Các công tác phòng chống cháy rừng chủ đạo

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu một số cơ sở khoa học góp phần nâng cao hiệu quả công tác phòng cháy, chữa cháy rừng tại huyện định hóa, tỉnh thái nguyên (Trang 64 - 68)

3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài

3.4.1. Các công tác phòng chống cháy rừng chủ đạo

5,9 3,9 Ao, suối Ao 100 1000 100 3 5 3 RT Dây leo, bụi rậm Lớn Cỏ, cành lá khô 3-7 Lam Vỹ 9 4 1 2,3,4,5,6 Ao Ao 4000 1000 2,5 2,5-5 Núi Đá Kim Phượng 14 6 3,5,7,8,9 Ao Suôi 1,5 Núi đá RT Dây leo, bụi rậm Lớn Cỏ, cánh lá khô

3.4. Đánh giá hiệu quả công tác phòng chống cháy rừng tại khu vực nghiên cứu giai đoạn 2015 - 2019 nghiên cứu giai đoạn 2015 - 2019

3.4.1. Các công tác phòng chng cháy rng chđạo

3.4.1.1. Tổ chức lực lượng cán bộ PCCCR

Bước vào mùa khô hanh UBND các xã đã củng cố, kiện toàn Ban chỉ huy PCCCR của xã do đồng chí Chủ tịch UBND xã làm Trưởng ban, các thành viên bao gồm: Ban lâm nghiệp xã; Dân quân tự vệ; Công an viên; Hội Phụ nữ; Đoàn Thanh niên; Ủy ban Mặt trận tổ quốc; Kiểm lâm địa bàn và Trưởng xóm. Ban chỉ huy PCCCR xã phân công nhiệm vụ cụ thể cho từng thành viên.

56

Ban chỉ huy PCCCR hàng tháng thường xuyên tổ chức họp giao ban nhất là trong giai đoạn cao điểm phải bố trí trực 24/24h. Tổ chức các tổ tuần tra tại các nơi trọng điểm trên địa bàn xã quản lý. Báo cáo, thông tin các vụ cháy kịp thời về Ban chỉ huy PCCCR huyện (Thông qua Hạt kiểm lâm là cơ quan thường trực). Xây dựng phương án PCCCR phù hợp với điều kiện thực tế tại địa phương. Kiểm tra, đôn đốc việc thực hiện công tác PCCCR ở các thôn, xóm.

- Chỉ đạo tuyên truyền, phổ biến những chủ trương của Nhà nước về các biện pháp PCCCR đến từng cán bộ, đảng viên và nhân dân ở các xóm. Sau khi học tập, tổ chức ký cam kết bảo vệ rừng và PCCCR không để xảy ra cháy rừng thuộc phạm vi mình quản lý, kịp thời phát hiện và ngăn chặn những hành vi, việc làm của người khác có khả năng gây cháy rừng.

- Quản lý, sửa chữa kẻ vẽ các bảng tin tuyên truyền, biển báo cấm lửa, mua sắm dụng cụ phương tiện chữa cháy cho lực lượng cơ động đồng thời phát động toàn dân chuẩn bị dụng cụ thô sơ để khi huy động mọi người, mọi nhà sẵn sàng tham gia chữa cháy đều có dụng cụ để chữa cháy.

3.4.1.2. Sự phối hợp với các tổ chức trong công tác PCCCR

Trong công tác PCCCR thì sự phối kết hợp giữa các cơ quan ban ngành là rất quan trọng, các cơ quan và chức năng phối hợp được thể hiện cụ thể như sau:

* Ban quản lý rừng ATK Định Hóa/Hạt kiểm lâm:

Lực lượng Kiểm lâm tham mưu giúp Chủ tịch UBND cùng cấp chỉ đạo, hướng dẫn Ban chỉ huy PCCCR và các chủ rừng xây dựng phương án PCCCR; thường xuyên tuyên truyền phổ biến những quy định PCCCR, kỹ thuật sản xuất nương rẫy; thực hiện tốt việc cảnh báo, dự báo và kiểm soát lửa rừng kịp thời tới từng nơi trọng điểm cháy; chỉ đạo các trạm dự báo để cung cấp tin tức dự báo cấp cháy chính xác cho từng vùng; mua sắm dụng cụ, phương tiện cần thiết phục vụ cho PCCCR.

57

Phối kết hợp cùng với công an phòng cháy chữa cháy thường xuyên kiểm tra việc thực hiện PCCCR trên địa bàn và có định kỳ tổ chức sơ kết đánh giá việc PCCCR.

Kiểm tra, ngăn chặn kịp thời các hành vi vi phạm pháp luật về rừng, phối hợp với các cơ quan pháp luật xử lý nghiêm minh, kịp thời các vi phạm quy định PCCCR.

* Công an và Ban Chỉ huy Quân sự huyện:

Ban chỉ huy Quân sự huyện chỉ đạo các đơn vị dân quân tự vệ ở các xã, các khu dân cư có kế hoạch phối hợp chỉ đạo công tác PCCCR ở cơ sở. Khi có cháy rừng xảy ra phải huy động tối đa lực lượng dân quân tự vệ phối hợp với các lực lượng khác nhanh chóng dập tắt không để cháy lan.

Lực lượng công an phối kết hợp cùng lực lượng kiểm lâm phát hiện hoặc tiếp nhận để điều tra, xử lý các vụ vi phạm trong lĩnh vực PCCCR.

* Phòng Nông nghiệp Phát triển nông thôn và Phòng Tài nguyên Môi trường:

Căn cứ quy hoạch, kế hoạch phát triển lâm nghiệp của tỉnh, giúp UBND Huyện lập quy hoạch, kế hoạch quản lý, sử dụng và phát triển rừng. Phối hợp với các cơ quan liên quan tham mưu cho UBND Huyện quy hoạch vùng sản xuất nương rẫy; hướng dẫn, kiểm tra UBND các xã thực hiện các công việc trên theo đúng quy định của pháp luật.

Tổ chức, chỉ đạo thực hiện các dự án phát triển sản xuất, rừng phòng hộ, các dự án lâm nghiệp xã hội, xây dựng và phát triển nông thông miền núi trên địa bàn huyện.

* Phòng Văn hóa thông tin và Đài truyền thanh truyền hình huyện: Đẩy mạnh các công tác tuyên truyền giáo dục nâng cao ý thức của cộng đồng trong việc PCCCR để mọi người dân nhận thức sâu sắc về trách nhiệm và nghĩa vụ trong việc bảo vệ rừng và PCCCR.

58

Kịp thời thông báo tới các Đài phát thanh địa phương về cảnh báo, cấp dự báo cháy rừng. Nêu gương những tập thể, cá nhân có thành tích tốt trong việc bảo vệ rừng và PCCCR để mọi người dân học tập.

* Các ban ngành có liên quan MTTQ, Hội Nông dân, Hội Phụ nữ, Đoàn Thanh niên…

Có kế hoạch tổ chức vận động hội viên, đoàn viên thanh niên và nhân dân tích cực tham gia học tập các quy định về bảo vệ rừng và PCCCR. Nếu đám cháy có mức độ vượt quá tầm kiểm soát của BCH PCCCR cấp huyện, xã thì có sự chỉ đạo phối hợp giữa các lực lượng hỗ trợ chủ rừng chữa cháy rừng như sau:

Hình 3.7. Sơđồ chđạo phi hp gia các lc lượng h tr ch rng trong công tác cha cháy la rng

59

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu một số cơ sở khoa học góp phần nâng cao hiệu quả công tác phòng cháy, chữa cháy rừng tại huyện định hóa, tỉnh thái nguyên (Trang 64 - 68)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(93 trang)