Tổ chức lực lượng chữa cháy tại chỗ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu một số cơ sở khoa học góp phần nâng cao hiệu quả công tác phòng cháy, chữa cháy rừng tại huyện định hóa, tỉnh thái nguyên (Trang 71 - 77)

3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài

3.4.3. Tổ chức lực lượng chữa cháy tại chỗ

Chỉ huy tại chỗ

Ban chỉ huy lực lượng chữa cháy tại chỗ bao gồm: Trưởng Ban (Ban QL rừng ATK Định Hóa đảm nhiệm vị trí Chỉ huy trưởng; 01 Phó trưởng Ban TT/

63

Phó Hạt trưởng đảm nhiệm vị trí Phó Chỉ huy trưởng; 01 Phó hạt trưởng đảm nhiệm vị trí tham mưu trưởng chỉ huy lực lượng chữa cháy; Trung đội Trưởng Tự vệ đảm nhiệm vị trí ủy viên, chỉ huy Lực lượng tự vệ.

Lực lượng chữa cháy rừng tại chỗ.

Với phương châm phòng ngừa là chính, chữa cháy phải nhanh chóng kịp thời không để cháy lan rộng với diện tích lớn. Để đạt được mục tiêu đó, việc huy động lực lượng kịp thời để chữa cháy rừng là rất quan trọng. Với đặc điểm của Ban quản lý là các Trạm Kiểm lâm đóng xa trung tâm trụ sở Ban, mặt khác dân cư sống ở gần rừng rải rác do đó việc huy động chữa cháy là rất khó khăn cho nên việc sử dụng lực lượng chữa cháy phải có sự chỉ huy chặt chẽ từ Ban đến các Tổ, Trạm kiểm lâm địa bàn, đặc biệt cộng đồng người dân sống gần rừng.

- Ở Ban: Lực lượng Kiểm lâm cơ động, trung đội tự vệ là lực lượng nòng cốt thường xuyên ứng cứu kịp thời khi có cháy rừng xảy ra, lực lượng kiểm lâm phân công cán bộ trực PCCCR 24/24h, tổ chức theo dõi cấp dự báo cháy rừng ở cấp cao phải thông báo cho các địa phương, các chủ rừng biết để chủ động PCCCR.

- Ở mỗi Trạm Kiểm lâm địa bàn là một tổ PCCCR, tổ PCCCR thường xuyên phân công cán bộ trực PCCCR. Chủ động tuần tra rừng. Phối hợp với lực lượng dân quân, tự vệ, các tổ chức đoàn thể, tổ đội PCCCR ở xã, thôn, bản làm nòng cốt. Khi có cháy rừng xảy ra: Huy động lực lượng nói trên phải có mặt kịp thời tham gia chữa cháy. Tổ chức tuyên truyền sâu rộng trong nhân dân sử dụng rừng đúng quy định. Thực hiện tốt các biện pháp PCCCR.

Biện pháp huy động lực lượng.

- Đối với CBCCV chức huy động theo lệnh.

- Đối với cộng đồng người dân và lực lượng ở địa phương bằng cách đề nghị chủ tịch UBND xã huy động và có hợp đồng tác chiến kèm theo.

64

Bảng 3.16. Biên chế và giao nhiệm vụ chỉ huy lực lượng chữa cháy

TT Tên Đơn vị Số người tham gia Chỉ huy chữa cháy Thời gian có thể tham gia chữa cháy Trong giờ HC Ngoài giờ HC

1 Trung đội tự vệ 22 đ/c Đ/c chỉ huy phó

7h30- 11h30 13h30- 16h30 11h30- 13h30 16h30- 7h30 2 Tổ KLCĐ 3 đ/c Đ/c Đội trưởng 7h30- 11h30 13h30- 16h30 3 Trạm KL số 1 3-5 đ/c Chỉ huy trưởng của Trạm, LL hỗ trợ tại địa phương 4 Trạm KL số 2 3-5 đ/c Chỉ huy trưởng của Trạm, LL hỗ trợ tại địa phương 5 Trạm KL số 3 Trạm KL số 4 3-5 đ/c Chỉ huy trưởng của Trạm, LL hỗ trợ tại địa phương 6 Trạm KL số 5 - 6 3-5 đ/c Chỉ huy trưởng của Trạm, LL hỗ trợ tại địa phương

Theo trung đội tự vệ, Tổ kiểm lâm cơ động, các Trạm Kiểm lâm địa bàn. Trong đó trung đội Tự vệ và Tổ KLCĐ là chủ lực của Ban; các Trạm là lực lượng tại chỗ, khi huy động hoạt động theo trung đội đi ứng cứu.

65

Sử dụng lực lượng tại chỗ:

Trên địa bàn huyện Định Hóa có nhiều các đơn vị, cơ quan của Trung ương và địa phương đóng trên địa bàn. Đặc biệt là khu Nhà tưởng niệm Bác Hồ tại thôn Đèo de xã Phú Đình, Đồi Khau Tý nơi Bác Hồ ở và làm việc, đồi Phong Tướng tại xã Điềm Mặc… và các điểm di tích tại các vùng lân cận, nên lực luợng tham gia phòng và chữa cháy rừng ở địa phương khá đông đảo. Ngoài lực lượng Kiểm lâm; Công an, các cơ quan đơn vị, lực lượng học sinh các trường học và toàn thể nhân dân hàng năm đều được học tập chính sách, tập huấn nghiệp vụ về phòng cháy chữa cháy rừng.

- Lực lượng Kiểm lâm: Toàn đơn vị có 35 cán bộ được chia thành 03 phòng chuyên môn, 01 tổ Kiểm lâm cơ động – PCCCR, 6 Trạm Kiểm lâm địa bàn là:

+ Trạm kiểm lâm Số 1: có 04 cán bộ phụ trách 3 xã: Xã Phú Đình, Bình Thành, Điềm Mặc.

+ Trạm Kiểm lâm số 2: có 3 cán bộ phụ trách 4 xã Bình Yên, Thanh Định, Trung Lương, Sơn Phú.

+ Trạm Kiểm lâm số 3: có 4 cán bộ phụ trách 04 xã: Xã Bảo Linh, Đồng Thịnh, Định biên, Phúc Chu.

+ Trạm Kiểm lâm số 4: có 4 cán bộ phụ trách 05 xã: Xã Trung Hội, Bảo Cường, Phú Tiến, Bộc Nhiêu, Phượng Tiến.

+ Trạm Kiểm lâm số 5: có 03 cán bộ phụ trách 04 xã: Xã Tân Thịnh, Lam Vỹ, Tân Dương, TT Chợ Chu.

+ Trạm Kiểm lâm số 6: Có 3 cán bộ phụ trách 04 xã: Kim Phượng, Kim Sơn, Quy Kỳ, Linh Thông.

- Lực lượng quân đội, dân quân tự vệ, công an (khi đám cháy vượt tầm kiểm soát của đơn vị).

- Lực lượng tổ quần chúng bảo vệ rừng: Toàn huyện có 381 tổ quần chúng bảo vệ rừng; mỗi xã có 1 Ban chỉ đạo phòng cháy chữa cháy rừng do

66

Chủ tịch hoặc phó Chủ tịch làm Trưởng ban, phó ban chuyên trách ban quản lý bảo vệ rừng làm phó ban; thành viên là Trưởng Công an, xã Đội; Đoàn thanh niên, hiệu trưởng các trường trung học; hàng năm Ban quản lý tổ chức tập huấn cho 24 xã, thị trấn và các về công tác phòng chống cháy rừng, huy động mỗi xóm từ 120 người và phương tiện kèm theo (khi đám cháy vượt tầm kiểm soát của đơn vị).

- Nếu phát hiện cháy rừng, người phát hiện phải hô hoán huy động ngay những người ở gần đám cháy để dập tắt ngay đám cháy.

- Khi cháy trên núi cao, núi đá thuộc các xã Phú Đình, Bình Thành, Quy Kỳ, Lam Vỹ, Linh Thông thì dụng cụ chữa cháy chủ yếu dùng các loại dao phát đường băng trắng cản lửa để cô lập đám cháy.

- Nguy cơ cháy lan rộng trên quy mô lớn: Đơn vị đề nghị Chủ tịch UBND huyện huy động tiếp các đơn vị quân sự; Công an; Kiểm lâm trên địa bàn liên xã hoặc trên địa bàn liên huyện đến chữa cháy.

- Nếu đám cháy vượt quá tầm kiểm soát của huyện thì Chủ tịch UBND huyện xin tỉnh hỗ trợ.

Phương tiện tại chỗ:

- Khi có đám cháy xảy ra, nhận được thông tin từ nơi cháy, Ban chỉ huy PCCCR của đơn vị chỉ đạo trực tiếp xuống các Trạm Kiểm lâm và huy động các lực lượng khi thấy cần thiết phải ứng cứu đồng thời phải huy động phương tiện theo phương án của đơn vị đã được phê duyệt.

- Công cụ chữa cháy rừng của Ban Quản lý rừng ATK Định Hóa: Có 15 bàn dập lửa, 01 máy thổi gió, 01 máy cắt cỏ, 01 máy bơm nước, 02 bình phun hóa chất, 02 máy thổi gió, 02 cưa xăng khi xẩy ra cháy rừng vẫn thường sử dụng các công cụ thủ công có sẵn trong dân để chữa cháy như: Thùng, chậu, các loại dao, cuốc, xẻng, cào, cầu liềm, cành gậy....Trường hợp xảy ra cháy lớn cần có công cụ cơ giới, hoá học, đề nghị UBND huyện huy động Ban chỉ huy Quân sự huyện, công an huyện tăng cường, phối hợp.

67

- Xe ô tô chở người, phương tiện có thể huy động tại chỗ của đơn vị được 01 xe bán tải. Nếu cấp thiết có thể huy động tại chỗ ở địa phương theo phương án đó được phê duyệt.

- Khi xảy ra cháy ở vùng núi thấp, dùng Thùng, chậu, các loại dao, Cuốc, Máy bơm, bàn dập lửa, cành cây để chữa cháy, ở địa hình thuận lợi có thể dùng xe cứu hoả.

Hậu cần tại chỗ

Để công tác chữa cháy rừng có hiệu quả, việc chuẩn bị hậu cần tại chỗ phục vụ chữa cháy rừng là cần thiết. khi xảy ra cháy rừng các địa phương, chủ rừng và nhân dân có trách nhiệm cung cấp công cụ, phương tiện, lương thực cần thiết phục vụ cho công tác chữa cháy có hiệu quả. Chủ rừng Nhà nước có trách nhiệm thanh toán đầy đủ kịp thời khi sử dụng, các công cụ, phương tiện, vật chất đã huy động của nhân dân đúng quy định Nhà nước.

Các trạm Kiểm lâm địa bàn, tổ PCCCR cơ động, trung đội tự vệ kể cả lực lượng cán bộ công chức viên chức, người hợp đồng lao động trong đợn vị khi có tình huống cháy rừng lớn đều phải có nghĩa vụ tham gia PCCCR.

- Nguồn nước: Tuy hệ thống sông, suối chằng chịt, ao, hồ và đập thuỷ lợi nhiều, song diện tích ở gần sát nước để có thể múc, bơm nước phục vụ chữa cháy rừng không lớn, nếu xảy ra cháy lớn, xe cứu hoả có thể lấy nước từ đầu nguồn sông Công (xã Phú Đình, Bình Thành, Sơn Phú) sông Chợ Chu hoặc các hồ đập lớn như Hồ Nà Tấc tại xã Lam Vỹ, hồ Bảo Linh, Hồ Bó Vàng, hồ Bản Piềng… để phục vụ công tác chữa cháy.

- Túi cứu thương, thuốc dự phòng, cáng cứu thương, các Trung tâm y tế và các bệnh viện chủ động xây dựng kế hoạch, có thủ thuốc dự phòng, kịp thời cấp cứu, sơ cứu và xử lý các tình huống khi có cháy rừng. Nếu xảy ra tai nạn thì dùng túi cứu thương, cáng cứu thương, thuốc của các trung tâm y tế xã, các bệnh viện, nếu nặng thì huy động bệnh viện huyện hoặc chuyển lên tuyến trên.

68

- Khi xảy ra cháy rừng, nếu đám cháy có khả năng lan rộng, thời gian chữa cháy lâu, thì phải huy động dân ở gần đám cháy nhất, đun nước uống phục vụ người chữa cháy rừng và tổ chức nấu ăn phục vụ người chữa cháy rừng.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu một số cơ sở khoa học góp phần nâng cao hiệu quả công tác phòng cháy, chữa cháy rừng tại huyện định hóa, tỉnh thái nguyên (Trang 71 - 77)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(93 trang)