướng dẫn công tác khử trùng tiêu độc các xã có phát sinh dịch bệnh, đặt biển báo, chốt kiểm soát hạn chế ra, vào vùng dịch kịp thời.

3.4. Tình hình lợn tiêu hủy do dịch tả châu Phi tại các địa phương của tỉnh Quảng Ninh Quảng Ninh

Tỷ lệ lợn tiêu hủy do dịch tả lợn châu Phi tại các địa phương của tỉnh Quảng Ninh là một chỉ tiêu quan trọng để đánh giá mức độảnh hưởng của bệnh và thiệt hại kinh tế do bệnh gây ra. Chúng tôi đã tiến hành theo dõi tình hình mắc bệnh DTLCP tại tỉnh Quảng Ninh trong năm 2019 và 6 tháng đầu năm 2020. Kết quả được thể hiện qua bảng 3.4.

Bảng 3.4. Tỷ lệ lợn tiêu hủy do dịch tả châu Phi tại các địa phương của tỉnh Quảng Ninh TT Địa phương Năm 2019 Năm 2020 Tổng số lợn tại các địa phương (con) Số lợn tiêu hủy (con) Tỷ lệ (%) Tổng số lợn tại các địa phương (con) Số lợn tiêu hủy (con) Tỷ lệ (%) 1 Đông Triều 105.074 43.398 41,30 48.551 0 0 2 Hải Hà 59.453 18.018 30,31 28.940 0 0 3 Quảng Yên 55.079 19.117 34,71 39.358 0 0 4 Uông Bí 13.678 6.116 44,71 8.411 0 0 5 Tiên Yên 24.932 20.889 83,78 3.985 6 0,15 6 Đầm Hà 34.622 15.620 45,12 18.500 1 0,01 7 Hạ Long 13.092 2.076 15,86 37.974 14 0,04 8 Móng Cái 33.032 1.743 5,28 33.075 0 0 9 Ba Chẽ 12.791 2.621 20,49 899 50 5,56 10 Hoành Bồ 20.806 5.275 25,35 0 0 - 11 Bình Liêu 8.423 2.887 34,28 1.740 8 0,46 12 Cô Tô 2.495 274 10,98 612 0 0 13 Cẩm Phả 38.015 1.502 3,95 35.575 0 0 14 Vân Đồn 9.490 2.379 25,07 7.580 0 0 Tính chung 430.982 141.915 32,93 265.200 79 0,03

Từ tháng 3/2019 đến tháng 12/2019, chúng tôi tiến hành theo dõi 430.982 lợn nuôi tại 186/186 xã, phường trên địa bàn 14/14 huyện thành của tỉnh Quảng Ninh, kết quả cho thấy, có 162/186 (87,10%) xã, phường của tỉnh Quảng Ninh xuất hiện bệnh, tiêu hủy 141.915 lợn tại ổ dịch, số lợn tiêu hủy chiếm 32,93% tổng đàn lợn tại tỉnh Quảng Ninh. Tỷ lệ lợn tiêu hủy biến động từ 3,95% đến 83,78%; cao nhất là tại huyện Tiên Yên (83,78%), thấp nhất là thành phố Cẩm Phả (3,95%). Sở dĩ có sự chênh lệch về tỷ lệ mắc bệnh lớn như vậy là do tại huyện Tiên Yên phương thức chăn nuôi chủ yếu là nhỏ lẻ, hệ thống chuồng nuôi hở, nuôi tận dụng thức ăn thừa, thời gian mắc sớm hơn nên người dân chưa có sự chuẩn bị tốt. Ngược lại, tại thành phố Cẩm Phả số lượng lợn được nuôi trong hệ thống chuồng công nghiệp kín là chủ yếu, mật độ chăn nuôi thưa, thời gian xuất hiện ổ dịch đầu tiên muộn nên công tác phòng bệnh đạt kết quả tốt. Kết quảđược thể hiện rõ hơn tại hình 3.3.

Kết quả nghiên cứu của Inmaculada Galindo và cs (2017) cho thấy, vi rút lây lan nhanh, diễn biến phức tạp, trong thời gian ngắn có thể lây lan đến tất cả các trại lợn trong vùng nếu không có các biện pháp khống chế tốt.

Mặc dù sự chỉđạo sát sao từ trung ương tới địa phương, tỉnh Quảng Ninh đã kiểm soát được dịch bệnh trong những tháng đầu năm 2020, nhưng dịch bệnh vẫn đang tiềm ẩn nguy cơ bùng phát, kết quả bệnh đã xuất hiện tại 05 huyện Ba Chẽ, Bình Liêu, Tiên Yên, Đầm Hà và Hạ Long với số lợn ốm, chết, tiêu hủy là 79 con chiếm 0,03%.

Hình 3.3. Biu đồ v t l ln tiêu hy do dch t ln châu Phi ti các địa phương tnh Qung Ninh

3.5. Tình hình mắc bệnh dịch tả lợn châu Phi theo mùa tại tỉnh Quảng Ninh

Năm 2019 là tâm điểm của dịch, để thuận lợi cho việc nghiên cứu chúng tôi tiến hành theo dõi các mẫu dương tính trong năm 2019. Kết quả theo dõi tình hình mắc bệnh dịch tả lợn châu Phi theo mùa tại tỉnh Quảng Ninh trong năm 2019 được trình bày qua bảng 3.5.

Bảng 3.5. Tình hình mắc bệnh dịch tả lợn châu Phi theo mùa Mùa Số lợn xét nghi(con) ệm Số lợn m(con) ắc bệnh T (%) ỷ lệ

Đông 103 18 17,48

Xuân 882 667 75,62

Hè 963 762 79,13

Thu 202 139 68,81

Để biết được tình hình mắc bệnh dịch tả lợn châu Phi theo mùa trong năm, chúng tôi đã tiến hành theo dõi từ tháng 3 đến tháng 12 năm 2019, kết quả cho thấy: tỷ lệ mắc bệnh dịch tả lợn châu Phi biến động theo mùa từ 17,48% - 79,13%, cao nhất vào mùa hè (79,13%), sau đó đến mùa xuân (75,62%), thấp nhất vào mùa đông (17,48%). Quá trình nghiên cứu chúng tôi thấy, tháng 3 (mùa Xuân) dịch bắt đầu xuất hiện tại một hộ chăn nuôi của tỉnh, sau đó dịch bắt đầu lan ra rất nhanh, do đặc thù tập quán chăn nuôi nhỏ lẻ, mật độ chăn nuôi đông và các nông hộ, trang trại gần nhau, vì vậy mặc dù có sự chỉ đạo quyết liệt của các ban ngành nhưng dịch bệnh lan rộng ra 14/14 huyện, thành của tỉnh và tâm điểm lan nhanh và mạnh vào vào các tháng 5, 6, 7 (mùa Hè). Sau khi phát hiện các ổ dịch sẽ tiến hành tiêu hủy, khử trùng và cách ly... cùng với số lượng lợn giảm đi đáng kể, đặc biệt lợn ở các hộ chăn nuôi nhỏ lẻ, do vậy tình hình mắc bệnh cũng giảm dần ở các tháng cuối năm (tháng 8 đến tháng 12, mùa Thu và mùa Đông). Từ kết quả này cho thấy việc quy hoạch các vùng chăn nuôi tập trung là rất cần thiết, chăn nuôi theo phương thức an toàn sinh học, không khuyến cáo chăn nuôi nhỏ lẻ tại các nông hộ. Kết quảđược minh họa rõ hơn qua hình 3.4.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu một số đặc điểm bệnh dịch tả lợn châu phi tại tỉnh quảng ninh và đề xuất biện pháp phòng chống (Trang 46 - 50)