Đặc điểm về điều kiện tự nhiên ảnh hưởng tới công tác PCCCR

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu một số cơ sở khoa học góp phần nâng cao hiệu quả công tác phòng cháy, chữa cháy rừng tại huyện định hóa, tỉnh thái nguyên (Trang 41 - 49)

3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài

3.1.1. Đặc điểm về điều kiện tự nhiên ảnh hưởng tới công tác PCCCR

3.1.1.1. Vị trí địa lý, phạm vi ranh giới

Định Hoá là huyện miền núi của tỉnh Thái Nguyên, nằm trong khoảng toạ độ 105o29” đến 105o43” kinh độ đông, 21o45”đến 22o30” vĩ độ bắc; phía Tây - Tây Bắc giáp tỉnh Tuyên Quang, Bắc - Đông Bắc giáp tỉnh Bắc Kạn, Nam - Đông Nam giáp huyện Đại Từ, Phú Lương; huyện lỵ là thị trấn Chợ Chu, cách thành phố Thái Nguyên 50 km về phía tây bắc.

Huyện Định Hóa, nằm phía Tây Bắc của tỉnh Thái Nguyên, thuộc vùng trung tâm Miền bắc Việt Nam; kẹp ở phần cuối giữa hai vòng cung đại địa hình lớn Vòng cung Ngân Sơn và Vòng cung Sông Gâm, chịu ảnh hưởng lớn về luồng không khí khô hanh vào mùa đông và mùa xuân, đồng thời tiếp giáp với vùng trung du Bắc bộ nên khí hậu thường nắng nóng kéo dài, làm cho độ ẩm không khí giảm, tốc độ bốc hơi lớn làm khô các vật liệu dễ cháy. Với diện tích trên 52.200ha; trong đó có 31.000 ha đất lâm nghiệp có rừng; hơn 3.000 ha đất lâm nghiệp chưa có trạng thái thảm thực vật Ia, Ib, Ic đặc biệt trong đó có hơn 2.000 ha trên núi đá; Đối tượng có rừng và đất rừng dễ cháy lớn có trên 14.900 ha, tập trung phần lớn ở các vùng giáp gianh phía tây, phía bắc và núi đá vôi vùng trung tâm. Do đó công tác PCCCR là hết sức cần thiết.

Thuận lợi: Việc tiếp giáp với các huyện của Thái Nguyên và các huyện của tỉnh Bắc Kạn và Tuyên Quang. Trên địa bàn Huyện Định Hoá, đường liên tỉnh, liên huyện, liên xã chạy qua nối với các huyện của tỉnh Bắc Kạn và Tuyên Quang. Tuyến đường liên tỉnh là đường nhựa, đường liên xã bao gồm đường nhựa và đường cấp phối, đường liên thôn có một số tuyến đường bê tông, còn lại chủ yếu là đường đất. Định Hoá có đường giao thông tương đối

33

thuận tiện, có đường Ô tô chạy đến trung tâm xã. Với những thuận lợi này giúp cho công tác phòng cháy và chữa cháy rừng kịp thời, đồng thời có sự hỗ trợ của các địa phương lân cận.

Khó khăn: Có tổng chiều dài các tuyến đường giao thông trong toàn huyện là trên 300 km. Tuy nhiên các tuyến đường ô tô chỉ đi được đến trung tâm các xã và một số xóm. Khả năng sử dụng các tuyến đường phục vụ cho việc chữa cháy rừng là rất khó khăn bởi các phương tiện chữa cháy không thể đi đến được các lô rừng.

3.1.1.2. Địa hình, đất đai

Địa hình huyện Định Hoá khá phức tạp và tương đối hiểm trở, ở dạng núi thấp, đồi cao. Xen giữa các dãy núi đá vôi và đồi, núi đất là những cánh đồng hẹp. Hướng địa hình thấp dần từ tây bắc xuống đông nam, phân làm hai vùng. Vùng núi bao gồm các xã ở phía bắc huyện. Vùng này có các dãy núi cao từ 200 đến 400 m so với mặt biển, thuộc phần cuối của dãy núi đá vôi cánh cung Sông Gâm, chạy theo Hướng tây bắc - đông nam, từ phía bắc qua trung tâm huyện đến xã Trung Hội, tạo nên bức tường thành ở phía đông thị trấn Chợ Chu và những thung lũng nhỏ hẹp. Nhiều hang động trong các dãy núi đá này có những nhũ đá hình thù kỳ thú, đẹp mắt.

Vùng núi thấp bao gồm thị trấn Chợ Chu và các xã ở phía nam. Đây là vùng núi đất, có độ cao từ 50 đến dưới 200m, độ thoải lớn; có nhiều rừng già và những cánh đồng tương đối rộng, phì nhiêu.

Theo số liệu rà soát Bản đồ Kiểm kê năm 2016 quy hoạch đất cho lâm nghiệp là 34.759,64 ha, trong đó:

- Đất rừng phòng hộ: 9.181,23 ha. Trong đó đất của BQL là 1.224,74 ha (Tại xóm Khuân Nhà, xã Quy Kỳ và xóm Khuổi Chao, xã Bảo Linh).

- Đất rừng đặc dụng: 8.064,31 ha. Trong đó BQL là 4.880,07 ha ; Núi đá có diện tích là 1.805 ha.

34

- Đất rừng Sản xuất: 17.514,11 ha. Trong đó đất của BQL là 459,07 ha (tại xóm Khuôn Câm, xã Quy Kỳ).

Căn cứ vào đặc điểm tự nhiên có thể chia diện tích đất của Ban quản lý rừng ATK Định Hóa thành 3 tiểu vùng như sau:

+ Tiểu vùng đồi núi thấp và thung lũng: Phân bố các xã phía nam kiểu địa hình đồi bát úp có độ cao dưới 200m. Vùng này chủ yếu được quy hoạch trồng rừng nguyên liệu, cây ăn quả, cây lương thực, cây công nghiệp.

+ Tiểu vùng trung bình và núi thấp: Phân bố phía Tây Nam giáp 2 tỉnh Tuyên Quang và huyện Đại Từ thuộc địa phận các xã: Bảo Linh, Thanh Định, Điềm Mặc, Phú Đình và Bình Thành địa hình chia cắt phức tạp với đỉnh cao từ 500-800m độ dốc lớn trên 25 độ. Cao nhất có đỉnh núi cao tới 815 m khu vực này được quy hoạch thành rừng phòng hộ, đặc dụng.

+ Tiểu vùng đồi cao: Phân bố phía tây giáp tỉnh Tuyên Quang phía bắc giáp tỉnh Bắc Kạn gồm dãy núi đá vôi và các đồi đất cao nằm trên các xã Bảo Linh, Quy Kỳ, Lam Vỹ, Linh Thông. Độ cao trung bình 500 – 800 m độ dốc 25- 30 độ, địa hình chia cắt phức tạp khu vực này được quy hoạch rừng phòng hộ, đặc dụng.

Thuận lợi: Với địa hình bị chia cắt mạnh, tại các dãy núi đá vôi, hiểm trở không có hoạt động kinh tế - Xã hội của con người làm giảm nguy cơ cháy rừng.

Khó khăn: Việc địa hình phức tạp, hiểm trở gây nhiều khó khăn cho công tác PCCCR, đặc biệt là đối với việc chữa cháy khi có cháy rừng xảy ra, khó áp dụng các biện pháp cơ giới. Bên cạnh đó, độ cao phân hóa chính là nguyên nhân dẫn đến có nhiều sự khác biệt về thổ nhưỡng, thảm thực vật, tiểu khí hậu. Vì vậy, gặp rất nhiều khó khăn để áp dụng các phương án, biện pháp trong công tác PCCCR trên địa bàn huyện.

3.1.1.3. Khí hậu, thuỷ văn

Chịu ảnh hưởng chung của huyện Định Hoá nằm trong vùng nhiệt đới gió mùa, ảnh hưởng khí hậu vùng cao. Một năm phân chia thành 2 mùa rõ rệt. mùa mưa kéo dài từ tháng 4 đến tháng 10, mùa khô từ tháng 11 đến tháng 3 năm sau.

35

* Chế độ nhiệt.

- Nhiệt độ bình quân năm từ 22,9 độ, nhiệt độ trung bình tháng thấp nhất (tháng 1) là 14,6 độ, nhiệt độ cao trong tháng cao nhất (tháng 8) là 27,9 độ. Biên độ giữa ngày và đêm từ 8 - 10 độ.

* Chế độ mưa, ẩm.

- Lượng mưa trung bình năm 1.825 mm, năm cao nhất tới 2.250 mm, thấp nhất là 1.370mm. Lượng mưa phân bố không đều: Từ tháng 4 đến tháng 9 lượng mưa tới 84% tổng mưa cả năm, ngày mưa lớn nhất lên tới 300 mm; từ tháng 10 đến tháng 3 năm sau lượng mưa giảm chỉ chiếm 16%.

- Độ ẩm không khí trung bình năm 82%. giiữa các tháng trong năm biến thiên từ 75 - 86%. Độ ẩm không khí thấp nhất trong năm là tháng 4 và tháng 5.

Đặc biệt thời tiết khô hanh từ tháng 10 năm trước đến tháng 4 năm sau khí hậu thường hạn hạn, khô hanh, rét đậm kéo dài nên rễ xẩy ra cháy rừng lớn.

Các yếu tố khí tượng: Nhiệt độ, lượng mưa, độ ẩm, số giờ nắng từ năm 2015 đến năm 2019 được trình bày tại các bảng dưới đây:

Bảng 3.1. Nhiệt độ các tháng trong 5 năm tại khu vực nghiên cứu

Đơn v: Độ C

STT Tháng Nhiệt độ trung bình phân theo các năm

2015 2016 2017 2018 2019 1 Tháng 1 14 14,6 14,2 15,5 15,0 2 Tháng 2 17,8 14,1 17,4 16,1 20,5 3 Tháng 3 19,9 18,8 20,0 20,2 20,9 4 Tháng 4 23,6 23,1 23,2 21,8 25,4 5 Tháng 5 27,3 26,0 25,5 26,6 26,2 6 Tháng 6 27,6 28,4 27,3 27,3 27,6 7 Tháng 7 27,3 27,5 26,3 28,2 27,6 8 Tháng 8 27,0 27,9 27,4 28,3 28,9 9 Tháng 9 27,0 27,7 27,4 27,1 28,0 10 Tháng 10 25,0 25,4 24,2 21,8 23,5 11 Tháng 11 21,6 21,2 21,8 21,7 22,3 12 Tháng 12 17,0 18,3 16,2 17,9 17,3 Bình quân 22,9 22,8 22,6 22,7 23,6

(Nguồn: Trạm khí tượng huyện Định Hóa - Trung tâm khí tượng thủy văn Thái Nguyên, năm 2019)

36

Hình 3.1. S thay đổi nhit độ theo tháng trong 5 năm ti khu vc nghiên cu

Nhiệt độ trung bình cả năm 22,90C; nhiệt độ cao nhất tuyệt đối xảy ra vào tháng 5 đến tháng 9, trong khoảng 26,30 - 27,40 C, đặc biệt có khi lên tới 28,90 C; nhiệt độ thấp nhất tuyệt đối xảy ra vào tháng 11 đến tháng 2 năm sau, có khi xuống tới 50C - 100C.

Bảng 3.2. Số giờ nắng theo các tháng trong 5 năm tại khu vực nghiên cứu

Đơn v: Gi

STT Tháng Số giờ nắng các tháng trung bình phân theo các năm 2015 2016 2017 2018 2019 1 Tháng 1 100 36 62 27 24 2 Tháng 2 46 91 78 23 72 3 Tháng 3 22 25 31 80 45 4 Tháng 4 115 54 86 52 84 5 Tháng 5 208 112 165 190 85 6 Tháng 6 186 213 116 150 155 7 Tháng 7 158 179 136 163 156 8 Tháng 8 172 155 126 128 165 9 Tháng 9 132 183 149 159 213 10 Tháng 10 185 186 134 142 146 11 Tháng 11 81 112 94 134 121 12 Tháng 12 55 157 101 83 123 Bình quân 289.6 293.3 274.6 279.1 284.0

(Nguồn: Trạm khí tượng huyện Định Hóa - Trung tâm khí tượng thủy văn Thái Nguyên, năm 2019)

37

Hình 3.2. S thay đổi s gi nng theo tháng trong 5 năm ti khu vc nghiên cu

Bảng 3.3. Lượng mưa các tháng trong 5 năm tại khu vực nghiên cứu

Đơn v: mm

STT Tháng Lượng mưa các tháng trung bình phân theo các năm 2015 2016 2017 2018 2019 1 Tháng 1 49 83 170,4 31,4 30,5 2 Tháng 2 25,4 12,1 32,1 15,3 67,2 3 Tháng 3 71,7 52,7 80,9 59,4 45,1 4 Tháng 4 50,2 163,4 78,1 72 175 5 Tháng 5 247,6 134,9 94,6 120,1 136,6 6 Tháng 6 184,5 185,4 481,1 329 323,6 7 Tháng 7 205 454,3 303,8 301,8 208,2 8 Tháng 8 310,2 229,8 397,3 417,3 313,6 9 Tháng 9 396,6 134,8 233,9 174,3 367,4 10 Tháng 10 53,6 65,9 120 227 191,4 11 Tháng 11 24,5 13,5 9,6 89,1 19,0 12 Tháng 12 53,1 2,4 44,1 37,9 11,7 Tổng 3.686,4 3.548,2 4.062,9 3.892,6 3.908,3

(Nguồn: Trạm khí tượng huyện Định Hóa - Trung tâm khí tượng thủy văn Thái Nguyên, năm 2019)

38

Hình 3.3. S thay đổi lượng mưa theo tháng trong 5 năm ti khu vc nghiên cu

Theo tài liệu quan trắc khí tượng thủy văn huyện Định Hóa; khí hậu có đặc điểm đặc trưng của khí hậu lục địa miền núi cao, chia thành 2 tiểu vùng khí hậu khác nhau.

- Mùa mưa bắt đầu từ tháng 4 đến tháng 10, chiếm 87,4% tổng lượng mưa cả năm, tập trung vào các tháng 6 - 8. Lượng mưa bình quân năm 1.802 mm; năm cao nhất 2.045 mm; năm thấp nhất 1.532 mm.

- Mùa khô kéo dài từ tháng 11 đến tháng 3 năm sau; thường chịu ảnh hưởng của gió mùa Đông Bắc, nhiệt độ xuống thấp, lượng mưa ít, có nhiều sương mù.

- Độ ẩm tương đối bình quân cả năm là 84,3%, tháng có độ ẩm cao nhất vào tháng 7, 8 là trên 87%, thấp nhất vào tháng 12 là 80,5%.

Định Hoá là đầu nguồn của Sông Công, sông Chu là các chi lưu của hệ thống sông Cầu, lũ thường xuất hiện đột ngột vào tháng 7 và tháng 8, do hiện nay diện tích rừng bị xuống cấp khá nghiêm trọng, diện tích rừng trồng cây Keo lớn, khả năng giữ nước kém, mặt khác hậu quả của nạn du canh du cư của đồng bào thiểu số từ giai đoạn trước để lại cũng tác động rõ rệt đến thời tiết đặc trưng khí hậu Định Hoá cho thấy mùa mưa thì thừa nước nên hiện tượng

39

sạt lở và xói mòn đất rừng xảy ra ở nhiều nơi, mùa khô thì hạn hán thiếu nước nên công tác phòng cháy chữa cháy gặp rất nhiều khó khăn.

Bảng 3.4. Độẩm các tháng trong 5 năm tại khu vực nghiên cứu

Đơn v: %

TT Tháng Độẩm các tháng trung bình phân theo các năm 2015 2016 2017 2018 2019 1 Tháng 1 80 84 81 81 83 2 Tháng 2 84 70 72 71 85 3 Tháng 3 90 85 86 80 83 4 Tháng 4 79 87 81 81 86 5 Tháng 5 80 81 78 80 81 6 Tháng 6 80 76 82 80 82 7 Tháng 7 78 81 86 81 82 8 Tháng 8 81 84 87 85 84 9 Tháng 9 84 79 86 81 75 10 Tháng 10 78 75 80 80 80 11 Tháng 11 84 78 75 81 77 12 Tháng 12 80 72 73 80 71 Bình quân 81,5 79,3 80,6 80,1 80,8

(Nguồn: Trạm khí tượng huyện Định Hóa - Trung tâm khí tượng thủy văn Thái Nguyên, năm 2019)

Hình 3.4. S thay đổi độm không khí theo tháng trong 5 năm ti khu vc nghiên cu

40

Ngoài ra còn có hệ thống các suối; mật độ suối trung bình khoảng 1 km2 có 2 km suối; các suối này có nước quanh năm, lưu lượng nước nhiều nhất vào mùa mưa. Tuy nhiên, do địa hình độ chia cắt mạnh, độ dốc lớn và có núi đá vôi xen kẽ với các trầm tích lục nguyên nên tài nguyên nước phân bố không đều cho từng khu vực. Do vậy, việc khai thác nguồn nước mặt phục vụ nhu cầu sinh hoạt và sản xuất của người dân tại những khu vực thiếu nước gặp nhiều khó khăn, đặc biệt trong các thung lũng Karts, tại các khu vực núi đá vôi.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu một số cơ sở khoa học góp phần nâng cao hiệu quả công tác phòng cháy, chữa cháy rừng tại huyện định hóa, tỉnh thái nguyên (Trang 41 - 49)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(93 trang)