Ảnh hưởng của các yếu tố kinh tế xã hội

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu một số cơ sở khoa học góp phần nâng cao hiệu quả công tác phòng cháy, chữa cháy rừng tại huyện định hóa, tỉnh thái nguyên (Trang 49 - 52)

3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài

3.1.2. Ảnh hưởng của các yếu tố kinh tế xã hội

3.1.2.1. Đặc điểm về kinh tế

Các hoạt động sản xuất nông lâm nghiệp có ảnh hưởng đến cháy rừng như sản xuất nương rẫy, xử lý thực bì; đốt dọn bờ ruộng, đốt lửa bắt ong lấy mật, săn bắn.... Các hoạt động xã hội có nguy cơ gây cháy rừng như thăm quan du lịch, cắm trại.

3.1.2.2. Phân bố dân cư, dân tộc, lao động

Dân số tổng của huyện trên 90.000 người, gần 2.400 hộ, đa số lao động là đồng bào thiểu số sống quanh rừng chủ yếu là thuần nông trình độ dân trí còn hạn chế. Các dân tộc sinh sống trên địa bàn huyện Định Hóa gồm các dân dân tộc: Tày, Nùng, Sán chí, Cao Lan, Dao, H`Mông…, sự phân bố dân cư của huyện không đều, dân số sống chủ yếu tập trung ở các trung tâm cụm xã, thị trấn; các khu vực núi cao, xa xôi hẻo lánh, dân cư thưa thớt, ở trong rừng, ven rừng và bìa rừng. Ý thức chấp hành pháp luật, nhận thức của người dân về PCCCR còn nhiều hạn chế.

Lực lượng lao động trong độ tuổi lao động từ 18 - 60 tuổi là 56.064 người (trong đó Nam là 30.211 người, Nữ là 25.853 người), chiếm 62,29% tổng số khẩu trong huyện; lực lượng lao động có xu hướng tăng nhưng chủ yếu lao động chưa qua đào tạo, trình độ còn hạn chế, thiếu việc làm. Lao động nông lâm nghiệp chiếm tỷ lệ khá cao trên 85% tổng số lao động. Lao động phân bố giữa các ngành của các xã trong huyện chưa đồng đều, không ổn định

41

và thiếu việc làm. Bình quân thu nhập trên đầu người thấp; đời sống người dân còn gặp nhiều khó khăn. Do vậy cần phải có chính sách đầu tư trong đào tạo nghề, xây dựng mô hình trang trại, đẩy mạnh phát triển kinh tế lâm nghiệp để tạo việc làm cho người dân trong khu vực.

* Thuận lợi:

Lực lượng lao động của huyện tương đối dồi dào. Đây là nguồn lực quan trọng để phát triển kinh tế góp phần nâng cao kinh tế hộ gia đình, giảm áp lực vào rừng tự nhiên. Nếu tận dụng tốt lực lượng này sẽ là nhân tố quan trọng trong công tác quản lý bảo vệ, phát triển rừng và PCCCR trên địa bàn huyện.

* Khó khăn:

- Tập quán canh tác của người dân địa phương ảnh hưởng đến cháy rừng: Khu vực nghiên cứ có nhiều dân tốc anh em sinh sống, trong đó chủ yêu là người dân tộc Tày, Dao, Nùng. Nhìn chung trình độ nhận thức của bà con về công tác PCCCR còn thấp, phương thức canh tác vẫn lạc hậu. Một số hộ gia đình sống phân tán cả ngoài bìa rừng và trong rừng để tiện cho việc khai thác, đốt nương làm rẫy, đốt ong, lấy củi để phục vụ cho cuộc sống. Các hoạt động này thường gắn liền với việc sử dụng lửa tiềm ẩn nguy cơ cháy rừng rất cao. Theo thống kê của Hạt kiểm lâm Định Hóa thì đa số vụ cháy rừng là do hoạt động sử dụng lửa ở trong rừng và bìa rừng của người dân, nguyên nhân chủa yếu là do người dân xử lý thực bì chưa tốt. Trong khi đó VLC ở các trạng thái rừng có khối lượng lớn và dễ bắt lửa. Vì vậy, nếu có nguồn lửa, khi gặp điều kiện thuận lợi sẽ bùng phát thành đám cháy.

- Áp lực về dân số: Áp lực về dân số hiện nay cũng đang tác động tới tài nguyên rừng tại địa bàn nghiên cứu. Người dân mở rộng các diện tích canh tác, chủ yếu bằng hình thức đốt nương làm rẫy. Ở những bản xa địa hình phức tạp, giao thông đi lại khó khăn, người dân chủ yếu là người dân tộc Tày, Dao, Nùng, trình độ văn hóa còn thấp, phương thức canh tác vẫn lạc hậu.

- Thiếu bãi chăn thả gia súc: Chăn nuôi trên địa bàn huyện có sự tăng trưởng nhưng chưa có quy hoạch vùng chăn thả gia súc. Trâu bò được chăn thả

42

tự nhiên trong rừng, đi chăn thả chủ yếu là trẻ em, vì vậy các em chưa ý thức được sự nguy hiểm của việc đốt lửa sửa ấm trong rừng, trong giai đoạn mùa đông và đây cũng là giai đoạn mùa khô rất dễ xảy ra cháy rừng.

Từ những nguyên nhân trên cho thấy tình hình kinh tế xã hội tại khu vực đã ảnh hưởng không nhỏ tới sự xuất hiện của các vụ cháy rừng.

3.1.2.3. Yếu tố xã hội

* Thuận lợi:

Về Y tế: toàn huyện có 01 Bệnh viện, 24 trạm Y tế với tổng số hơn 275 giường bệnh, với 300 nhân lực, các thôn, bản đều có y tế cộng đồng đảm bảo việc sơ cứu, cấp cứu và chăm sóc sức khỏe cho lực lượng tham gia chữa cháy khi có nhu cầu.

Về Giáo dục: công tác dạy học được huyện hết sức quan tâm, triển khai nghiêm túc tại các trường thông qua các trương trình thi đua dạy tốt, học tốt, đổi mới phương pháp dạy và học. Hiện nay trên toàn huyện có 73 trường học, trong đó: Mầm non: 24 trường; Tiểu học: 24 trường; Trung học cơ sở: 23 trường; Trung học phổ thông: 2 trường.

Nhờ sự quan tâm của các cấp các ngành trong việc đào tạo và nâng cao chất lượng giáo dục của cán bộ, giáo viên cũng như đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng (trường, lớp, phòng học…) đã mang lại hiệu quả cao và tác động tích cực tới người dân. Cùng với đó là hệ thống thông tin, truyền thanh, truyền hình được phủ sóng toàn huyện đã góp phần nâng cao trình độ nhận thức của người dân.

Phòng giáo dục tiếp tục duy trì tốt bài giảng tiết 14 a môn Giáo dục công dân lớp 7, đây là công việc góp phần không nhỏ trong công tác tuyên truyền nhằm nâng cao nhận thức của học sinh trong công tác quản lý bảo vệ và PCCCR.

* Khó khăn:

Trình độ dân trí của một bộ phận người dân còn chưa cao, ý thức bảo vệ rừng kém, chưa nắm được các quy định của pháp luật về bảo vệ và phát triển rừng.

43

Cơ sở vật chất cho giáo dục đã được đầu tư, tuy nhiên chưa đáp ứng được yêu cầu về đào tạo. Địa hình chia cắt, giao thông không thuận lợi gây rất nhiều khó khăn cho việc dạy và học.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu một số cơ sở khoa học góp phần nâng cao hiệu quả công tác phòng cháy, chữa cháy rừng tại huyện định hóa, tỉnh thái nguyên (Trang 49 - 52)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(93 trang)