Phương pháp bố trí thí nghiệm

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu thu nhận chế phẩm ficin từ nhựa quả vả (ficus auriculata lour) và bước đầu khảo sát khả năng làm mềm thịt bò (Trang 41 - 43)

3. Ý nghĩa khoa học và thực tiển của luận văn

2.3.8. Phương pháp bố trí thí nghiệm

2.3.8.1. Thí nghiệm 1

Nghiên cứu ảnh hưởng của độ già chín đến hàm lượng protein và hoạt độ protease của dịch nhựa quả vả.

Thí nghiệm được bố trí hoàn toàn ngẫu nhiên, mỗi mẫu thực hiện với 3 lần lặp. Các mẫu được thực hiện trong cùng điều kiện. Sau đó, xác định hàm lượng protein theo phương pháp Bradford và hoạt độ protease theo phương pháp Amano để lựa chọn thời điểm thu hoạch dịch nhựa.

2.3.8.2. Thí nghiệm 2

Khảo sát lựa chọn dung môi (ethanol 96% và aceton) sử dụng để kết tủa protein trong dịch nhựa quả vả.

Thí nghiệm được bố trí hoàn toàn ngẫu nhiên, mỗi mẫu thực hiện với 3 lần lặp. Các mẫu được thực hiện trong cùng điều kiện.

Thí nghiệm được tiến hành theo sơ đồ hình 2 (mục 1.3.2, phụ lục 1).

2.3.8.3. Thí nghiệm 3

Khảo sát ảnh hưởng của tỷ lệ dịch nhựa/dung môi kết tủa đến hàm lượng protein và hoạt độ protease. Thí nghiệm được tiến hành theo sơ đồ hình 3 (mục 1.3.3, phụ lục 1).

2.3.8.4. Thí nghiệm 4

Khảo sát thời gian kết tủa ảnh hưởng đến hàm lượng protein và hoạt độ protease. Thí nghiệm được tiến hành theo sơ đồ hình 4 (mục 1.3.4, phụ lục 1).

Sau đó xác định hàm lượng protein theo phương pháp Bradford và hoạt độ protease theo phương pháp Amano để lựa chọn thời gian kết tủa thích hợp để thu nhận chế phẩm protease từ dịch nhựa quả vả.

2.3.8.5. Thí nghiệm 5

Khảo sát nhiệt độ kết tủa ảnh hưởng đến hàm lượng protein và hoạt độ của protease.

Thí nghiệm được tiến hành theo sơ đồ hình 5 (mục 1.3.5, phụ lục 1).

Sau đó xác định hàm lượng protein theo phương pháp Bradford và hoạt độ protease theo phương pháp Amano để lựa chọn nhiệt độ kết tủa thích hợp để thu nhận chế phẩm protease từ dịch nhựa quả vả.

2.3.8.6. Thí nghiệm 6

Khảo sát nhiệt độ thích hợp cho hoạt tính của protease [25], [26]. Thí nghiệm được tiến hành theo sơ đồ hình 6 (mục 1.3.6, phụ lục 1).

Sau đó xác định hoạt độ protease theo phương pháp Amano để lựa chọn nhiệt độ thích hợp cho hoạt độ của chế phẩm protease từ dịch nhựa quả vả.

2.3.8.7. Thí nghiệm 7

Phương pháp tiến hành khảo sát pH thích hợp cho hoạt tính của protease [25], [26].

Thí nghiệm được tiến hành theo sơ đồ hình 7 (mục 1.3.7, phụ lục 1).

Sau đó xác định hoạt độ protease theo phương pháp Amano để lựa chọn pH thích hợp cho hoạt độ của chế phẩm protease từ dịch nhựa quả vả.

2.3.8.8. Thí nghiệm 8

Phương pháp tiến hành khảo sát độ bền nhiệt độ của enzyme protease [13]. Thí nghiệm được tiến hành theo sơ đồ hình 8 (mục 1.3.8, phụ lục 1).

Sau đó xác định hoạt độ protease theo phương pháp Amano để lựa chọn khoảng nhiệt độ cho độ bền của chế phẩm protease từ dịch nhựa quả vả.

2.3.8.9. Thí nghiệm 9

Phương pháp tiến hành khảo sát khả năng làm mềm thịt bò của chế phẩm ficin. Thí nghiệm được tiến hành theo sơ đồ hình 9 (mục 1.3.9, phụ lục 1)

CHƯƠNG 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu thu nhận chế phẩm ficin từ nhựa quả vả (ficus auriculata lour) và bước đầu khảo sát khả năng làm mềm thịt bò (Trang 41 - 43)