Tổ chức thực hiện các biện pháp phòng cháy chữa cháy rừng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu một số cơ sở khoa học góp phần nâng cao hiệu quả công tác phòng cháy, chữa cháy rừng tại huyện định hóa, tỉnh thái nguyên (Trang 85 - 93)

3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài

3.5.4. Tổ chức thực hiện các biện pháp phòng cháy chữa cháy rừng

- Cần quán triệt phương châm chỉ đạo: “Phòng là chính, cứu chữa kịp thời” không để xảy ra cháy lan, thực hiện tốt phương châm 4 tại chỗ trong chữa cháy rừng đó là: Lực lượng tại chỗ, phương tiện tại chỗ, chỉ huy tại chỗ, hậu cần tại chỗ. Củng cố và tăng cường các hoạt động của Ban chỉ huy

77

PCCCR từ tỉnh đến cơ sở, các tổ, đội xung kích bảo vệ rừng của xã, Công ty lâm nghiệp quốc doanh.

- Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, giáo dục ý thức bảo vệ rừng và PCCCR trong nhân dân bằng nhiều hình thức phong phú qua các phương tiện thông tin đại chúng, tờ rơi, áp phích, đội tuyên truyền lưu động...

- Làm tốt công tác quy hoạch nương rẫy gắn với PCCCR. Hướng dẫn nhân dân quy trình kỹ thuật đốt nương để đảm bảo không để xảy ra cháy lan vào rừng.

- Phát động toàn dân tích cực tham gia sự nghiệp bảo vệ rừng và phát triển rừng, phát triển mạnh trồng rừng kinh tế để đem lại thu nhập cho người dân, góp phần phủ xanh đất trống đồi núi trọc đồng thời cung cấp gỗ nguyên liệu cho công nghiệp chế biến và gỗ củi cho nhân dân, giảm sự lệ thuộc vào khai thác tài nguyên rừng tự nhiên.

- Hướng dẫn các chủ rừng thực hiện các biện pháp PCCCR.

- Tiếp tục đầu tư xây dựng các công trình PCCCR, biển báo cấm lửa, đầu tư kinh phí xây dựng một số chòi canh ở các vùng rừng trọng điểm dễ cháy, bổ sung trang bị các phương tiện như: dao, bình đựng nước, vỉ dập lửa, cưa xăng, loa tay dùng pin, phương tiện thông tin liên lạc...

- Tăng cường lực lượng kiểm lâm cho các vùng trọng điểm vào mùa khô, đưa kiểm lâm về công tác tại xã để làm tốt công tác tham mưu cho chính quyền xã về PCCCR. Phối hợp chặt chẽ với các lực lượng công an, quân đội để thực hiện các phương án PCCCR đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt.

- Khi cháy rừng xảy ra cần nhanh chóng huy động lực lượng tại chỗ để khoanh vùng chia cắt đám cháy, phát dọn sạch thực bì không để cháy có điều kiện lan rộng, dập tắt đám cháy xong sau đó phải tổ chức khắc phục hậu quả, khôi phục lại rừng nơi xảy ra cháy bằng các biện pháp lâm sinh, điều tra thủ phạm để xử lý nghiêm minh theo pháp luật…

78

KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ 1. Kết luận

Sau một thời gian điều tra thực tế tại địa bàn huyện Định Hóa, kết hợp với các thông tin do địa phương cung cấp và các kết quả nghiên cứu đề tài, chúng tôi xin đưa ra số kết luận sau:

- Huyện Định Hóa có diện tích rừng tương đối lớn với tổng diện tích tự nhiên. Diện tích đất có rừng là 32.746,9 ha, chiếm tỷ lệ 63,77% tổng diện tích tự nhiên toàn huyện. Trong đó rừng tự nhiên là 12.425,73ha và rừng trồng 20.321,17 ha. Đây vừa là thuận lợi trong việc tạo môi trường sinh thái an toàn cho huyện để phát triển sản xuất nông lâm nghiệp, song cũng là khó khăn trong công tác quản lý bảo vệ rừng nói chung và PCCCR nói riêng cho huyện.

Đây vừa là thuận lợi trong việc tạo môi trường sinh thái an toàn cho huyện để phát triển sản xuất nông lâm nghiệp, song cũng là khó khăn trong công tác quản lý bảo vệ rừng nói chung và PCCCR nói riêng cho huyện.

- Địa bàn khu vực nghiên cứu là huyện Định Hóa có diện tích khá rộng, địa hình cơ bản là đồi núi đan xen tiếp giáp các khu vực thường xảy ra cháy rừng cùng với diễn biến thời tiết hết sức phức tạp, mùa khô hanh khô, nắng nóng kéo dài từ tháng 11 - 12 năm trước đến tháng, tháng 2 của năm sau, thường xuyên xuất hiện những đợt gió lào thổi mạnh vì vậy luôn có nguy cơ tiềm ẩn cháy rừng cao.

- Phân vùng trọng điểm cháy rừng: Đề tài đã xác định được những khu vực có khả năng cháy rừng cao: Khu vực 1: Dễ cháy là dãy núi kéo dài từ xã Bình Thành bao quanh phía tây và phía bắc của huyện đến xã Tân Thịnh, trạng thái chủ yếu là vầu, nứa, cây bụi... có diện tích khoảng 3.860 ha; Khu vực 2:

Toàn bộ diện tích rừng non mới trồng chưa khép tán trong huyện có diện tích khoảng hơn 898,88 ha; Khu vực 3: Là hệ thống dãy núi đá vôi của huyện có cây bụi, cây tái sinh, lau lách, thảm thực bì dễ cháy, diện tích 1.805 ha. Đây đều là những khu vực có rừng tự nhiên, nằm ở xa trung tâm xã, địa hình hiểm

79

trở, đồng bào chủ yếu là dân tộc thiểu số như Tày, Dao, sống chủ yếu bằng nghề nông, tập quán canh tác vẫn còn lạc hậu, trình độ văn hóa thấp.

- Công tác phòng cháy chữa cháy rừng tại địa bàn đã được triển khai bằng nhiều văn bản. Sự tham gia của người dân trong công tác PCCCR là tương đối tốt, đa số các chủ rừng đều chú trọng, quan tâm đến công tác PCCCR, khi cháy rừng xảy ra người dân tham gia chữa cháy với tỉ lệ cao. Công tác tuyên truyền được thực hiện tốt với 100% người dân, chủ rừng được ký cam kết PCCCR, nhiều lớp tập huấn, diễn tập về PCCCR được tổ chức cho nhân dân trong khu vực nghiên cứu. Tuy nhiên kinh phí dành cho công tác PCCCR tại địa phương còn hạn chế, việc áp dụng kỹ thuật lâm sinh trong công tác PCCCR đã được triển khai và hướng dẫn cho các chủ rừng.

- Trên cơ sở phân tích những tồn tại trên, để thực hiện công tác PCCCR trong thời gian tới huyện Định Hóa cần đẩy mạnh hơn nữa công tác tuyên truyền ý thức giáo dục cho người dân, tổ chức thêm nhiều lớp tuyên truyền, tập huấn về PCCCR cho người dân và cho các lực lượng nòng cốt, đầu tư thêm kinh phí cho công tác PCCCR để mua thêm trang thiết bị, xây dựng hệ thống chòi canh, biển báo, đập chứa nước...

- Lực lượng Kiểm lâm là lực lượng nòng cốt trong công tác phòng cháy và chữa cháy rừng, thường xuyên sử dụng nguồn thông tin dự tính dự báo trực tuyến nguy cơ cháy rừng của Cục Kiểm lâm (FireWatch Việt Nam) để kịp thời cảnh báo nguy cơ cháy rừng bằng loa của Trung tâm truyền thanh huyện và ở trung tâm các xóm, xã đến các chủ rừng. Kiểm soát chặt chẽ các hoạt động dùng lửa trong rừng và đốt thực bì để trồng rừng để phòng cháy lan.

- Áp dụng các biện pháp kỹ thuật lâm sinh cho toàn bộ các khu rừng trên địa bàn, xây dựng phương án PCCCR hằng năm từ cấp tỉnh đến các cấp cơ sở, cấp thôn bản cụ thể sát với yêu cầu công tác PCCCR hiện nay.

2. Đề nghị

- Cần có những nghiên cứu tiếp theo sâu hơn về PCCCR để có giải pháp hoàn thiện và đầy đủ hơn nữa cho toàn bộ các loại rừng (trạng thái rừng).

80

- Mở rộng địa bàn nghiên cứu về PCCCR đến từng thôn bản, tìm hiểu cụ thể hơn nữa phong tục tập quán sinh hoạt của người dân có liên quan đến công tác PCCCR trên địa bàn huyện Định Hóa và các huyện lân cận nhằm đưa ra được các giải pháp PCCCR một cách sát thực hơn cho địa bàn nghiên cứu.

81

TÀI LIỆU THAM KHẢO

I. Tài liệu tiếng Việt

1. Nguyễn Tuấn Anh (2008), Phân vùng trọng điểm cháy cho tỉnh Quảng Bình, Luận văn thạc sỹ lâm nghiệp, Trường ĐH Lâm nghiệp Việt Nam. 2. Bộ Nông nghiệp và PTNT (2010), Báo cáo tổng kết công tác phòng cháy

chữa cháy rừng từ 2005 - 2010, Hà Nội.

3. Đặng Vũ Cẩn, Hoàng Kim Ngũ, Phạm Ngọc Hưng, Trần Công Loanh, Trần Văn Mão (1992), Quản lý bảo vệ rừng I, II, Nxb Nông Nghiệp, Hà Nội. 4. Nguyễn Bá Chất (1994), “Những nguyên tắc trồng rừng hỗn loài”, Tạp chí

Lâm nghiệp (6).

5. Bế Thị Minh Châu (1999), “Một số vấn đề về công tác dự báo cháy rừng ở Việt Nam” Tạp chí Lâm nghiệp (2), tr 22 – 23.

6. Bế Thị Minh Châu (1999) “Phân cấp mức độ dể cháy rừng Thông theo độ ẩm vật liệu”, Tạp chí Lâm nghiệp (10), tr.49-50.

7. Bế Minh Châu (2001), Nghiên cứu ảnh hưởng của độ ẩm đến khả năng cháy của vật liệu dưới tán rừng thông góp phần hoàn thiện phương pháp dự báo cháy rừng tại một số vùng trọng điểm thông ở miền Bắc Việt Nam, Luận án tiến sĩ Nông Nghiệp, Trường Đại học Lâm nghiệp Việt Nam, Hà Tây. 8. Bế Minh Châu, Phùng Văn Khoa (2002), Lửa rừng, Nxb Nông nghiệp, Hà

Nội.

9. Bế Thị Minh Châu (2005), Phòng Chống Cháy Rừng (Bài giảng dùng cho các lớp cao học Lâm nghiệp). Trường Đại học Lâm nghiệp Việt Nam. 10. Cục Kiểm lâm (2007), Báo cáo tổng kết công tác PCCCR năm 2007, Hà

Nội.

11. Cục Kiểm lâm (2008), Số liệu cháy rừng, http://www.kiemlam.org.vn. 12. Cục Kiểm lâm (2014), Diện tích rừng bị cháy, http://www.kiemlam.org.vn.

82

13. Cục Kiểm lâm (2014), Phương tiện phòng cháy chữa cháy rừng, http://www.kiemlam.org.vn.

14. Nguyễn Tiến Đạt (2004), Nghiên cứu phương pháp dự báo cháy rừng cho một số kiểu rừng dễ cháy tỉnh Gia Lai, Luận văn thạc sỹ khoa học Lâm nghiệp, Trường ĐH Lâm nghiệp Việt Nam.

15. Ngô Quang Đê, Lê Đăng Giảng, Phạm Ngọc Hưng (1983), Phòng cháy và chữa cháy rừng, Nxb Nông nghiệp, Hà Nội.

16. Phó Đức Đỉnh (1996), Nghiên cứu biện pháp phòng chống cháy rừng thông non Lâm Đồng, Luận án PTS Khoa học Nông nghiệp, Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt nam, Hà Nội.

17. Trần Nguyên Giảng (1985), Hai mươi lăm năm nghiên cứu của trung tâm lâm sinh Cầu Hai, Phú Thọ, Báo cáo khoa học, Viện Nghiên cứu Lâm nghiệp.

18. Lê Thị Hiền (2006), Nghiên cứu cơ sở khoa học để hiệu chỉnh phương pháp dự báo cháy rừng ở các tỉnh phía Bắc, Đề tài nghiên cứu khoa học. 19. Hà Văn Hoan (2007), Nghiên cứu đề xuất một số giải pháp quản lý vật liệu

cháy cho rừng trồng tại huyện Cam Lộ tỉnh Quảng Trị, Luận văn thạc sĩ khoa học Lâm nghiệp, Trường ĐH Nông lâm Huế.

20. Phạm Ngọc Hưng (1988), Xây dựng phương pháp dự báo cháy rừng thông nhựa (Pinus merkusii),tỉnh Quảng Ninh, Luận án PTS Khoa học Nông nghiệp, Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam, Hà Nội.

21. Phạm Ngọc Hưng (2001), Thiên tai khô hạn cháy rừng và giải pháp phòng cháy chữa cháy rừng ở Việt Nam, Nxb Nông Nghiệp, Hà Nội.

22. Phạm Ngọc Hưng (2004), Quản lý cháy rừng ở Việt Nam, Nxb Nghệ An, 2004.

23. Phùng Ngọc Lan (1991), “Trồng rừng hỗn loài nhiệt đới, Tạp chí Lâm nghiệp (3).

83

24. Thái Thành Lượm (1996), Nghiên cứu một số giải pháp kỹ thuật lâm sinh làm cơ sở đề xuất biện pháp nâng cao sản lượng rừng tràm (Melaleuca cajuputi Powell) trên vùng Tứ giác Long Xuyên, Luận án PTS Khoa học Nông Nghiệp, Hà Nội.

25. Phan Thanh Ngọ (1996), Nghiên cứu một số biện pháp phòng cháy rừng Thông ba lá, rừng Tràm ở Việt Nam, Luận án PTS Khoa học Nông nghiệp, Hà Nội.

26. Vương Văn Quỳnh (2005), Nghiên cứu xây dựng các giải pháp phòng chống và khắc phục hậu quả cháy rừng cho U Minh và Tây Nguyên, Báo cáo Khoa học Công nghệ, Hà Nội.

27. Lê Văn Tập (2007), Nghiên cứu cơ sở khoa học để hiệu chỉnh cấp dự báo cháy rừng cho các tỉnh vùng Bắc Trung Bộ, Đề tài nghiên cứu khoa học. 28. Nguyễn Đình Thành (2009), Nghiên cứu một số giải pháp kỹ thuật lâm

sinh nhằm giảm thiểu nguy cơ cháy rừng trồng ở Bình Định, Luận án tiến sĩ Nông nghiệp, Hà Nội.

29. Trần Văn Thắng (2008), Nghiên cứu, xây dựng giải pháp quản lý thủy văn phục vụ phòng cháy chữa cháy rừng vườn Quốcgia U Minh Thượng, tỉnh Kiên Giang, Luận văn thạc sỹ lâm nghiệp, Trường ĐH Lâm nghiệp Việt Nam.

30. Trịnh Phú Thuận (2010), Nghiên cứu xây dựng các giải pháp quản lý cháy rừng tại thị xã Uông Bí, Quảng Ninh, Luận văn thạc sỹ lâm nghiệp, Hà Tây.

31. Võ Đình Tiến (1995), “Phương pháp lập bản đồ, khoanh vùng trọng điểm cháy rừng ở Bình Thuận”, Tạp chí Lâm nghiệp, 1995 (10), tr 14 - 15.

32. Nguyễn Hữu Vĩnh, Phan Thị Huyền, Nguyễn Quang Việt (1994), Cơ sở khoa học của phương thức trồng rừng hỗn giao bạch đàn, keo, Trường Đại học Lâm nghiệp, Hà Nội, 1990 - 1994.

84

II. Tài liệu tiếng nước ngoài

33. Asian Biodiversity (2001), A burning Issue, The newsmagazine of the ASIAN regional centre for Biodiversity conservation.

34. Ball. JB., Wormald T.J and Russo (1995), Experience with mixed and single species plantions.

35. Brown A. A, (1979), Forest Fire control and use, New York - Toronto. 36. Chandler C., Cheney P., Thomas P., Trabaud L., William D. (1983), Fire

in Forestry, John Wiley & Sons, Inc. - New York, pp. 110 - 450.

37. Cooper, A, N, (1991), Analys of the Nesterov fire danger rating index in use in Vietnam and associated measures, FAO Consultant, Ha Noi.

38. Gronquist R., Juvelius M., Heikkila T., (1993), Handbook on forest fire control, Helsinki.

39. Hennessy, K. & Lucas, Chris & Nicholls, Neville & Bathols, J. & Suppiah, R. & Ricketts, James. (2005). Climate Change Impacts on Fire-Weather in South-East Australia, Commonwealth Scientific and Industrial Research Organisation.

40. Maja Stula, Damir Krstinic, Ljiljana Seric (2011), Intelligent forest fire monitoring system, Information Systems Frontiers(14), pages 725–739

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu một số cơ sở khoa học góp phần nâng cao hiệu quả công tác phòng cháy, chữa cháy rừng tại huyện định hóa, tỉnh thái nguyên (Trang 85 - 93)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(93 trang)